Hiện nay, STEM là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại và đem đến rất nhiều lợi ích cho trẻ em đã được chứng thực. Phương pháp này giúp trẻ phát triển tư duy từ sớm, khơi gợi đam mê khám phá, chủ động sáng tạo, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề tuyệt vời. Tại Việt Nam, đã có nhiều quyết định lồng ghép phương pháp STEM vào chương trình dạy học để học sinh được tiếp cận lí thuyết song song với thực hành, từ đó thúc đẩy sự phát triển về mặt kỹ năng nhiều hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bố mẹ nhầm lẫn về bản chất của giáo dục STEM và lợi ích mà STEM mang lại cho trẻ em. Hãy cùng Thebookland đi giải mã về giáo dục STEM qua bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm Stem là gì?
Không chỉ phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Châu Âu,...,trong những năm gần đây, STEM trở thành khái niệm rất “hot" đôi với cộng đồng giáo dục tại Việt Nam. Giáo dục STEM được quan tâm và đang dần trở thành phương pháp dạy và học không thể thiếu tại các trường học Việt Nam, đặc biệt là Mầm non và Tiểu học. Để hiểu rõ về khái niệm này, chúng ta cùng phân tích dựa vào góc nhìn từ các chương trình giáo dục STEM tại Mỹ, nơi khởi nguồn của ý tưởng giáo dục STEM.
STEM là cụm từ viết tắt của: Science (Khoa học); Technology (Công nghệ); Engineering (Kỹ thuật); Math (Toán học), là thuật ngữ dùng trong lĩnh vực giáo dục và ngành nghề làm việc.
- Về mặt giáo dục: STEM là thuật ngữ để nói về các môn học tương ứng của chữ viết tắt của nó. Và STEM cũng là khái niệm nói về phương pháp giảng dạy và học tập tổng hợp - nơi trẻ sẽ được tiếp xúc với những kiến thức thú vị về các chủ đề khoa học - công nghệ - tự nhiên đa dạng. Phương pháp giáo dục này dành cho tất cả trẻ em đang trọng độ tuổi đi học, phát triển tư duy và kỹ năng thực tiễn toàn diện nhất.
- Về ngành nghề: STEM hay Ngành STEM dùng để chỉ những công việc thuộc các lĩnh vực tương ứng như: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Việc học theo phương pháp STEM về lâu dài sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức và kỹ năng làm việc trong ngành nghề STEM trong tương lai.
Các từ thường đi cùng với STEM gồm:
STEM được viết đi kèm với các từ khác như: “STEM education” (giáo dục STEM), “STEM workforce” (nguồn nhân lực trong lĩnh vực STEM), “STEM learning” (học trong lĩnh vực STEM), “STEM careers” (các ngành nghề trong lĩnh vực STEM), “STEM curriculum” (khung chương trình dạy học STEM), “STEM awareness” (nhận thức về các ngành nghề STEM),…
Có thể bạn quan tâm:
- Giáo dục STEM: Khẳng định vị trí của một phương thức giáo dục trong trường phổ thông
- Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Nguồn gốc của khái niệm STEM từ đâu?
Cụm từ STEM được sử dụng phổ biến ngay sau khi một cuộc họp liên ngành về giáo dục khoa học được tổ chức tại Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) dưới sự chủ trì của giám đốc NSF lúc đó là Rita Colwell. [1] Giám đốc Phòng Khoa học của Bộ phận Phát triển Nguồn nhân lực cho giáo viên và các nhà khoa học, Peter Faletra, đề nghị thay đổi từ METS (từ cũ) sang STEM. Colwell, cũng không thích cách viết tắt cũ (METS) và đã hưởng ứng bằng đề nghị NSF thay đổi. Một trong những dự án NSF đầu tiên sử dụng từ viết tắt là STEAMTEC – Chương trình Hợp tác Giáo viên trong Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học tại Đại học Massachusetts Amherst, được tài trợ vào năm 1998.[2]
Các ba mẹ đừng nhầm lẫn rằng Giáo dục STEM là phương pháp chỉ giúp trẻ trở thành những nhà khoa học, toán học hay kỹ sư công nghệ trong tương lai nhé. Mục tiêu của giáo dục STEM từ nhỏ còn là khuyến khích trẻ vận dụng sự sáng tạo, kỹ năng của bản thân để giải quyết các thử thách thực tế. Từ đó nâng cao khả năng tư duy, tổng hợp, so sánh, phản biện với các tình huống mà trẻ sẽ gặp phải hằng ngày. Nó giúp tạo bệ phóng vững chắc để trẻ phát triển tốt hơn kỹ năng của mình trong xã hội công nghệ, và với bất kỳ ngành nghề nào.
Bên cạnh đó, các từ viết tắt liên quan khác đến lĩnh vực STEM bao gồm:
- STM (khoa học, kỹ thuật và toán học hoặc khoa học, công nghệ và y học, hoặc khoa học, kỹ thuật và y tế)
- eSTEM (STEM môi trường)
- iSTEM (Khuyến khích Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học); Xác định những cách mới để giảng dạy các lĩnh vực liên quan đến STEM.
- METALS (STEAM + Logic), được giới thiệu bởi Su Su tại trường Cao đẳng Giáo viên, Đại học Columbia.
- STREM (Khoa học, Công nghệ, Robotics, Kỹ thuật và Toán học); Thêm robot như một lĩnh vực.
- STREM (Khoa học, Công nghệ, Robotics, Kỹ thuật và Đa phương tiện); Thêm Media như là một lĩnh vực.
- STREAM (khoa học, công nghệ, robotics, kỹ thuật và toán học); Thêm lĩnh vực người máy.
- STEAM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học)
- GEMS (Kỹ thuật, Toán học và Khoa học và Nữ giới); Được sử dụng cho các chương trình khuyến khích nữ giới vào các lĩnh vực khoa học này.
- BEMS (Kỹ thuật, Toán học và Khoa học và Nam giới); Được dùng cho các chương trình khuyến khích nam giới vào các lĩnh vực khoa học này.
- STEMM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, và y học)
- AMSEE (Toán học Ứng dụng, Khoa học, Kỹ thuật và Kinh doanh)
Phương pháp giáo dục STEM là gì?
Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science Teachers Association – NSTA - Tổ chức uy tín nhất hiện nay trong lĩnh giáo dục khoa học trên thế giới) được thành lập năm 1944, đã đề xuất ra khái niệm giáo dục STEM (STEM education) với cách định nghĩa ban đầu như sau:
“STEM education is an interdisciplinary approach to learning where rigorous academic concepts are coupled with real-world lessons as students apply science, technology, engineering, and mathematics in contexts that make connections between school, community, work, and the global enterprise enabling the development of STEM literacy and with it the ability to compete in the new economy. (Tsupros, Kohler, & Hallinen, 2009)[3]
Tạm dịch “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế mới”. [4]
Chúng ta có thể hiểu cụ thể qua định nghĩa của Bộ giáo dục Việt Nam: “STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.” [5]
Do đó, nền tảng của giáo dục STEM chính là giáo dục khoa học (Science education). Chính giáo dục khoa học là lĩnh vực đề xuất ra các chương trình giáo dục STEM hiện nay[6]. Tại Mỹ, giáo dục khoa học được xem là ngành khoa học nghiên cứu cơ bản và nền tảng giúp đẩy mạnh nền khoa học từ gốc rễ là con người thông qua đào tạo giáo viên dạy khoa học và xây dựng các chương trình giáo dục từ chính quy (formal) và không chính quy (informal) bắt đầu các chương trình giáo dục mầm non đến bậc đại học, từ gia đình đến các hoạt động giáo dục khoa học ngoài xã hội.
Trái ngược với phương pháp giáo dục truyền thống, khi trẻ chỉ đơn giản là tiếp thu kiến thức thụ động từ giáo viên, các bài tập thực hành cũng hạn chế và mang tính rập khuôn máy móc, STEM là lựa chọn vô cùng phù hợp giúp giải quyết mọi hạn chế còn tồn đọng của cách giáo dục cũ. Các bài học STEM thường được lồng ghép vào các dự án vừa học vừa chơi, nơi trẻ có thể làm việc theo nhóm hay cá nhân để vận dụng những kiến thức đa ngành và tạo ra các sản phẩm thực tế. Tùy theo trình độ của các bé, những dự án học tập mới lạ và phù hợp chắc chắn sẽ kích thích sự tò mò và giúp các bé tham gia lớp học một cách chủ động hơn.
Vậy, theo mục tiêu STEM là phương pháp giáo dục dành cho tất cả trẻ em phát triển về khả năng chủ động tìm tòi học tập và áp dụng vào thực tiễn. Đây là kỹ năng mà bất kỹ trẻ em nào trong lứa tuổi nào cũng đều cần thiết. Hơn nữa, các em đam mê làm việc trong ngành STEM sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực tế giúp phát triển nghề nghiệp nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn làm 5 bộ DIY đồ chơi trẻ em đơn giản nhất
- Review 5 bộ đồ chơi STEM mầm non hot nhất hiện nay.
Sự phát triển của giáo dục STEM trên thế giới và Việt Nam
Như đã nêu trên, quay ngược lại thời gian ra đời của khái niệm STEM vào năm 1998 tại Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF). Từ đó, giáo dục STEM phát triển nhanh chóng tại nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, các nước Trung Đông,... Cho tới khoảng năm 2012, Giáo dục STEM bắt đầu lan tỏa tới Việt Nam bằng việc hợp tác với các trường quốc tế, nhiều ngày hội STEM được tổ chức hỗ trợ đắc lực cho nhiều người biết đến khái niệm này, giúp nó trở nên phổ biến và được xem trọng hơn.
Phụ huynh cũng có thể nhận thấy vai trò của giáo dục STEM như cơn sóng lớn tới giáo dục Việt Nam, rất nhanh chóng trở nên phổ biến và áp dụng tại nhiều trường học và trung tâm giáo dục trên cả nước. Không chỉ tại các trường học quốc tế và trung tâm tư thục, giáo dục công lập cũng đã đưa ra những thông báo về việc áp dụng STEM trong dạy và học cho học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh phát triển khả năng tự học, thực hành kiến thức vào thực tiễn đời sống.
Phụ huynh có thể tham khảo một số thông tin về việc ứng dụng STEM tại trường học từ trang Bộ giáo dục Việt Nam:
- Văn bản triển khai thực hiện Giáo dục STEM trong giáo dục trung học từ Bộ Giáo dục Việt Nam.
- Đẩy mạnh giáo dục STEM trong trường phổ thông
- Giáo dục STEM trong trường phổ thông: Không chỉ là lý thuyết
- Áp dụng phương pháp giáo dục theo định hướng STEM: Những kết quả bước đầu tại Việt Nam
- Ngày hội STEM 2017 cho học sinh các cấp khu vực phía Bắc: Nguồn VTV1
- Khai mạc Kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19 (AphO 2018)
- Khai mạc cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học
- Quan tâm đẩy mạnh hợp tác giáo dục Việt Nam - Đan Mạch
- Chất lượng nhân lực do Việt Nam đào tạo có năng lực cạnh tranh quốc tế
Như vậy, bài viết này đã tổng hợp về khái niệm STEM, bản chất và mục tiêu của giáo dục STEM cùng với thực trạng áp dụng của phương pháp này vào trường học cho học sinh hiện nay. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.749.847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Tài liệu tham khảo:
[1] Guest commentary: A “STEM” in Collier County to reach their future.
[2] The Science, Technology, Engineering, and Mathematics Teacher Education Collaborative.
[3] Tsupros, N., Kohler, R., and Hallinen, J. (2009). STEM education: A project to identify the missing components, Intermediate Unit 1 and Carnegie Mellon, Pennsylvania.
[4] Hiểu sao cho đúng về STEM?
[5] Thông tin về STEM từ cổng thông tin Bộ giáo dục
[6] National Research Council. (2011). Successful K-12 STEM education: Identifying effective approaches in science, technology, engineering, and mathematics. National Academies Press.