10 Lí do nên giới hạn thời gian dùng thiết bị điện tử với trẻ em dưới 12 tuổi

Ngày tạo: 2022-11-15 7691

​​​​​​​Trẻ em là tương lai, nhưng không có tương lai tốt đẹp nào cho trẻ lạm dụng các thiết bị điện tử.Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada tuyên bố rằng, trẻ em từ 0 đến 2 tuổi không nên dính líu gì đến các sản phẩm công nghệ, trẻ em từ 3 đến 5 tuổi cần hạn chế 1 giờ/ngày và trẻ từ 6 đến 18 tuổi hạn chế 2 giờ/ngày.

Trẻ sử dụng thiết bị công nghệ trong khoảng thời gian gấp 4 đến 5 lần so với trên đây sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Các thiết bị cầm tay (điện thoại di động, trò chơi điện tử, ipad) làm gia tăng một cách nghiêm trọng thói quen và tác động của việc sử dụng công nghệ, đặc biệt với thanh thiếu niên. Dưới đây là 10 nguyên nhân nên cấm tất cả các thiết bị công nghệ với trẻ em dưới 12 tuổi:

1. Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não bộ

Từ 0 đến 2 tuổi, não của trẻ phát triển gấp 3 lần về kích cỡ, và tiếp tục phát triển nhanh chóng cho đến 21 tuổi. Sự phát triển sớm não bộ của trẻ được quy định bởi những kích thích môi trường.
Việc sử dụng các thiết bị công nghệ (điện thoại di động, internet, iPad, ti vi) đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến những rối loạn về chú ý và chức năng, chậm phát triển về nhận thức cũng như suy yếu khả năng học tập, làm trẻ kém tự điều chỉnh bản thân, bốc đồng hơn.

2. Chậm phát triển

Các thiết bị công nghệ không đòi hòi trẻ phải vận động, đây chính là nguyên nhân là nguyên nhân của chậm phát triển. Cứ 1 trong 3 trẻ độ tuổi đến trường hiện nay bị chậm phát triển trong khả năng đọc viết cũng như các khả năng học tập khác. Sự vận động làm tăng cao khả năng chú ý và học tập. Việc sử dụng thiết bị công nghệ dưới 12 tuổi là không có lợi cho sự phát triển và học tập của trẻ.

3. Ngừa rủi ro từ bắt nạt trên môi trường mạng Internet

Sự phát triển của các thiết bị điển tử kết nối Internet và các ứng dụng mạng xã hội giúp việc giao tiếp và truyền tải thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên một thực trạng phổ biến đang rất được giáo dục quan tâm đó là tệ nạn "Bắt nạt trên môi trường mạng Internet" ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh. Thực trạng này đã và đang gây ra nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng tới tâm lý, kết quả học tập và tương lai của các em.  Trẻ em dưới 12 tuổi với tâm lý hồn nhiên và ngây thơ, chưa có nhiều kỹ năng và trải nghiệm để phòng tránh và giải quyết các tình trạng bắt nạt trên mạng xã hội. Do đó, bố mẹ nên hướng dẫn sử dụng mạng internet đúng cách cho con ở thời gian cho phép và mức độ phù hợp ngoài lịch học tập. Từ đó giúp trẻ có nhận thức và phòng ngừa được rủi ro không đáng có từ "Bắt nạt trên môi trường internet".

➤➤ Xem thêm: 

4. Mất ngủ và béo phì

60% phụ huynh không giám sát việc sử dụng thiết bị điện tử của con, và 75 % trẻ được cho phép chơi thiết bị điện tử trong phòng ngủ. 75% trẻ độ tuổi 9 và 10 bị mất ngủ dẫn tới việc học bị ảnh hưởng rất lớn. TV và trò chơi điện tử có liên quan đến sự gia tăng bệnh béo phì. Trẻ con được phép chơi một thiết bị trong phòng ngủ của mình sẽ có 30% nguy cơ béo phì. Cứ một trong 4 trẻ ở Canada và một trong ba trẻ ở Mỹ bị béo phì. 30% trẻ béo phì có nguy cơ bị đái tháo đường, và những người béo phì có nguy cơ cao bị tim mạch và đột quỵ sớm.

5. Các chứng bệnh về tinh thần

Việc lạm dụng các thiết bị công nghệ là một nhân tố làm gia tăng số trẻ em bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn gắn bó, có vấn đề về hành vi v.v. Cứ một trong 6 trẻ em Canada bị chẩn đoán có vấn đề về tâm lý, và nhiều trong số đó có nguy cơ phải dùng thuốc trị liệu.

6. Sự gây hấn

Các nội dung bạo lực có thể gây nên sự rối loạn về tinh thần ở trẻ. Trẻ nhỏ ngày càng phải đối mặt với sự gia tăng về bạo lực thể chất và tình dục đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt trong các bộ phim phát trên ti vi

7. Chứng mất trí nhớ kỹ thuật số

Những nội dung trên các phương tiện truyền thông với tốc độ cao có thể gây nên sự suy giảm chú ý cũng như làm giảm khả năng chú ý và trí nhớ, gây ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ.

8. Nghiện ngập (game, máy tính, điện thoại v.v.)

Khi các phụ huynh ngày càng có thêm nhiều đồ công nghệ, họ càng xa cách con cái. Thiếu vắng bố mẹ, trẻ con lại gắn với các thiết bị nhiều hơn, và điều này dẫn đến nghiện ngập. Cứ 11 trẻ độ tuổi 8 đến 18 lại có 1 trẻ bị nghiệm các thiết công nghệ.

9. Bức xạ từ máy móc

Tháng 5 năm 2011, Tổ chức sức khỏe Thế giới đã chính thức xếp điện thoại di động (và các thiết bị không dây khác) đứng thứ hai trong danh mục những thứ có nguy cơ tạo nên bức xạ từ máy móc. “Trẻ em nhạy cảm với các nhân tố tác động hơn người lớn vì bộ não của trẻ và hệ thống miễn dịch còn đang phát triển, vậy nên bạn không thể nói nguy cơ đối với người lớn và trẻ em là giống nhau được” (Globe and Mail 2011)

10. Không thể biện hộ được

Không thể biện hộ cho việc nuôi dạy và giáo dục trẻ bằng các thiết bị điện tử. Trẻ em là tương lai, nhưng không có tương lai tốt đẹp nào cho trẻ lạm dụng các thiết bị điện tử. Một phương pháp giải quyết vấn đề theo nhóm là cần thiết và cấp bách để giảm việc sử dụng thiết bị công nghệ ở trẻ hiện nay.

Như vậy, bài viết này đã giới thiệu bạn đọc về 10 Lí do mà bố mẹ nên giới hạn thời gian dùng thiết bị điện tử với trẻ em dưới 12 tuổi, để giúp trẻ phát triển lành mạnh nhất. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.749.847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

[Nguồn: huffingtonpost]

Tin tức liên quan

Xem tất cả

7 xu hướng giáo dục trẻ em nổi bật 2024

Trải qua năm 2023 với nhiều biến động và sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo (VR), ngành giáo dục toàn cầu bước sang năm 2024 với xu hướng “giáo dục xanh” (giáo dục bền vững). Đây được xem là xu hướng giáo dục mang tính lâu dài, linh hoạt và thời đại.

Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn.

Quy tắc 5 phút: Khích lệ trẻ học mỗi ngày theo Triết lý Kaizen

Theo triết lý Kaizen của Nhật Bản cho rằng: Có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng thông qua những cải tiến nhỏ liên tục. Quy tắc 5 phút khuyến khích việc học tập liên tục, dù chỉ với một lượng nhỏ thời gian mỗi ngày, để đạt được mục tiêu lâu dài.

Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

“Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh.