"Khoảng 60% số vàng và bạc của thế giới đã được trao đổi trên những Con đường tơ lụa thế kỷ thứ 16. Vào năm 1500, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 50% sản lượng kinh tế của thế giới, trong khi Châu Âu chỉ chiếm khoảng 15%. Tuy nhiên, đến năm 1913, dù chỉ có 2% dân số thế giới sống trong các nước công nghiệp hóa, nhưng những nước này đã tạo ra khoảng 60% sản lượng kinh tế của thế giới." Trích The Silk Roads.
Cuốn sách “The Silk Roads: A New History of the World” của Peter Frankopan là một trong 25 cuốn sách có tầm ảnh hưởng nhất được dịch sang tiếng Trung Quốc trong vòng 40 năm qua. Cho đến nay, cuốn sách được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ trên toàn thế giới, với hơn 1,5 triệu bản được bán ra. Tiếp nối thành công từ cuốn thứ nhất,“The New Silk Roads: The Present and Future of the World” được ra mắt, đem đến cho độc giả cái nhìn mới mẻ về hiện tại và dự đoán tương lai thế giới, bằng những phân tích khách quan và dễ hiểu. Đây là hai tựa sách đáng đọc dành cho độc giả quan tâm đến kinh tế, văn hóa, chính trị thế giới theo dòng lịch sử, hiện nay và tương lai.
Peter Frankopan - Nhà sử học, tác giả sách tài năng về văn hóa - lịch sử thế giới
Peter Frankopan (sinh năm 1971) hiện là giáo sư lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Byzantine, thành viên của Hiệp hội Lịch sử Hoàng gia Anh, thành viên Hiệp hội Nhân học Hoàng gia Anh. Ông đồng thời là Phó Giám đốc của Chương trình Nghiên cứu Con đường Tơ lụa tại King’s College, thuộc Đại học Cambridge.
Ông được biết đến như là một người viết lịch sử tài năng và có tầm nhìn rộng. Bằng kết quả từ nhiều nghiên cứu quan trọng, Peter Frankopan được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử và văn hóa của Trung Quốc và Trung Á. Công trình nghiên cứu của ông đã đóng góp quan trọng cho kho tàng lịch sử thế giới phong phú và sâu sắc hơn.
“The Silk Roads: A New History of the World” và “The New Silk Roads: The Present and Future of the World” thể hiện cụ thể sự phát triển và dịch chuyển của văn hóa - kinh tế trong lịch sử nhân loại, qua hàng ngàn năm. Đồng thời, chúng gợi mở ra nhiều câu hỏi về kinh tế quan trọng của toàn cầu trong tương lai.
"Tráng lệ. Một lịch sử đầy chất phiêu lưu." - Sunday Times
“Choáng ngợp và đáng đọc say mê.” - Daily Telegraph
Con đường tơ lụa là gì?
Con đường tơ lụa là một hệ thống các tuyến đường kết nối giữa Trung Quốc và Châu Âu, được sử dụng để trao đổi hàng hóa, văn hoá và tri thức trong suốt hàng ngàn năm. Đặc biệt là giao thương giữa Trung Quốc và La Mã, Ả Rập như: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan,...
Hơn 5300 trước, Trung Hoa là đất nước đầu tiên trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa trên thế giới. Lúc bấy giờ, tơ lụa chỉ dành cho vua chúa và quý tộc, đây cũng chính là hàng hóa độc quyền đem về giá trị vô cùng lớn cho Trung Hoa. Nhờ việc trao đổi tơ lụa mà Trung Hoa đã mở rộng được nhiều con đường với các nước láng giềng, hình thành Con đường tơ lụa.
Cụ thể, vào thế kỷ 2 trước Công Nguyên, triều đại Tần ở Trung Quốc muốn mở rộng lãnh thổ và xây dựng các con đường để tăng cường giao thương với các vương quốc láng giềng. Theo đó, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Ông mang theo vải vóc của Trung Quốc lúc ra đi và mang về nhiều sản vật đặc sắc từ các nước khá mà triều đình rất quan tâm. Từ đó, những tuyến đường nhỏ giữa các nước láng giềng trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá. Trên con đường này, tơ lụa là hàng hóa chính dùng để trao đổi giữa các quốc gia với nhau.
Sau hàng ngàn năm giao thương chưa có tên gọi cụ thể, thuật ngữ "Con đường tơ lụa" chính thức ra đời bởi nhà hoạt động du lịch người Đức, Ferdinand von Richthofen, vào cuối thế kỷ 19. Từ đó, Con đường tơ lụa trở thành một thuật ngữ thông dụng để chỉ hệ thống các tuyến đường thương mại trải dài trên lục địa Á- Âu trong khoảng thời gian từ thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 16.
Có thể nói rằng, Con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á, gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn với nhau.
The Silk Roads: A New History of the World
Là một đầu sách bán chạy trên thế giới, đứng đầu trên Thời báo Sunday. The Silk Roads bao quát các chủ đề quan trọng từ văn hóa, chính trị đến kinh tế và tôn giáo. Cuốn sách này kể lại về những con người, những sự kiện, và những quyết định mang tính lịch sử đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các tuyến đường tơ lụa và cả thế giới.
Không chỉ Trung Quốc và các lãnh thổ phương Đông nhận được nhiều của cải từ Con đường tơ lụa. Những minh chứng của việc nhiều nước Tây Á cũng bội thu từ tuyến đường này. “Thành phố Venice trở thành một trong những trung tâm buôn bán hàng đầu trên con đường Tơ lụa. Trong thế kỷ 13, thành phố này đã kiếm được khoảng 120 triệu đô la mỗi năm từ thương mại trên con đường này. Trong thế kỷ 14, thành phố Florence ở Ý đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và kinh tế quan trọng nhất của Châu Âu nhờ vào việc buôn bán vải tơ lụa. Vải tơ lụa đã chiếm tới 90% tổng giá trị xuất khẩu của thành phố này vào thời điểm đó.”
Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những quan điểm đáng suy ngẫm về sự phát triển của thế giới và cách chúng ta hiểu về nó. Tác giả cho rằng, các tuyến đường tơ lụa đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các vùng đất, các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới.
“Năm 1500, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 50% sản lượng kinh tế của thế giới, trong khi Châu Âu chỉ chiếm khoảng 15%. Đến năm 1913, chỉ có 2% dân số thế giới sống trong các nước công nghiệp hóa, nhưng những nước này đã tạo ra khoảng 60% sản lượng kinh tế của thế giới.” The Silk Roads: A New History of the World sẽ giải đáp sự tác động của các con số này tới sự phát triển kinh tế - văn hóa và cả sự xung đột giữa các quốc gia.
“Thương mại trên con đường Tơ lụa đã góp phần đưa các kỹ thuật sản xuất mới, như sản xuất giấy, thuốc nhuộm và thuốc lá, đến các nền kinh tế Châu Âu và Châu Á.” Bên cạnh những lợi ích kinh tế, văn hóa thì Con đường tơ lụa cũng lan truyền của nhiều tệ nạn. Như thuốc phiện - một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Trung Hoa một thời kỳ đắm chìm trong nghiện ngập, suy thoái lối sống và chính trị.
"The Silk Roads" cho thấy rằng chúng ta không thể hiểu được lịch sử của thế giới khi không hiểu về sự thay đổi các mối liên hệ thương mại và kinh tế giữa các quốc gia. Những con đường tơ lụa đã tạo ra một sự kết nối chưa từng có giữa các vùng đất khác nhau, từ Trung Đông đến Trung Quốc và Châu Âu. Các mối liên kết thương mại này đã đưa đến sự phát triển của các nền văn hóa và kinh tế, và cũng đã tạo ra sự chia rẽ và xung đột giữa các nền văn hóa và kinh tế khác nhau."
➤➤Xem sách: The Silk Roads: A New History of the World chính hãng Bloomsburry
Thông qua cuốn sách này, độc giả sẽ nhận ra được ý nghĩa sâu sắc của việc tìm hiểu sự thay đổi của kinh tế - văn hóa - chính trị trong lịch sử, giúp chúng ta học hỏi bức tranh tổng quan của quá khứ để thích nghi với những thách thức trong tương lai.
The New Silk Roads: The Present and Future of the World
Tiếp nối sự thành công của cuốn sách The Silk Roads, The New Silk Roads là một cuốn sách mang đến góc nhìn vô cùng mới mẻ về sự phát triển của các quốc gia và sự thay đổi của trật tự thế giới. Là tự sách hoàn hảo cho những người quan tâm đến kinh tế và chính trị thế giới hiện nay và tương lai.
Tác giả cũng đưa ra những phân tích dễ hiểu và cụ thể về vai trò của Trung Quốc trong sự phát triển kinh tế của Châu Á và trên thế giới. Thông qua các khía cạnh như cạnh tranh về tài nguyên, địa chính trị, an ninh và sự thay đổi trong các mối quan hệ của quốc tế.
The New Silk Roads:The Present and Future of the World khẳng định rằng các quốc gia đang chuyển từ việc dựa vào các thị trường phương Tây sang các thị trường phương Đông. Bởi thập kỷ qua, phương Đông trở thành nguồn lực chính về hàng hóa và nguồn vốn quan trọng cho nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Việc tăng cường hợp tác và kết nối giữa các quốc gia phương Đông sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế và tăng trưởng.
Có thể thấy như: từ năm 2000 đến năm 2014, Trung Quốc đã chiếm 40% tổng số vốn đầu tư trực tiếp vào Châu Phi, với tổng giá trị lên tới 200 tỷ USD. Năm 2015, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất đầu tiên sản xuất hơn 20 triệu xe hơi trong một năm, vượt qua Hoa Kỳ và Nhật Bản. “Năm 2021, Trung Quốc đang là thị trường ô tô lớn nhất thế giới với doanh số 26,27 triệu chiếc. Mỹ đứng thứ hai với 15,4 triệu chiếc, theo sau là Nhật Bản với 4,44 triệu chiếc.” (1)
Cuốn sách The New Silk Roads cũng khai thác sâu hơn vào những khía cạnh về lịch sử phát triển văn hóa và tôn giáo của các quốc gia ở Châu Á xoay quanh Con đường tơ lụa. Điều này giúp độc giả hiểu rõ hơn về những bối cảnh lịch sử và văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia trên thế giới.
➤➤Xem sách: The New Silk Roads: The Present and Future of the World
Ngoài ra, tựa sách này còn đưa ra những dự đoán tương lai về sự thay đổi trong cách thức hoạt động của thị trường và quan hệ quốc tế, từ đó giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về tương lai của thế giới. The New Silk Roads chắc chắn là lựa chọn hoàn hảo cho cho những độc giả muốn tìm hiểu sâu hơn về kinh tế và chính trị thế giới.
Mua The Silk Roads, The New Silk Roads chính hãng - giá tốt tại Thebookland
Hiện nay, độc giả hâm mộ có thể tìm mua hai cuốn sách: The Silk Roads: A New History of the World và The New Silk Roads: The Present and Future of the World của tác giả Peter Frankopan chính hãng tại Nhà sách tiếng Anh Thebookland. Ấn phẩm được Pre-Order, nhập khẩu chính hãng từ Bloomsbury Publishing, với giá ưu đãi tới 30% - 40% so với giá bìa, đây chắc chắn là mức giá tốt nhất đối với hàng chính hãng trên thị trường Việt Nam. Đơn sách Pre-Order dự kiến sẽ về sớm vào tháng 5 tới đây.
Độc giả có thể bắt gặp nhiều sản phẩm giá chỉ bằng 1/2 - 1/3 giá bìa chính hãng. Với những người yêu sách và tôn trọng bản quyền tác giả, chắc chắn những cuốn sách lậu giá rẻ không phải sự lựa chọn đáng giá. Bởi bằng một số quan sát và so sánh, độc giả sẽ nhận ra các cuốn này là hàng giả rẻ tiền,... Nhiều fan bày tỏ sự nuối tiếc khi mua nhầm sách lậu trên thị trường khi hàng được nhận khách xa so với hình ảnh quảng cáo. Tại Thebookland, độc giả sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng và xuất xứ của mỗi một cuốn sách.
(1): Theo VnEconomy