Làm sao để dừng la hét con? Kỹ năng quan trọng bố mẹ nào cũng cần biết

Ngày tạo: 2022-11-15 659

Tôi trân trọng những bức thư từ những đứa con của tôi, dù chúng đã viết vội vàng trên tờ giấy note màu vàng bằng cây bút Sharpie, hay viết cẩn thận thành văn bản trên những tờ giấy có dòng kẻ. Bài thơ "Ngày của mẹ" mà tôi nhận được từ đứa con gái 9 tuổi đặc biệt có ý nghĩa. Những dòng đầu tiên của bài thơ khiến tôi nín thở. Và khóc.

"Điều quan trọng về mẹ tôi là mẹ đã luôn ở bên tôi, ngay cả những lúc tôi gặp khó khăn"

Cuộc sống có quá nhiều điều khiến tôi phải phân tâm, tôi trở thành một người mẹ hay cáu gắt. Việc đó không thường xuyên xảy ra, nhưng nó quá khích giống như việc một quả bóng nổ tung khiến tất cả mọi người giật mình sợ hãi vậy.

Hai đứa con tôi, một 3 tuổi và một 6 tuổi đã làm gì để tôi mất kiểm soát đến vây? Đó là những lúc con bé con nằng nặc chạy lại đòi có được chiếc vòng cổ đính cườm và chiếc kính mắt màu hồng yêu thích trong khi tôi đang bị muộn? Là những lúc con bé đổ ngũ cốc ra và vứt lại hộp trên quầy bếp. Là lúc con bé làm rơi vỡ chiếc kính mắt thủy tinh đặc biệt của tôi trên sàn gỗ dù tôi đã nói với con không được chạm vào nó?

Là lúc con đi ngủ như "đánh vật" trong khi tôi cần yên tĩnh nhất? Là những lúc cả hai đứa tranh nhau để có được những điều vớ vẩn như ai ra xe trước, hoặc ai cắn kem nhanh hơn?

Đó là những việc hết sức bình thường và những vấn đề điển hình mà bất kì đứa trẻ nào cũng có thể mắc. Tất cả những điều này đã làm tôi tức giận đến mức mất kiểm soát.
Tôi ghét chính bản thân mình những lúc tôi như thế. Điều gì khiến tôi luôn cáu gắt với hai đứa trẻ tôi yêu hơn cả cuộc sống của mình?

Tôi đã cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo

Sử dụng điện thoại quá nhiều, quá nhiều cam kết phải hoàn thành, hàng đống danh sách những việc cần làm. Việc cố gắng theo đuổi sự hoàn hảo làm tôi mệt mỏi. Cáu gắt với người tôi yêu thương là kết quả của những việc mất kiểm soát đó. Chắc chắn tôi đã đã mất đi sự bình tĩnh trong mắt những đứa trẻ có ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình.

Cho đến một ngày… Con gái lớn của tôi đứng lên ghế và cố với một thứ gì đó trên chạn thức ăn, bất ngờ con bé làm đổ cả bao gạo ra sàn. Nước mắt của con bé trào ra như hàng triệu hạt gạo nhỏ kia rơi xuống sàn. Tôi nhận ra nỗi sợ hãi trong đôi mắt của con khi con chuẩn bị tinh thần để đón nhận một tràng cáu gắt từ mẹ.

Con bé đang sợ tôi, tôi đau đớn nghĩ về điều này. Đứa con 6 tuổi của tôi đang sợ những phản ứng của tôi sau khi gây ra một lỗi vô tình.

Tôi đã cảm thấy buồn vô hạn. Tôi không muốn các con lớn lên cùng với hình ảnh của người mẹ như thế và tôi cũng không muốn sống như vậy trong suốt quãng đời còn lại.

Đó là hai năm rưỡi trước đây, hai năm rưỡi để tôi nhận thức, lột bỏ sự cáu gắt và nắm bắt những gì thực sự quan trọng. Hai năm rưỡi để tôi từ bỏ những tiêu chuẩn hoàn hảo không thể đạt được và những áp lực "phải làm được tất cả" ngoài xã hội. Sự căng thẳng, giận dữ dồn nén trong tôi từ từ biến mất. Tôi có thể phản hứng với những lỗi lầm và sai phạm của các con một cách bình tĩnh, từ bi và hợp lý hơn.

Thay vì nhìn con với ánh mắt không chấp nhận được và tỏ ra hoàn toàn khó chịu, thay vì bật ra những thở dài bực tức và trợn mắt, tôi nói những câu như: "Đó chỉ là nước sô-cô-la thôi con, con có thể lau được mà, bếp sẽ lại sạch như mới thôi".

Tôi giúp con thấy con có thể để kính ở đâu thay vì cáu gắt làm cho con xấu hổ và thấy mình vô trách nhiệm.

Những lúc cảm thấy kiệt sức hoặc không ngừng được việc than phiền các con, tôi chạy vào nhà tắm, đóng cửa lại và tự cho bản thân một chút thời gian để thở và nhắc nhở bản thân rằng chúng là những đứa trẻ, đứa trẻ thì có thể mắc lỗi cũng giống như tôi vậy.

Thời gian trôi qua, nỗi sợ hãi thường bùng lên trong mắt bọn trẻ khi mắc lỗi đã biến mất. Cảm ơn chúa, thay vì chúng chạy trốn khỏi tôi như kẻ thù, tôi đã đã trở thành nơi chúng có thể "trú ẩn" mỗi khi mắc lỗi.

Nếu không có sự cố xảy ra vào chiều thứ  hai thì tôi đã không có sự thay đổi sâu sắc đến thế, tôi đã không thể dừng việc la hét với các con mình. Tôi đang viết chương cuối của một cuốn sách thì đột nhiên máy tính bị đơ. Bỗng chốc những chỉnh sửa trong toàn bộ 3 chương đều biến mất. Tôi điên cuồng cố gắng tìm lại phần mới nhất của bản thảo. Khi biết rằng không bao giờ có thể tìm lại bản thảo 3 chương đã viết, tôi muốn khóc lên vì giận dữ.

Nhưng tôi đã không thể làm vậy vì đó cũng là  lúc đón con ở trường và đưa chúng đi bơi. Tôi đã cố gắng kìm chế, bình tĩnh tắt máy tính và tự nhắc nhở bản thân sẽ còn những điều tồi tệ hơn nhiều so với việc viết lại 3 chương của cuốn sách.

Khi những đứa trẻ ngồi trên ô tô, chúng ngay lập tức nhận ra có điều gì bất ổn. "Mẹ có chuyện gì ạ?". Cả hai đứa đều đồng loạt hỏi khi nhìn thấy gương mặt tái mét của tôi.

"Mẹ  đã cảm thấy muốn hét lên, mẹ làm mất  3 chương bản thảo của cuốn sách mẹ đang viết"

Lúc  đó tôi chỉ muốn đập mạnh tay xuống vô-lăng - nơi duy nhất tôi có thể trút xuống. Tôi  đã chỉ muốn về nhà và sửa bản thảo, không muốn cho lũ trẻ đi học bơi, đợi chúng đi ra với bộ quần áo bơi ướt nhẹp, chải tóc rối cho chúng và sau đó về nhà lại phải làm bữa tối, rửa bát.

Nhưng tôi đã bình tĩnh nói: "Mẹ thực sự không muốn nói chuyện lúc này, mẹ làm mất bản thảo và  mẹ cảm thấy rất thất vọng."

"Chúng con xin lỗi", đứa lớn lên tiếng thay cho cả em nó. Và sau đó, dường như chúng hiểu tôi cần khoảng lặng nên trên suốt chặng đường đi bơi, chúng ngồi im. Tôi và các con đã trải qua ngày hôm đó, mặc dù tôi có im lặng hơn bình thường, nhưng tôi đã không cáu gắt và tôi đã cố gắng hết sức để tránh suy nghĩ về bản thảo của cuốn sách.

Cuối cùng, công việc của một ngày đã hoàn tất. Con gái út đã đi ngủ và tôi nằm bên cạnh con gái lớn để nói chuyện như hàng tối khác.

"Mẹ có nghĩ là bản thảo của mẹ sẽ tìm thấy không?" Con gái lặng lẽ hỏi.

Khi đó tôi bắt đầu khóc - không phải vì 3 chương bản thảo đã mất vì tôi biết tôi có thể viết lại chúng - mà bởi tôi buồn vì kiệt sức và thất vọng khi tôi đã viết và biên tập rất nhiều. Tôi đã viết gần xong rồi, vậy mà đột nhiên chúng biến mất làm tôi thất vọng.

Trước sự ngạc nhiên của tôi, con tôi đưa tay lên và nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc của tôi. Con đã nói những lời trấn an tôi như thế này: "Máy tính có thể bị hỏng mẹ ạ, con ước con có dùng cỗ máy thời gian để tìm lại bản thảo cho mẹ. Mẹ ơi, mẹ có thể làm được vì mẹ là nhà văn tuyệt vời nhất mà con biết. Con sẽ giúp mẹ mà".

Đấy, trong lúc tôi gặp rắc rối, chính con là một người khích lệ lặng lẽ và đầy cảm thông, chứ không phải là người muốn "đá" cho tôi ngã qụy.

Có  thể con tôi sẽ không học được cách đồng cảm như thế nếu tôi vẫn còn tiếp tục là  một người cáu gắt. Bởi cáu gắt là nguyên nhân làm cắt đứt sự giao tiếp và gắn kết, nó khiến mọi người trở lên riêng rẽ thay vì đến gần nhau hơn.
"Điều quan trọng về mẹ tôi - người đã luôn ở bên tôi, ngay cả những lúc tôi gặp khó khăn..."

Tôi nhớ những dòng con đã viết về tôi, người phụ nữ đã trải qua thời gian khó khăn, rằng con cũng học được nhiều thứ từ giai đoạn khó khăn đó. Và trong từng lời con nói, tôi có thể nhìn thấy hy vọng.

Điều quan trọng là không bao giờ quá muộn để dừng việc la hét lại.
Điều quan trọng là những đứa trẻ đã tha thứ, đặc biệt là khi chúng nhìn thấy người chúng yêu thương đang cố gắng thay đổi.
Điều quan trọng là  cuộc sống là quá ngắn ngủi để bạn phải buồn khi nhìn thấy cốc ngũ cốc bị đổ và đôi giày bị mất.
Điều quan trọng là không cần phải quan trọng ngày hôm qua như thế nào, hôm nay là một ngày mới.

Ngày hôm nay, chúng ta có thể lựa chọn những cách ứng xử nhẹ nhàng hơn.
Và khi làm như vậy, chúng ta có thể dạy cho con  rằng nhẹ nhàng là cách để làm nên một cây cầu giúp chúng ta vượt qua những lúc khó khăn.

Rachel Macy Stafford là mẹ của hai cô con gái 6 và 9 tuổi. Cô là tác giả của nhiều bài viết trên USA Today, MSN Living, Reader's Digest... chia sẻ những trải nghiệm chân thật, sống động và đầy cảm hứng về giáo dục trẻ và nuôi dạy con cái.

Nguồn Gia Hân
Theo  MSN
Yeutretho/ Người Đưa Tin

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn.

Quy tắc 5 phút: Khích lệ trẻ học mỗi ngày theo Triết lý Kaizen

Theo triết lý Kaizen của Nhật Bản cho rằng: Có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng thông qua những cải tiến nhỏ liên tục. Quy tắc 5 phút khuyến khích việc học tập liên tục, dù chỉ với một lượng nhỏ thời gian mỗi ngày, để đạt được mục tiêu lâu dài.

Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

“Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh.

Kỹ năng vận động tinh ở trẻ: tầm quan trọng và cách phát triển

Vận động tinh đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ sự phát triển của trẻ nhỏ. Kỹ năng này góp phần tích cực thúc đẩy trí não và khả năng học tập của trẻ tiến bộ rõ rệt, đồng thời cũng giúp trẻ thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách độc lập và tự tin hơn. Vậy vận động tinh là gì?