Lợi ích và tác hại của công nghệ đối với trẻ em - Cân nhắc khi chọn đồ chơi cho trẻ

Ngày tạo: 2024-07-19 4465

Trong thời đại bùng nổ của công nghệ hiện nay, việc trẻ em sử dụng các thiết bị công nghệ để học tập và giải trí cũng nằm trong sự phát triển tự nhiên ấy. Các thiết bị công nghệ thông minh đem đến nhiều hình thức học tập sống động, biến việc học tập và giải trí trở nên dễ dàng, đa dạng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự phát triển trong thế giới công nghệ vượt quá khả năng nhận thức và kiểm soát của nhiều em nhỏ, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đáng báo động về sức khỏe tinh thần - thể chất ở trẻ em. 

Các thiết bị công nghệ có ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ em như thế nào? Trẻ nên sử dụng công nghệ như thế nào để giảm thiểu tác hại không đáng có?

* Ở bài viết này, chúng tôi đề xem xét giữa công nghệ và hoạt động học tập, giải trí cũng như sức khỏe tinh thần - thể chất của trẻ em.

Lợi ích của công nghệ đối với trẻ em

Tiếp cận kho tàng kiến thức khổng lồ, tiên tiến: Internet cung cấp là nguồn tài nguyên khổng lồ với vô số thông tin về mọi lĩnh vực từ khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần thiết bị kết nối internet, bất kỳ trẻ em nào cũng sẽ được tiếp cận với kho tài nguyên đa dạng ấy như những trẻ khác ở các quốc gia phát triển.

Phát triển các kỹ năng học tập một cách thú vị:

Các ứng dụng giáo dục, trò chơi học tập được thiết kế phù hợp với nhận thức và chương trình học tập của trẻ nhỏ. Hướng đến mục tiêu vừa học vừa chơi, chúng được kết hợp âm thanh, hình ảnh và nội dung, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách sinh động, hứng thú hơn trong việc học tập chủ động. Đặc biệt, các thiết bị trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ thực tế ảo trong học tập đang mở ra kỷ nguyên hoàn toàn mới vào thế giới không gian tưởng tượng vô hạn cho trẻ. 

Học từ xa tiện lợi:

Lợi ích lớn có thể kể đến của công nghệ và internet là học tập từ xa. Không chỉ trẻ em mà cả người lớn, tiện ích này đem đến cơ hội học tập xuyên quốc gia, tiếp cận với những khóa học chất lượng cao từ nhiều trường học danh tiếng với mức học phí phải chẳng mà chẳng cần xuất ngoại. Đồng thời, việc học từ xa tại nhà giúp hàng triệu trẻ em vùng sâu vùng xa có thể học tập kiến thức trung học và thi vào đại học quốc tế.

Xem thêm:

Kích thích sự sáng tạo và sáng chế:

Chưa bao giờ con người có thể tiếp cận thông tin, nguồn tài liệu học tập, làm việc dễ dàng như hiện nay. Công nghệ cung cấp đa dạng các công cụ để trẻ sáng tạo nghệ thuật, âm nhạc, lập trình, viết lách, v.v từ nhỏ. Việc sử dụng thiết đúng cách và được nuôi dưỡng đam mê hợp lý sẽ giúp trẻ phát huy được tiềm năng sớm, sáng tạo ra những dự án hữu ích cho tương lai cá nhân và cộng đồng.

Đem điến kho chương trình giải trí và thư giãn hấp dẫn:

Giải trí thông qua các trò chơi thú vị là hình thức giải trí mà bất kỳ trẻ em nào cũng yêu thích. Các chương trình truyền hình đặc sắc, món đồ chơi giáo dục công nghệ tiên tiến, các dự án sáng chế cùng bạn bè hay những giây phút cùng gia đình phiêu lưu vào những chuyến hành trình kỳ diệu,... tất cả tạo ra một tuổi thơ đáng nhớ cho trẻ.

Hỗ trợ học tập và sinh hoạt trẻ em có nhu cầu đặc biệt:

Nhờ có sự phát triển công nghệ, các hoạt động học tập, giải trí, sinh hoạt của các em khiếm thính, khiếm thị, tự kỷ trở nên thuận lợi hơn. Kết hợp với các phương pháp giáo dục ngày càng hiệu quả, các em có thể học tập, giao tiếp và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.

Hạn chế của công nghệ đối với trẻ em

Tạp chí JAMA Pediatrics, một trang chuyên thông tin khoa học về sức khỏe trẻ em và vị thành niên quốc tế đưa tin, không chỉ liên quan đến tỉ lệ béo phì, trầm cảm và hiếu động thái quá cao hơn ở trẻ em, tiếp xúc với màn hình nhiều làm hạn chế các tương tác trực tiếp trong gia đình, với những tác động lâu dài đáng lo ngại.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết rằng việc lớn lên trong môi trường giàu ngôn ngữ là điều quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ sớm. Tiếp xúc với ngôn ngữ sớm có liên quan đến sự phát triển xã hội, chỉ số IQ cao và thậm chí chức năng não tốt hơn.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, thời gian hợp lý để trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc với màn hình các thiết bị điện tử là không quá 60 phút/ngày, đặc biệt không nên để trẻ dưới 1 tuổi tiếp xúc với các loại màn hình này.

WHO cũng khuyến nghị trẻ dưới 5 tuổi tích cực hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc nhằm phát triển thói quen sống tốt, ngăn ngừa bệnh béo phì và các bệnh khác khi lớn lên. Trẻ từ một đến 4 tuổi cần dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày cho các loại hình vận động. Trong khi đó, trẻ sơ sinh nên được nằm chơi trên sàn.

Sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy tính là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em lười vận động, từ đó dẫn đến thừa cân, béo phì và hàng loạt nguy cơ sức khỏe khi trưởng thành như tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh ung thư. Thói quen dùng thiết bị điện tử còn tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. 

Một số tác hại do thói quen sử dụng công nghệ - điện tử quá nhiều, chưa phù hợp đối với trẻ:

  • Tiếp cận nội dung tiêu cực, bạo lực, lừa đảo, bắt nạt,... ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, về lâu dài dẫn lến lệch lạc thế giới quan, nhân cách. Nhiều trẻ em bị bắt nạt, lừa đảo, bắt cóc,... nhiều trẻ em khác trở nên hung hăng khi bắt chước các lời nói thô thiển, hành động bạo lực vô tri từ internet,... đã có trường hợp trẻ em 6 tuổi ở Anh làm theo hướng dẫn “ngu ngốc” của một livestreamer và đã tử vong trước khi mẹ phát hiện ra.
  • Ảnh hưởng mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ: Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều sẽ giảm tương tác trực tiếp giữa các thành viên trong gia đình, giảm sự gắn bó tình cảm, sự tin cậy giữa cha mẹ và trẻ.
  • Tăng nguy cơ trẻ béo phì, giảm hệ miễn dịch, suy giảm thị lực ở trẻ: Tỷ lệ trẻ em béo phì từ thói quen sử dụng thiết bị công nghệ - điện tử chưa phù hợp ngày càng gia tăng, nhất là trẻ ở những thành phố lớn. Kể đến như chơi điện tử quá "độ" khiến trẻ thường ngồi lì một chỗ, rất ít vận động,...
  • Giảm khả năng tập trung và tính kiên nhẫn ở trẻ do trẻ em xem nhiều video ngắn khoảng 1 phút. Sự bùng nổ của xu hướng video ngắn dẫn đến việc “ở đâu cũng gặp video ngắn”, trên hầu như tất cả các kênh mạng xã hội, giải trí,... Đây là tình trạng đáng báo động ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, khả năng tập trung, năng lực học tập của trẻ.

Có thể thấy rằng, sự bùng nổ của công nghệ - điện tử mạnh mẽ vừa đem đến những lợi ích tuyệt vời nhưng cung kèm theo sự “bát nháo” trong nội dung và hình thức. Do đó, xây dựng cho con trẻ thói quen sử dụng thiết bị công nghệ thích hợp theo độ tuổi là phương pháp an toàn bảo vệ con khỏi sự “ô nhiễm tư tưởng từ internet”. Đặc biệt, để làm được điều này, chính cha mẹ hãy trở thành tấm gương cho con noi theo, để con nhận được tình yêu thương và cởi mở, khuyến khích và cùng con tham gia các hoạt động lành mạnh. Từ đó, con cảm nhận được vẻ đẹp, sức hấp dẫn từ thế giới thực, yêu thích các kết nối trực tiếp với bạn bè và người thân, con sẽ chủ động có ý thức sử dụng công nghệ - điện tử lành mạnh hơn. 

3 yếu tố cha mẹ cần cân nhắc khi chọn đồ chơi công nghệ cho con

Độ tuổi và giai đoạn phát triển

Cha mẹ nên chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. Ví dụ, trẻ dưới 3 tuổi nên chơi đồ chơi đơn giản, dễ cầm nắm, trong khi trẻ lớn hơn có thể chơi trò chơi phức tạp hơn, đòi hỏi tư duy logic và giải quyết vấn đề.

Cân nhắc giai đoạn phát triển của trẻ trước khi cho trẻ tiếp xúc với thiết bị công nghệ - điện tử. Gồm phát triển nhận thức, ngôn ngữ, vận động, xã hội và cảm xúc. Cha mẹ nên chọn đồ chơi hỗ trợ phát triển những kỹ năng mà trẻ đang cần rèn luyện. 

Ví dụ: Muốn trẻ phát triển vận động tinh thì không nên cho chơi đồ chơi công nghệ, mà nên tương tác với các đồ chơi giáo dục cơ bản. Muốn trẻ phát triển tiếng Anh thì mới nên cho trẻ học các khóa học trên ứng dụng vui nhộn, uy tín,...

Giá trị giáo dục

Chọn đồ chơi rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ. Các món đồ chơi được thiết kế có giá trị giáo dục cao sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng học tập kết hợp vui chơi, tiếp thu thông tin nhanh hơn. Sử dụng đồ chơi có tính giáo dục sẽ khuyến khích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ, chẳng hạn như đồ chơi nghệ thuật, âm nhạc hoặc xây dựng.

Tính an toàn

Chọn đồ chơi làm từ chất liệu an toàn, không độc hại và không có các bộ phận nhỏ có thể gây nguy hiểm cho trẻ là tiêu chí quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý. Nên mua đồ chơi có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm tra chất lượng và đạt tiêu chuẩn an toàn cho các em. Bên cạnh đó, với các đồ chơi phức tạp hơn, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi an toàn và giám sát trẻ khi chơi.

Ngoài 3 yếu tố này, cha mẹ cũng nên xem xét đến sở thích và mong muốn của con khi chọn đồ chơi công nghệ. Hãy cho con được phép lựa chọn để đảm bảo con thích thú và có hứng thú chơi với món đồ chơi đó.

Xem thêm: 

Thebookland cung cấp đồ chơi giáo dục chuẩn Mỹ chính hãng, cao cấp cho trẻ em theo nhiều chủ đề khác nhau. Các đồ chơi giáo dục được thiết kế phù hợp với độ tuổi và sự phát triển tâm lý - trí não trẻ, giúp cha mẹ dễ dàng lựa chọn cho con em. Nếu cha mẹ chưa biết nên cho con chơi gì, ghé thăm cửa hàng đồ chơi giáo dục của Thebookland, liên hệ đội ngũ tư vấn trên fanpage của chúng tôi để được giới thiệu những món đồ chơi thích hợp với nhu cầu của trẻ nhé!

Như vậy, Thebookland đã chia sẻ về chủ đề Lợi ích và hạn chế của thiết bị công nghệ tới trẻ em. Đồng thời cung cấp 3 yếu tố mà cha mẹ cần cân nhắc khi chọn đồ chơi công nghệ cho con. Mong rằng những thông tin này giúp cha mẹ xây dựng thói quen sử dụng thiết bị thông minh một cách lành mạnh cho các con. Đón xem thêm nhiều tin tức giáo dục mới nhất khác tại Blog của chúng tôi nhé!

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Kế hoạch 1 tuần học homeschooling hiệu quả cho con

Không giống như hình thức học tập tại trường truyền thống, hình thức homeschooling - học tại nhà đòi hỏi học sinh phải chủ động và tự giác hơn trong quá trình học tập của mình. Nên bắt đầu lập kế hoạch và mục tiêu từ sớm để các con biết rằng chúng phải cân đối thời gian của mình cho phù hợp với lịch học mới.

So sánh Abeka, Acellus và Raz-Kids: Cha mẹ nên chọn chương trình nào cho con?

Abeka, Acellus và Raz-Kids là ba trong số nền tảng học tập trực tuyến tại nhà - Homeschool phổ biến, được nhiều bậc phụ huynh và học sinh trên khắp thế giới lựa chọn, trong đó có Việt Nam. Cha mẹ nên chọn nền chương trình nào cho con là phù hợp và hiệu quả tối đa?

6 kế hoạch homeschool cho 1 năm học hiệu quả cho con

Nhiều tiểu bang ở Mỹ công nhân homeschool thường yêu cầu khoảng 180 ngày học cho học sinh học tại nhà. Một số thì nhiều hơn, một số thì ít hơn. Thebookland sẽ giới thiệu đến phụ huynh “6 loại lịch học homeschool và cách áp dụng cho một năm học”

[Homeschool] Raz-Kids: Nền tảng học tập phong phú cho trẻ mầm non và tiểu học

Raz-Kids là một sản phẩm của Learning A-Z, là một nền tảng học tập trực tuyến, kho tài liệu học tập trực tuyến phong phú dành cho trẻ em từ mầm non đến tiểu học. Chương trình học tập trực tuyến này cung cấp các bài đọc đa dạng về chủ đề.