Tại sao trẻ nhỏ bây giờ chán học? Giải pháp hiệu quả là gì?

Ngày tạo: 2022-12-29 2025

Trong thời đại số phát triển mạnh mẽ hiện nay, dường như số lượng trẻ nhỏ chán học, lười học, thiếu kiên nhẫn, luôn luôn đòi hỏi,... ngày càng nhiều hơn. Đây không chỉ là lời than thở của riêng cha mẹ và giáo viên Việt, mà còn là nỗi lòng chung của cha mẹ và giáo viên trên thế giới. Thebookland gửi tới bạn đọc chia sẻ của tác giả Victoria Proody - một Occupational Therapist (nhà trị liệu) người Canada. Cô Victoria đã tìm ra câu trả lời và giải pháp sau nhiều năm tiếp xúc, làm việc với nhiều trẻ em, phụ huynh và giáo viên.

Lý do trẻ em chán học là gì?

Rất nhiều post trên các nhóm Facebook của phụ huynh, cô giáo, cá nhân, hội nhóm, cả ở bên này và Việt Nam đều xuất hiện những nhận xét hay nhận định sau về trẻ con thời nay:

  • Các bé giờ đến trường hay kêu chán
  • Thiếu kiên nhẫn, không ngồi yên lâu được
  • Tự cho mình có quyền và được phép làm đủ thứ
  • Đòi gì được nấy, hay vòi vĩnh
  • Ít những người bạn thân thực sự


Vậy câu trả lời cho hiện tượng trên là gì? Nguyên nhân của những hiện tượng đó là gì? Làm cách nào để khắc phục?

“Sau nhiều năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em, phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của các giáo viên là trẻ em ngày càng hư trên nhiều phương diện. Bằng chứng rõ ràng là thông qua công việc, tôi đã, đang và vẫn tiếp tục nhìn thấy sự suy giảm khả năng học tập , giao tiếp xã hội, và điều chỉnh cảm xúc của các bạn nhỏ. Kèm theo đó là sự gia tăng đột biến của những ca thiểu năng học tập cũng như những chẩn đoán khác.

Xem thêm: 

Như chúng ta đã biết, bộ não người hết sức dẻo dai và dễ điều chỉnh: qua tiếp xúc môi trường, chúng ta có thể làm não bộ khỏe lên hay yếu đi. Và tôi thực sự tin rằng, bất kể vô vàn những phát minh vĩ đại, chúng ta thật không may lại đang điều chỉnh não bộ của thế hệ trẻ theo hướng tiêu cực. Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em trở lên chán học, hay đòi hỏi và lười biếng đến từ:

#1. Nguyên nhân từ công nghệ

Sử dụng công nghệ như một dịch vụ trông có trẻ miễn phí, thực ra lại không “miễn phí” tí nào. Cái giá phải trả chính là sự suy yếu hệ thần kinh của các em, khả năng tập trung chú ý, và khả năng “trì hoãn sự hài lòng”(1). So với thực tế ảo, cuộc sống thực quá nhàm chán. Khi các em đến lớp, các em tiếp xúc với tiếng người và những kích thích thị giác vừa phải, khác hẳn với những sự bùng nổ hình ảnh, chuyển động, hiệu ứng đặc biệt mà các em thường thấy trên màn hình. Sau hành giờ say sưa với thực tế ảo, việc học hay xử lý thông tin trên lớp trở thành thử thách đối với các em vì não các em đã quá quen với những kích thích cao độ của các trò chơi trên mạng hay video games. 

Không xử lý được thông tin ở mức độ kích thích thấp khiến các em dễ gặp trở ngại trong học tập. Công nghệ cũng khiến chúng ta trở nên xa cách về cảm xúc, đẩy trẻ em và bố mẹ ngày càng cách biệt trong việc chia sẻ tình cảm. Sự sẵn sàng về mặt tình cảm của bố mẹ dành cho con là nguồn dinh dưỡng chính cho trí nào của trẻ. Tiếc thay chính chúng ta đang dần lấy đi của các em nguồn dinh dưỡng ấy. Do đó, bố mẹ cần nắm được cách giúp con cái nghiện mạng xã hội và game online hiệu quả là rất cần thiết để giúp con học tập tốt hơn.

#2.  Trẻ cứ muốn là được!

“Mẹ ơi con đói!” - “Đây đây mẹ đưa con đi ăn”, “Con chán quá!”- “Đây lấy điện thoại của mẹ mà chơi!”

Khả năng biết kìm hãm và “trì hoãn sự vừa lòng” là một trong những chìa khoá thành công của bất kỳ cá nhân nào. Chúng ta có ý tốt là làm cho con vui nhưng thật không may, chúng ta làm con hạnh phúc ngay lúc đó mà lại bất hạnh về sau. Biết trì hoãn sự thỏa mãn, hài lòng tức là khả năng hoạt động dưới sức ép. Trẻ em của chúng ta đang ngày càng thiếu khả năng đương đầu hay đôi phó với những căng thẳng dù là rất nhỏ. Rồi chính những sức ép nhỏ ấy dần trở thành những chướng ngại, khó khăn lớn trong sự thành công trong tương lai của các em.

Không kiềm chế được sự thỏa mãn diễn ra ở khắp nơi như trong lớp học, ngoài nhà hàng, ở siêu thị, cửa hàng đồ chơi ngay khi bố mẹ nói “Không“. Bởi vì chính bố mẹ đã dạy con cái có được cái các em đang đòi ngay lập tức.

#3. Trẻ em được điều khiển

“Con trai tôi không thích ăn rau”, “Nó không muốn đi ngủ sớm”, “Con gái mình không chịu ăn sáng”, “Con bé không thích đồ chơi, nhưng rất giỏi Ipad”, “Nó không thích tự mặc quần áo”, “Con bé lười quá không chịu tự ăn”. Tôi thường xuyên nghe bó mẹ nói những điều đó. Kể từ khi nào mà Trẻ con đã điều khiển chúng ta phải làm bố làm mẹ ra sao?! Nếu cứ để cho bọn trẻ quyết định thì tất nhiên chúng sẽ chỉ ăn toàn đồ béo, xem TV, chơi máy tính bảng, và chẳng bao giờ chịu đi ngủ. Và liệu có tốt không khi chính ta cho con cái những thứ chúng MUỐN mà biết rằng những thứ đo KHÔNG TỐT. Thiếu ngủ, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, các em đến trường thấy khó chịu, lo lắng, không tập trung.

Thêm vào đó, chính chúng ta gửi một thông điệp sai rằng chúng có thể làm những gì chúng muốn và không làm những gì chúng không thích. Khái niệm “cần phải làm” sẽ không còn. Tiếc rằng trong đời sống, để đạt được những mục tiêu đề ra, chúng ta nhiều phải làm những gì cần thiết , và những điều đó nhiều khi không phải những gì chúng ta muốn.

Ví dụ: Nếu một em bé muốn thành học sinh giỏi, thì bạn ý phải chăm học, nếu muốn đá bóng giỏi thì phải khổ luyện hàng ngày. Các con của chúng ta biết rõ những gì chúng muốn, nhưng lại gặp khó khăn khi phải làm những gì cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Việc này dẫn đến những mục tiêu dang dở và làm bọn trẻ thất vọng. Do đó, phụ huynh rất cần có sự kiên nhẫn và phương pháp hướng dẫn để trẻ từng bước học hỏi và tự lập,  từ đó đạt được các mục tiêu của bản thân, tránh cảm giác chán nản khi học tập.

#4. Những trò vui bất tận của trẻ

Chúng ta đã tạo ra một thế giới vui ảo cho trẻ con. Không một phút nào là chậm lại bình lặng hay nhạt nhoà yên ổn. Ngay khi có khoảnh khắc yên lặng, chúng ta lại chạy lại ngay, cuống lên để tìm thú tiêu khiển hay trò vui mới cho con. Bởi vì nếu không thì chúng ta cảm thấy chưa làm tròn nghĩa vụ của cha mẹ. Chúng ta sống trong hai thế giới riêng biệt. Tụi trẻ sống trong thế giới tràn ngập “niềm vui”, còn bố mẹ thì sống trong thế giới công việc. Tại sao bọn trẻ không giúp bố mẹ việc bếp núc hay giặt giũ? Tại sao chúng không thu dọn đồ chơi? 

Chính những công việc nhàm chán đơn điệu ấy lại có thể huấn luyện bộ não làm việc và hoạt động trong sự nhàm chán. Và đó cũng chính là cơ bắp làm việc hay yếu tố cần thiết khi các em đến trường để được dạy dỗ. Bởi vì cơ bắp làm việc được đào tạo qua công việc, chứ không phải qua những trò vui bất tận. Khi đó, bố mẹ sẽ không còn cảnh phải nghe: “Con không làm được. Khó quá! Chán lắm!” khi trẻ tới giờ đến trường hay làm bài tập nữa.

#5. Trẻ em hạn chế hoặc ít giao tiếp xã hội

Là phụ huynh, chúng ta ai cũng quá bận. Thế là chúng ta đưa cho bọn trẻ những thiết bị điện tử để bọn trẻ cũng bận rộn. Bọn trẻ khi xưa hay chơi ngoài trời, nơi môi trường tự nhiên không cấu trúc cố định, cho phép bọn trẻ tự do khám phá , học hỏi và rèn luyện những kỹ năng xã hội. Đáng tiếc, công nghệ đã thế chỗ hoạt động ngoài trời. Công nghệ cũng làm bố mẹ ít thời gian rảnh để tương tác, giao tiếp với con cái. Và dĩ nhiên, bọn trẻ sẽ tụt hậu, vì thiết bị điện tử không trang bị hay giúp trẻ phát triển những kỹ năng mềm. Đa số những người thành đạt đều giỏi giao tiếp xã hội và thành thạo những kỹ năng mềm.

Bộ não con người là một cơ bắp có thể huấn luyện và tái huấn luyện được. Nếu bạn muốn con bạn biết đi xe đạp, thì bạn dạy con những kỹ thuật để đạp được xe. Nếu muốn dạy con biết đợi, thì hãy dạy con lòng kiên nhẫn. Nêu muốn con biết giao thiệp, hãy dạy con những kỹ năng xã hội. Quy tắc này áp dụng cho mọi kỹ năng, không có điểm khác biệt.

Xem thêm: 

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ thiếu kiên nhẫn?

Phụ huynh chúng ta có thể làm thay đổi cuộc sống của con mình trở nên tốt hơn bằng cách huấn luyện bộ não của con, để con có thể thành công cả về mặt trí tuệ, thể chất, cảm xúc và xã hội. Dưới đây là vài cách làm:

#1. Hạn chế cho con tiếp xúc với công nghệ quá nhiều và kết nối lại với con về mặt cảm xúc

Hãy làm cho con những điều ngạc nhiên, bất ngờ với nụ cười, tặng hoa, thọc lét, nói những lời giúp con tự tin hơn, viết vài dòng nhắn gửi để dưới gối con ngủ hay nhét trong cặp sách, đến trường thăm con không hẹn trước, lăn lê bò toai hay nhảy cùng nhau, đánh đấu nhau bằng gối,...

Xem thêm: 

#2. Tập cách kiềm chế chọn lợi ích tức thời cho trẻ

Giúp trẻ xây dựng khả năng trì hoãn một lợi ích ngay lập tức để có được phần thưởng lớn hơn và sau này. Ví dụ: Trẻ ưu tiên cho phần thưởng nhỏ hơn được nhận ngay lập tức hơn là phần thưởng lớn hơn nhưng sẽ được nhận sau. 

  • Hãy để con bạn học cách chờ đợi! Bạn hoàn toàn có thể dùng cách này khi các con bạn phàn nàn hay kêu chán. Đây chính là bước đầu tiên giúp trẻ học cách tôn trọng và chấp nhận quy luật tự nhiên. Sau đó, tăng dần thời gian đợi từ lúc bọn trẻ nói “Con muốn có cái này....” đến lúc bố mẹ bảo “Con được phép sử dụng cái này...”. Một cách phổ biến để tập cho trẻ tính kiên nhẫn là dạy trẻ chờ đợi tới lượt của mình trong quá trình vui chơi, trong giờ ăn, hay các sinh hoạt khác. Từ đó, các con sẽ dần dần xây dựng được phản xạ có điều kiện và ý thức chờ đợi ở trẻ. Điều này tránh cho trẻ luôn đòi hỏi, nhanh chán nản khi không đạt được điều mình mong muốn.
  • Tránh dùng công nghệ trên xe ô tô, trong nhà hàng, thay vào đó dạy bọn trẻ biết đợi bằng cách nói chuyện hay chơi trò chơi.
  • Và hạn chế cho con ăn quà vặt liên tục khi con đòi hỏi.


#3. Đừng lo ngại phải đặt ra giới hạn. Bọn trẻ cần có giới hạn để lớn lên khỏe mạnh và vui vẻ!

Lên lịch hay có giờ quy định cho từng việc một như giờ ăn, giờ ngủ, giờ được chơi máy móc, công nghệ.

Nghĩ về những cái gì TỐT cho chúng chứ không phải cái gì chúng MUỐN hay KHÔNG MUỐN. Về sau chúng sẽ biết ơn bố mẹ về điều đó. Làm cha mẹ là việc khó. Khó vì Các bố mẹ cần phải sáng tạo, nghĩ cách để buộc con cái làm những gì có lợi cho bản thân chúng bởi vì đa số, những điều có lợi đó trái ngược với những điều các con muốn.

Trẻ con cần phải ăn sáng và những thức ăn giàu dinh dưỡng. Chúng cũng cần phải chơi ngoài trời, đi ngủ đúng giờ thì sáng hôm sau đến trường mới sẵn sàng học tập được. Biến những việc, những điều bọn trẻ không thích hay tránh né làm thành những trò chơi vui vẻ, kích thích và khơi dậy cảm xúc.

Xem thêm: 

#4. Dạy trẻ làm những việc đơn giản

Gập quần áo, thu dọn đồ chơi, treo quần áo, dỡ túi đồ đi chợ, dọn cơm, chuẩn bị đồ ăn mang theo, nấu hay đặt cơm, gập chăn màn. Phát huy tính sáng tạo. Ngay từ đầu liên hệ những việc đơn điệu đó với các hoạt động vui và kích thích để não bộ suy nghĩ về những công việc đó theo hướng tích cực.

#5. Dạy những kỹ năng xã hội cần thiết khác

Dạy các bạn ý biết đợi đến lượt mình, biết chia sẻ, biết có lúc thắng lúc thua, biết thỏa hiệp, biết khen ngợi người khác, thường xuyên nói “cảm ơn, xin lỗi, dạ xin phép”. Theo kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tôi thấy bọn trẻ thay đổi theo hướng tich cực ngay khi bố mẹ thay đổi quan điểm về cách làm cha làm mẹ. Hãy sớm giúp con thành công trong cuộc sống bằng cách huấn luyện và tăng cường sức khỏe cho bộ não”.

Như vậy, bài viết này đã chia sẻ về Tại sao trẻ nhỏ bây giờ chán học? Và các giải pháp giúp con hứng thú với học tập và thành công hơn. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.749.847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

(Theo Victoria Proody - Thu Hồng dịch)

Tin tức liên quan

Xem tất cả

9 vấn đề lớn mà giáo dục trẻ em đang phải đối mặt 2024

Theo tờ Concern, sau đây là 9 vấn đề hàng đầu mà giáo dục phải đối mặt vào năm 2024. Nhận thức được những gì đang diễn ra trong thế giới giáo dục là sẽ giúp cha mẹ nắm bắt được tình hình giáo dục trẻ em hiện nay, từ đó đưa ra những phương pháp và giải pháp giáo dục hiệu quả hơn cho con từ sớm.

Các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới (P2)

"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới." — Nelson Mandela. các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới này sẽ giúp phụ huynh lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp cho con.

9 điều con rất muốn thổ lộ với cha mẹ

Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi rằng, bản thân đã thật sự lắng nghe con, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu mà bản thân muốn con phải làm được? Có thể con bạn muốn bày tỏ với bạn 9 điều này đấy!

7 cách giúp con tự giác sử dụng Internet an toàn và lành mạnh

Internet là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho trẻ em và cả người lớn học tập, giải trí và kết nối với cộng đồng. Tuy nhiên, Internet cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho trẻ em nếu không sử dụng một cách an toàn. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ dàng bị nhiều kẻ lừa đảo, bắt nạt trên mạng nhắm đến.