Thế kỷ 21 thay đổi việc dạy và học đối với trẻ em thế nào?

Ngày tạo: 2022-10-08 839

Hơn 22 năm kể từ khi chúng ta bước vào thế kỷ 21 - kỷ nguyên của công nghệ và thông tin. Thế giới thay áo mới từ những phương pháp thủ công sáng tối ưu hóa và tự động hóa, giáo dục cũng chuyển mình để bắt kịp với làn sóng mới này. Cùng tìm hiểu về các thay đổi quan trọng trong việc dạy và học đối với trẻ để có được các kiến thức giáo dục con hiệu quả hơn nhé.

Thế kỷ 21 - Thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang dần tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội, đặc biệt phải kể đến là giáo dục. Giáo dục trong thời đại 4.0 không còn trong khuôn khổ với những lề lối suy nghĩ cũ kỹ nữa mà đã mở ra vô vàn những cơ hội mới với sự phát triển vượt bậc của mạng internet và trí tuệ nhân tạo AI.

Các thiết bị điện tử và liên lạc thông minh cùng mạng Internet cho phép con người kết nối, làm việc, sáng tạo không giới hạn. Sự phát triển của trí tuệ thông minh nhân tạo AI mở đường cho việc tự học tập trên các thiết bị điện tử đa dạng và hiệu quả cao. Học sinh chủ động học với lộ trình được thiết kế sẵn, tự đánh giá và tương tác sinh động với hình ảnh, giọng nói, thao tác ngay trên máy. Bước tiến này giúp nền giáo dục trở nên hiện đại hơn, trẻ em được tiếp cận với nhiều tri thức hơn.

Bên cạnh các thay đổi về công cụ học tập, tư duy dạy và học cũng được thay đổi theo. Quá trình tiếp thu kiến thức và hướng dẫn cũng được xem xét trên phương diên khác phù hợp với xã hội hơn. Độ tuổi học tiếng Anh cho trẻ nhỏphương pháp học ngoại ngữ cũng được chú trọng cho mỗi cá nhân hơn.

Thế kỷ 21 và sự chuyển mình của dạy và học ở trẻ em 

Với thời đại 4.0, giáo dục hướng tới phát triển cá nhân một cách tổng thể. Nếu trước kia chỉ có một trí thông minh duy nhất được công nhận là logic, thì xã hội hiện đại công nhận đa trí thông minh như cảm xúc, vận động, ngôn ngữ… Từ đó, mục tiêu giáo dục đang hướng tới giúp mỗi người phát triển tối đa các trí thông minh tiềm ẩn của mình.

Phân tích và thấu hiểu thay thế cho hạn chế và ngăn cản 

Ở các nền giáo dục cũ, dễ thấy những hành vi ẩu đả, bắt nạt học đường, gian lận,... thường được giáo viên sử dụng hình thức viết bản kiểm kiểm, phạt lao động lớp học, chép phạt, tịch thu tài sản (ví dụ là điện thoại khi sử dụng điện thoại trong giờ), hay thậm chỉ đình chỉ học vài ngày, vài tuần,... Ngoài ra chưa thực sự lắng nghe, thấu hiểu và phân tích để giúp học sinh hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của hành động mình sẽ tạo ra.

 

Ở xu hướng giáo dục mới, ngay tại trường học và gia đình, chúng ta được khuyến khích phương pháp phân tích và lắng nghe trẻ, đối với các tệ nạn học đường như bắt nạt, ẩu đả, giúp trẻ hiểu và tự mong muốn thay đổi bản thân. Hiện nay, trẻ ngoài giao tiếp trực tiếp tại lớp học, khu vui chơi,... trẻ còn tiếp xúc với nhau trên cộng đồng trực tuyến mạng xã hội. Nếu chỉ dừng lại ở “viết bản kiểm điểm”, “trừ điểm” là xong, để trẻ “sợ” và không lặp lại hành vi nữa, thì chắc chắc hiệu quả giáo dục sẽ giảm đi rất nhiều.

Xem thêm: 

Truyền đạt chuyển thành khơi gợi tính chủ động - Tập trung vào người học

Một ví dụ rất phổ biến tại các lớp học quốc tế là học sinh được yêu cầu “Làm cách nào để tính chu vi hình chữ nhật với một cái hước hay bất kỳ dụng cụ gì có sẵn của bản thân?”. Lớp học sẽ sôi nổi lên với các hoạt động nhóm, những thảo luận và nhiều ý kiến khác nhau. Sau khi trẻ đưa ra kết quả “nghiên cứu” của mình, giáo viên mới đưa ra công thức toán học để tính chu vi hình chữ nhật là “chiều dài + chiều rộng)x 2”. Vậy là chúng ta có rất nhiều cách tính nhỉ. Phép tính này có phải đều chính xác với tất cả các cách của các em không nào?

Thực sự tôn trọng ý kiến của học sinh là chỉ tiêu hàng đầu ngày nay, vừa kích thích trẻ chủ động tìm tòi khám phá vừa tăng sự tự tin và mạnh dạn ở trẻ. Qua các phần thực hành và các bài học thú vị, trẻ có được môi trường để phát triển toàn diện cả về trí tuệ, cảm xúc và nhân cách.

Thời đại số 4.0 học sinh có thể học ở mọi nơi, mọi lúc

Hiện nay, làn sóng giáo dục trực tuyến mới đã và đang phát triển mạnh mẽ, thay vì việc phải tới trường lớp cùng với các thời khóa biểu cố định như trước đây. Chỉ cần thông qua các thiết bị có kết nối Internet như smartphone, laptop thì học sinh trên toàn thế giới có thể tham gia vào các lớp học online bất kỳ lúc nào.

Xem thêm:

Trong thế kỷ 21, quá trình tìm kiếm tài liệu học tập, sách tham khảo được đơn giản hóa, đa dạng tối đa cho học sinh trên nhiều nền tảng khác nhau. Chúng đều lưu trữ trên mạng qua các kênh như website, youtube,... Chính thay đổi này tạo điều kiện cho trẻ em trên thế giới tiếp cận tới những tri thức hiện đại, mới nhất dễ dàng hơn. Tạo cơ hội cho các em phát triển hiệu quả trong kỷ nguyên số này.

Trẻ em cũng có thể “dạy”

Khái niệm “dạy” trước đây chắc chỉ dành cho những giáo viên có bằng cấp, những người có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên ngày nay, với sự nhanh chóng của thông tin và chuyển dịch mục tiêu giáo dục chú trọng vào cá nhân hóa, nhiều trẻ em có thể chia sẻ và chỉ dạy lại các dự án nhỏ, các bí quyết nấu ăn, làm vườn, phương pháp học tập,... với những người khác trên không gian mạng. 

Xem thêm:

Tới nay, nhiều bạn nhỏ đã rất thành công dành được nhiều sự chú ý của các bạn nhỏ khác và phụ huynh, mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai hơn. Quá trình chia sẻ và hướng dẫn lại này vừa là hình thức giải trí, vừa tăng tính chủ động và hoạt động có mục đích cho cá em nên được khuyến khích. Nếu không có nhiều fans như những người nổi tiếng, Internet cũng là nơi lưu trữ tuyệt vời lại các thành tựu của các em làm kỷ niệm.

Như vậy, bài viết này trả lời với bạn đọc về câu hỏi Thế kỷ 21 thay đổi việc dạy và học đối với trẻ em thế nào? Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline:0936-749-847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

7 xu hướng giáo dục trẻ em nổi bật 2024

Trải qua năm 2023 với nhiều biến động và sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo (VR), ngành giáo dục toàn cầu bước sang năm 2024 với xu hướng “giáo dục xanh” (giáo dục bền vững). Đây được xem là xu hướng giáo dục mang tính lâu dài, linh hoạt và thời đại.

Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn.

Quy tắc 5 phút: Khích lệ trẻ học mỗi ngày theo Triết lý Kaizen

Theo triết lý Kaizen của Nhật Bản cho rằng: Có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng thông qua những cải tiến nhỏ liên tục. Quy tắc 5 phút khuyến khích việc học tập liên tục, dù chỉ với một lượng nhỏ thời gian mỗi ngày, để đạt được mục tiêu lâu dài.

Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

“Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh.