[Tâm lý] Hoạt động chủ đạo có vai trò gì trong sự phát triển của trẻ

Ngày tạo: 2023-04-15 9160

Hoạt động chủ đạo có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ em và cả người lớn. Mỗi giai đoạn lứa tuổi sẽ có các hoạt động chủ đạo khác nhau. Bố mẹ tạo ra môi trường thích hợp với hoạt động chủ đạo của lứa tuổi, sẽ giúp các em phát huy được hết khả năng của bản thân. Đồng thời, trẻ em thuận lợi hình thành nhận thức đúng đắn về thế giới, nuôi dưỡng tình cảm yêu thương, lành mạnh giữa con người với con người.

Hoạt động chủ đạo của trẻ em là gì?

Hoạt động chủ đạo là dạng hoạt động chính quyết định đến sự biến đổi của tâm lý và trí não ở trẻ em hay người lớn, trong các giai đoạn lứa tuổi nhất định. Được phát triển đúng với hoạt động chủ đạo, trẻ được xây dựng nền móng vững chắc về kiến thức và các kỹ năng cần thiết. Ngược lại, nếu thiếu đi sự quan tâm và tập trung vào hoạt động chủ đạo của trẻ, các em không có cơ hội được phát huy tiềm năng của bản thân, gây ra các ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, như thiếu kỹ năng sống, trí thông minh cảm xúc không cao, thế giới quan lệch lạc - chủ quan,...

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta diễn ra rất nhiều hoạt động khác nhau như: ăn uống, đi học, giao tiếp, đi làm… Vậy đâu là hoạt động chủ đạo?

Vai trò của hoạt động chủ đạo theo sự phát triển lứa tuổi 

Trẻ sơ sinh - 15 tháng tuổi: Tuổi hài nhi, hoạt động giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người mẹ và người lớn. 

Trẻ em cần được tiếp xúc thân mật với bố mẹ, những người thân yêu, đặc biệt là người mẹ.  Điều này là để trẻ cảm nhận được tình cảm, sự an toàn đến từ “môi trường mới”. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ đứa trẻ nào, cảm nhận được đầy đủ tình yêu thương từ thơ ấu giúp các em cảm thấy an toàn, tin tưởng và tự tin hơn trong quá trình trưởng thành.

Trẻ từ 15 tháng đến 3 tuổi: Tuổi ấu nhi với hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật. 

Ở độ tuổi này, các chức năng não bộ ở trẻ em đang phát triển, trẻ em mới phân biệt được màu sắc, hình dạng, vật thể ở cự ly xa gần,... thông qua năm giác quan. Do đó, cách tốt nhất giúp trẻ khám phá, hình thành nhận thức về thế giới xung quanh là cho trẻ tương tác với các đồ vật, đồ chơi trực quan.

Trẻ từ 3 tuổi – 6 tuổi: Hoạt động vui chơi - đóng vai theo chủ đề

Tuổi mẫu giáo với hoạt động chủ đạo là vui chơi mà trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động trung tâm. Ở độ tuổi này, trẻ vẫn đang phát triển tư duy trực quan - hình ảnh, nên các em vẫn cần tiếp tục học hỏi về thế giới xung quanh bằng việc vui chơi với các đồ vật cụ thể. Bên cạnh đó, tính xã hội ở trẻ em đang bắt đầu phát triển, các em thích những trò chơi đóng vai trở thành nhân vật, thành những người lớn mà các em yêu quý. 

Giai đoạn này giúp trẻ phân biệt giữa cái tôi cá nhân và lợi ích của người khác, giúp trẻ hình thành những mối quan hệ với các kiểu ứng xử của người lớn. Bố mẹ và nhà trường giáo dục con tốt ở độ tuổi này sẽ hỗ trợ các em phát triển trí thông minh cảm xúc, lòng nhân ái, tình yêu thương tuyệt vời.

➤➤Xem thêm: 

Trẻ từ 6 tuổi – 12 tuổi: Tuổi nhi đồng với hoạt động chủ đạo là học tập.

Sau quá trình “khởi động” là vui chơi, trẻ bước vào giai đoạn học tập nghiêm túc hơn. Ở độ tuổi tiểu học, trẻ tiếp thu được nhiều khái niệm, kỹ năng, đồng thời, trẻ hiểu được ý nghĩa đằng sau các hiện tượng đơn giản. Do đó, các em rất thích khám phá nhiều câu chuyện kể, các thế giới diệu kỳ, các cuộc phiêu lưu,... thông qua các phim hoạt hình, sách truyện. Đây là lứa tuổi học tập hoàn hảo cho các em.

➤➤Xem thêm: 


Trẻ từ 12 tuổi – 15 tuổi: Hoạt động chủ đạo là giao tiếp cá nhân – tình thân. 

Đây là độ tuổi thiếu niên, các em bắt đầu dậy thì, sự thay đổi được biểu hiện rõ rệt nhất là ở sự chuyển giao giữa giao tiếp trong gia đình và bạn bè, “nổi loạn tuổi dậy thì”. Trẻ có xu hướng tập trung vào giao tiếp - kết bạn đồng trang lứa, “hướng ra bên ngoài” hơn trước đây, mong muốn được thể hiện cái tôi khác biệt,... Do đó, độ tuổi này là độ tuổi nhạy cảm, bố mẹ cần thấu hiểu và hỗ trợ trẻ kết bạn - giao tiếp đồng trang lứa lành mạnh nhưng không quá áp lực và ràng buộc. 

Về mặt trí não, trẻ em tuổi trung học cơ sở phát triển từ tư duy trực quan - hình ảnh sang tư duy trừu tượng. Trẻ khái quát hóa và tưởng tượng được các khái niệm một cách có chiều sâu, đa chiều và phức tạp hơn. Nếu bố mẹ để ý, đó là lý do mà môn toán học không gian và hóa học lại được xếp vào khung chương trình cho trẻ em cấp 2. Nếu mua sách tham khảo hay đồ chơi, bố mẹ nên ưu tiên thêm những sản phẩm có chủ đề thí nghiệm khoa học, câu chuyện tưởng tượng, kì ảo, phép thuật,... nhưng vẫn đảm bảo về mặt logic nhé.

➤➤Xem thêm: 

Trẻ từ 15 tuổi – 18 tuổi: Hoạt động chủ đạo là học tập – nghề nghiệp.

Tương ứng với hoạt động chủ đạo của trẻ, các em đang ở lứa tuổi trung học phổ thông, chuẩn bị cho cánh cổng đại học quan trọng. Các em dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, thực hành, sáng tạo về kiến thức, kỹ năng gắn liền với các môn học. Việc hướng nghiệp ở giai đoạn này là rất cần thiết, bố mẹ cần tìm hiểu được thế mạnh và năng lực của các em nằm ở lĩnh vực nào, từ đó định hướng cho trẻ quan tâm nhiều hơn. Cách hiệu quả nhất để cho trẻ có mục tiêu là giới thiệu cho trẻ các tấm gương thành công, khơi gợi khéo léo cho trẻ ngưỡng mộ và có sự hy vọng, có ước mơ và động lực. Đặc biệt lưu ý là bố mẹ trao cho trẻ sự tự chủ trong các quyết định. 

Những chủ đề sách mà trẻ thích ở độ tuổi này cũng rất đa dạng, có sự kết hợp giữa hiện thực và kỳ ảo. Ví dụ như: các ngôi sao, những nhân vật lỗi lạc, các sự kiện mang tính cách mạng, hiện thực, bách khoa toàn thư, câu chuyện cuộc sống, bảo vệ môi trường,...​

➤➤Xem thêm: 

Từ 19 tuổi – 25 tuổi: Hoạt động chủ đạo là học tập, lao động.

Sau khi các trẻ bước vào độ tuổi thanh niên, bước vào cánh cửa đại học hay học nghề, thì các em đã lựa chọn cho bản thân hướng đi nghề nghiệp riêng, hoạt động chủ đạo là vừa học tập và thực hành nghề nghiệp. Tham gia vào nhiều hoạt động là lúc các bạn tích lũy kiến thức và hình thành kỹ năng nghề nghiệp hiệu quả từ sớm. Đây là bước đà quan trọng để các bạn trải nghiệm được quá trình đại học ý nghĩa, thành công. 

Các chủ đề sách dành cho lứa tuổi này yêu thích thường là tấm gương thành công, kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh đó là các thể loại các kiến thức và câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống, tiểu thuyết, văn học,...

➤➤Xem thêm: 

Tuổi 25 tuổi- trở đi: Tuổi lao động xã hội và hoạt động xã hội.


➤➤Xem thêm: 

Như vậy, có thể thấy rằng, hoạt động chủ đạo ở trẻ em hay bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều đóng vai trò quyết định đến sự phát triển tâm lý, trí tuệ. Hiểu biết và tạo điều kiện để trẻ em được phát triển phù hợp với hoạt động chủ đạo là chìa khóa mở ra sức mạnh tiềm ẩn, khai phá được tiềm năng của các em một cách đáng kinh ngạc! 


(Tham khảo Tâm lý học phát triển)

Tin tức liên quan

Xem tất cả

7 xu hướng giáo dục trẻ em nổi bật 2024

Trải qua năm 2023 với nhiều biến động và sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo (VR), ngành giáo dục toàn cầu bước sang năm 2024 với xu hướng “giáo dục xanh” (giáo dục bền vững). Đây được xem là xu hướng giáo dục mang tính lâu dài, linh hoạt và thời đại.

Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn.

Quy tắc 5 phút: Khích lệ trẻ học mỗi ngày theo Triết lý Kaizen

Theo triết lý Kaizen của Nhật Bản cho rằng: Có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng thông qua những cải tiến nhỏ liên tục. Quy tắc 5 phút khuyến khích việc học tập liên tục, dù chỉ với một lượng nhỏ thời gian mỗi ngày, để đạt được mục tiêu lâu dài.

Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

“Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh.