12 Năng lực trẻ cần phát triển trong thế kỷ 21

Ngày tạo: 2022-10-06 1753

Diễn giả quốc tế Lance G King - tác giả của nhiều đầu sách kỹ năng nổi tiếng dành cho trẻ em đã có những chia sẻ thiết thực về phương pháp giáo dục giúp học sinh xây dựng khả năng học tập trọn đời. Đặc biệt trong thời đại phát triển, nơi kiến thức luôn được cập nhật liên tục thì việc trang bị cho con em những kỹ năng quý giá. Chúng sẽ giúp các con vững tin bước vào đời và bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay. Cùng Thebookland đi khám phá sâu hơn về quan điểm dạy và học lành mạnh của tác giả Lance G. King, và tìm ra 12 kỹ năng quan trọng nhất mà trẻ cần có trong thế kỷ 21.

Điều gì tạo nên một phương pháp giáo dục khoa học?

Dạy cách học chứ không phải nhồi nhét kiến thức

Albert Einstein từng nói: "Ai sinh ra cũng là một thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin nó là kẻ đần độn". Video chia sẻ về sự đi lùi của hệ thống giáo dục “ Đừng bắt con cá phải leo cây” đã từng nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng. 

Trường học là một hệ thống nơi những đứa trẻ phải học và làm mọi thứ đúng như nguyện vọng của giáo viên. Nếu thứ duy nhất được khen thưởng ở trường là những bông hoa điểm 10, những con số A+ đầy tự hào thì mục đích học tập của trẻ chỉ gói gọn ở việc đạt điểm cao. Tuy nhiên nếu trường coi trọng phát triển và khuyến khích các em sáng tạo nên các phương pháp học tập mới, lý thú thì các em sẽ học được kỹ năng biến kiến thức, việc học trở thành niềm vui và đam mê của mình.


Tỷ phú Jack Ma từng thể hiện quan điểm rằng: Ông không muốn con mình phải quá xuất sắc hay đạt thứ hạng cao trong lớp, học lực trung bình là vẫn ổn vì ông muốn con dành thời gian để học những kỹ năng thực tế khác. Điều này không đồng nghĩa khẳng định rằng những người học giỏi là thiếu kỹ năng hay khó thành công. Nếu một người có khả năng tự học tốt cộng với những kỹ năng xã hội được trang bị kỹ lưỡng sẽ học được nhiều điều và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Trẻ chỉ có 12 năm học trên ghế nhà trường nhưng cả hàng chục năm phía trước để tự bơi và bồi dưỡng kiến thức cho riêng mình.

Thay vì chỉ chú trọng truyền đạt những kiến thức khô khan, sáo rỗng, việc dạy trẻ cách học sao cho hiệu quả và thú vị chính là sứ mệnh mới của giáo dục hiện đại.

Đừng “trói” con vào những áp lực mang tên “kỳ vọng của ba mẹ”

Nhiều phụ huynh thường tự đặt ra cho con những kỳ vọng rất cao và thường tự thấy khó chấp nhận khi con gặp phải những thất bại. Dù biết rõ kỳ vọng bắt nguồn từ tình yêu và niềm tự hào dành cho con, nhưng có lẽ ba mẹ đã quên mất rằng không phải áp lực nào cũng tạo nên kim cương, bản thân con với chính khả năng tự thấu hiểu và đánh giá bản thân mới là người phù hợp để đặt mục tiêu cho mình. Nhiệm vụ của ba mẹ là ở bên động viên, hỗ trợ khi con thấy bối rối.


Mô hình học tập Failing Well - giúp trẻ có thái độ tích cực trước thất bại, mà diễn giả Lance G King đang theo đuổi chính là một trong những kỹ năng mà trẻ cần được trang bị và giới thiệu. Điều quan trọng nhất là trẻ học được gì sau mỗi lần thất bại, ba mẹ, thầy cô cần ở bên động viên, giúp trẻ tự phân tích quá trình, rút ra bài học và nỗ lực thực hiện một lần nữa. Việc này giúp nâng cao khả năng tự học, kỹ năng giải quyết vấn đề và đương đầu với thử thách. Đôi khi thất bại lại là cơ hội để ta hoàn thành mọi thứ theo cách tốt hơn. Biến thách thức trở thành cơ hội, gặp thất bại nhưng không bỏ cuộc mới là những bài học giá trị nhất. Đừng khăng khăng yêu cầu trẻ phải hoàn hảo ngay từ đầu bởi chính chúng ta cũng đầy rẫy những khuyết điểm và sai lầm của riêng mình.

➤➤ Xem thêm: 


12 Năng lực trẻ cần phát triển trong thế kỷ 21

Nhóm 1: Kỹ năng học tập (4Cs)


Bộ kỹ năng 4Cs được xem là cốt lõi giáo dục trong tất cả các ngành nghề hiện nay:

1. Creativity - Khả năng sáng tạo: khả năng sáng tạo được xem là khả năng tạo ra sự đổi mới và đem lại lợi ích vượt trội trong một mảng cụ thể. Đặc biệt trong thời đại thay đổi liên tục, khả năng sáng tạo được xem là chìa khoá cho khả năng thích ứng của cá nhân và doanh nghiệp.

2. Critical Thinking - Tư duy phản biện: Đây được xem là một trong những kỹ năng được “đón nhận và săn đón” nhất hiện nay. Trong thời đại thông tin, nơi chỉ với một click bạn sẽ được tiếp xúc với hàng nghìn, hàng triệu kho thông tin khác nhau, việc rèn luyện khả năng tiếp nhận có chọn lọc và suy nghĩ đa chiều là vô cùng cần thiết. Chính kỹ năng này sẽ giúp con rèn luyện khả năng tư duy, nhận định vấn đề từ lập trường và kinh nghiệm của bản thân từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

3. Collaboration - Kỹ năng hợp tác: Trong bất kỳ thời đại nào đặc biệt với kỷ nguyên kết nối, kỹ năng làm việc nhóm đã trở thành một trong những yêu cầu cơ bản của bất kỳ một người lao động nào. Việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho con ngay từ trên ghế nhà trường thông qua các hoạt động học tập, vui chơi sẽ giúp con tích lũy dần những kinh nghiệm quý báu và dễ dàng hòa nhập khi bước chân vào một môi trường mới.

4. Communication: Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp luôn là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của con người, dù là trong công việc hay cuộc sống, giao tiếp là công cụ để ta đạt được mục đích của mình. Thiếu hụt kỹ năng giao tiếp sẽ là bước lùi đối với bất kỳ đứa trẻ nào, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn hơn trên con đường học tập lẫn sự nghiệp sau này.

➤➤ Xem thêm: 

Nhóm 2: Kỹ năng đọc viết (IMT)


5. Information literacy - Năng lực thông tin: Khả năng làm chủ nguồn thông tin, hiểu biết về thống kê, dữ liệu. Với việc thường xuyên tiếp xúc với thông tin trên mạng xã hội và Internet, học sinh cần được trang bị khả năng chọn lọc và xử lý lượng lớn thông tin cần tiếp thu mỗi ngày. Yếu tố thông tin cũng là chìa khóa làm nên thành công của nhiều doanh nghiệp trên thị trường. Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, nếu công ty nào biết cách thu nhặt những thông tin hữu ích và biến chúng thành giá trị của riêng mình, sẽ trở thành người tiên phong đi đầu và đạt được thành tựu to lớn.

6. Media literacy - Kiến thức truyền thông: Hiểu được cách thức truyền đạt và phương pháp phân phối truyền thông của thông tin. Kỹ năng này sẽ dạy trẻ khả năng đánh giá những nguồn thông tin trước khi quyết định tiếp nhận. Đi cùng với năng lực thông tin, đây là hai kỹ năng cực kỳ cần thiết khi con hoạt động trên không gian mạng.

7. Technology literacy - Trình độ công nghệ:  Trong xu hướng phát triển hiện nay, việc tìm hiểu về công nghệ thông tin chính là nấc thang đưa con đến gần với văn minh nhân loại. Trẻ có bắt đầu làm quen với các kiến thức công nghệ bằng cách tìm hiểu về cách thức các máy móc quen thuộc hoạt động ra sao và nguyên lý đằng sau chúng.

Nhóm 3. Kỹ năng sống Life Skills (FLIPS)


8. Flexibility - Khả năng linh hoạt: đây là việc dễ dàng thích ứng và xoay chuyển để phù hợp với hoàn cảnh. Những kiến thức được học trên trường lớp không phải lúc nào cũng có thể áp dụng đúng vào thực tế, tùy trường hợp, trẻ cần phải linh hoạt thay đổi và ứng dụng. Đây chắc chắn là kỹ năng quan trọng để trẻ có thể biến lý thuyết trở thành thực hành, biến kiến thức trở thành công cụ để giải quyết vấn đề.

9. Leadership - Khả năng lãnh đạo: Xung phong trở thành lớp trưởng, đứng ra nhận dẫn dắt đội nhóm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, tất cả những hoạt động đó đều giúp hình thành và phát triển khả năng lãnh đạo của trẻ. Để có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của riêng mình, kỹ năng lãnh đạo là bậc thang nối dài sự thăng tiến của bạn.

10. Initiative - Tính chủ động: Để rèn luyện tính chủ động đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và quan trọng là sự thay đổi trong chính nhận thức của trẻ. Dù trong cuộc sống hay công việc, đây là một trong những đức tính quan trọng của người thành công. Người chủ động là người luôn sẵn sàng nắm bắt cơ hội, chủ động dự liệu trước khó khăn để đưa ra giải pháp, luôn lạc quan và biết cách biến thách thức trở thành cơ hội.

11. Productivity - Kỹ năng làm việc hiệu quả: luôn nỗ lực để tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề cũng như cải thiện sự tập trung để đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất đòi hỏi sự rèn luyện và nỗ lực cải thiện mỗi ngày của trẻ. Năng suất là thứ rất khó để cân bằng, đòi hỏi quá trình thử nghiệm và mắc lỗi liên tục để tìm ra quy trình tối ưu nhất của bản thân.

12. Social Skill - Kỹ năng xã hội: đây chính là năng lực cốt lõi kết nối bạn với mọi người xung quanh. Một người có kỹ năng xã hội tốt sẽ dễ dàng nhận được sự yêu quý của mọi người, dễ dàng xử lý các tình huống khó khăn và xây dựng tốt hơn hình ảnh bản thân. Đối với kỹ năng này, ba mẹ hoàn toàn có thể rèn luyện cho con ngay từ giai đoạn lúc nhỏ, khi não bộ của trẻ đang rất cởi mở với những điều mới. 

➤➤ Xem thêm: 

Thế kỷ 21 được ví như kỷ nguyên của công nghệ và sự chuyển mình không ngừng. Nếu muốn trẻ có được sự chuẩn bị tốt nhất và trở thành công dân toàn cầu, ba mẹ cần chú trọng để con phát triển toàn diện các kỹ năng và kiến thức. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline:0936-749-847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn.

Quy tắc 5 phút: Khích lệ trẻ học mỗi ngày theo Triết lý Kaizen

Theo triết lý Kaizen của Nhật Bản cho rằng: Có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng thông qua những cải tiến nhỏ liên tục. Quy tắc 5 phút khuyến khích việc học tập liên tục, dù chỉ với một lượng nhỏ thời gian mỗi ngày, để đạt được mục tiêu lâu dài.

Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

“Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh.

Kỹ năng vận động tinh ở trẻ: tầm quan trọng và cách phát triển

Vận động tinh đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ sự phát triển của trẻ nhỏ. Kỹ năng này góp phần tích cực thúc đẩy trí não và khả năng học tập của trẻ tiến bộ rõ rệt, đồng thời cũng giúp trẻ thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách độc lập và tự tin hơn. Vậy vận động tinh là gì?