Homeschooling (tự học ở nhà) là một hình thức học tập khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Australia, Canada… và được pháp luật bảo hộ. Hình thức tự học tại nhà cũng là xu hướng xuất hiện từ nhiều năm trước tại Việt Nam, thu hút được sự quan tâm của khá đông phụ huynh tại các thành phố lớn, những người quan tâm đến việc cho con du học trong tương lai.
Quan điểm giáo dục của Homeschooling
Vào những năm 1970, với quan điểm rằng: “Việc các trường chính quy tập trung vào việc học thuộc lòng đã tạo ra một môi trường lớp học áp bức được thiết kế để khiến trẻ em phải tuân thủ. Đồng thời, việc đi học sớm có hại cho trẻ em và trẻ em nên được học ở nhà cho đến khi tám hoặc chín tuổi để mang lại cho chúng một nền giáo dục, tâm lý vững chắc. và nền tảng đạo đức.” John Holt và Raymond Moore, hai nhà lý thuyết giáo dục và là người ủng hộ cải cách trường học đẫ truyền cảm hứng và kêu gọi các bậc cha mẹ “giải phóng” con khỏi nền giáo dục chính quy áp đặt lúc đó và đi theo một phương pháp hiệu quả hơn, ngày nay gọi là Homeschooling.
Sau đó, khi Holt và Moore bắt đầu ủng hộ giáo dục tại nhà, thì giáo dục trẻ em tại nhà đã được chấp nhận hợp pháp ở mọi tiểu bang nhưng phải tuân theo các quy định khá nghiêm ngặt. Ví dụ như yêu cầu phụ huynh phải có giấy phép giảng dạy, trẻ học tại nhà sớm thường làm việc với hội đồng trường học tại địa phương, và phải đáp ứng các yêu cầu về kế hoạch giáo dục tại nhà đã cho phép.
Trong những năm 1980, xu hướng giáo dục trẻ em tại nhà đã thay đổi khi một làn sóng cá nhân mới tham gia vào phong trào này. Là những Cơ đốc nhân theo đạo Tin lành và theo trào lưu chính thống tham gia vào các cuộc chiến tranh văn hóa hùng biện về các trường công lập là “nhà kính của quỷ Satan”, những người này có ác cảm với trường học công lập. Đến năm 1990, homeschooling không còn liên quan đến phong trào cải cách giáo dục theo khuynh hướng tự do và cải cách như những năm 1970, mà thay vào đó là các ý tưởng tôn giáo bảo thủ và Quyền Cơ đốc giáo.
Tại thời điểm này, nhiều vấn đề xảy ra xoay quanh chủ đề homeschooling và các cuộc chiến pháp lý bắt đầu một cách nghiêm túc, khi học sinh học tại nhà phải đối mặt với các phản hồi tiêu cực và bất hợp tác từ phía các trường công lập. Bởi thực tế, một số nhà trường cảm thấy bị đe dọa bởi số lượng học sinh học tại nhà ngày càng tăng.
Sau một thời gian, một số tiểu bang đã thay đổi chính sách cũ và thông qua các quy chế chi tiết và cụ thể hơn về giáo dục tại nhà hiện đại. Tuy nhiên, việc giám sát giáo dục tại nhà ngày nay giữa các tiểu bang vẫn có nhiều điểm khác nhau. Một số bang hoàn toàn không có sự giám sát nào, trong khi những bang khác đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau cho phụ huynh và học sinh homeschooling như kiểm tra hoặc phê duyệt chương trình giảng dạy. Đến năm 1990, hầu hết các bang đã làm hòa và cởi mở hơn với học sinh theo homeschooling.
Ban đầu, nhiều nhà lãnh đạo phong trào homeschooling chỉ tập trung vào việc “giải phóng” trẻ em khỏi những ràng buộc của trường học chính quy và để chúng tự do theo đuổi sở thích của mình. Thì bây giờ, họ lại có một mục tiêu và tầm nhìn tôn giáo và xã hội cấp tiến hơn. Trong đó, trẻ em sẽ được học tại nhà với mục đích cho tương lai rõ ràng hơn, như đủ điều kiện vào làm việc tại chính phủ, giáo dục và các ngành giải trí,...như tất cả học sinh khác.
Homeschooling đã tiếp tục phát triển với những bước nhảy vọt, và được coi là một phương pháp giáo dục thay thế giá dục nhà trường. Ngày càng có nhiều gia đình lựa chọn cho con học tại nhà không phải vì lý do tôn giáo, mà vì phù hợp với nhu cầu gia đình. Ví dụ như lo ngại về bắt nạt học đường, hoặc chất lượng giáo dục nhà trường địa phương kém. Từ sự đa dạng ngày càng tăng này, kết hợp với sự ra đời và phát triển của internet, đã mở ra xu hướng Homeschooling mới và hiện đại hơn, phù hợp với nhu cầu của các gia đình mà vẫn đảm bảo được chất lượng giáo dục cho con.
(Tham khảo Coalition for respontible home education ( CRHE))
Homeschooling tại Việt Nam
Bắt đầu được quan tâm từ năm 2010, đến nay, cùng với sự hội nhập quốc tế và phát triển của công nghệ, Homeschooling đã trở thành một hình thức học tập khá phổ biến tại Việt Nam. Sôi nổi nhất là sự hoạt động của cộng đồng homeschooling Việt Nam, nhiều cha mẹ tham gia và thảo luận, kể cả những người không phải là phụ huynh cũng quan tâm đến.
Mục đích gia đình Việt lựa chọn Homeschooling cho chon
Du học tại các nước phát triển luôn là mơ ước của nhiều gia đình Việt Nam với mong muốn con cái được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, môi trường sống hiện đại và có cơ hội phát triển rộng lớn hơn. Mặt khác, nhiều gia đình có kế hoạch định cư nước ngoài trong tương lai cũng có kế hoạch du học cho con từ sớm. Do đó, hình thức Homeschooling được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Để thuận lợi cho con homeschooling và xử lý các vấn đề liên quan đến du học, các gia đình nên có khả năng về kinh tế, bố mẹ có trình độ học vấn và hiểu biết nhất định. Đồng thời, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ càng về các chương trình homeschooling trực tuyến phổ biến, uy tín để lựa chọn ra chương trình thích hợp với các trường/ địa điểm mà cha mẹ mong muốn con sẽ tới trong tương lai.
Sự phổ biến của Homeschooling tại Việt Nam
Hiện nay, luật pháp Việt Nam (Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học, Luật Giáo dục,...) chưa có khung cho hoạt động giáo dục tại nhà. Mà theo Luật thì việc phổ cập GDTH và THCS là bắt buộc thực hiện tại hầu hết trường học công lập hoặc tư thục, dạy học bằng tiếng Việt theo chương trình phổ thông do Bộ GD&DT quy định. Việt nam chưa có chủ trương hay quy định riêng cho mô hình giáo dục tại nhà - Homeschooling. Đồng thời, chưa có quy chế về đánh giá và công nhận kết quả học tập không ràng buộc với cơ sở giáo dục trường học nên chưa thể đánh giá được chất lượng giáo dục tại nhà.
Mặc dù như vậy, dựa trên nhu cầu du học sớm cho con và định cư nước ngoài của nhiều gia đình Việt Nam. Homeschooling vẫn được xem là sự lựa chọn tối ưu và hiệu quả cho con, đặc biệt là nhiều chương trình giáo dục tại nhà phù hợp với kiến thức của các kỳ thi sát hạch đại học quốc tế như SAT. Do đó, nhiều cơ sở giáo dục hỗ trợ Homeschooling ra đời và trở thành "cánh tay" của nhiều phụ huynh hiện nay. Đồng thờ, tìm được những "cánh tay" uy tín và đảm bảo để gửi gắm con cũng đang là câu hỏi khó của nhiều bậc cha mẹ Việt.
Tại Việt Nam, Abeka và Acellus là 2 trường học trực tuyến được bố mẹ lựa chọn nhiều nhất để Homeschooling cho con. Bởi tính chuyên nghiệp từ hệ thống bài giảng, tài liệu, và quan trọng là được công nhận. Con có thể tiếp tục học tại các trường phổ thống truyền thống, xét tuyển đại học dễ dàng sau với Abeka và Acellus Academy. Khác Acellus Academy, thay vì được lựa chọn các môn học theo ý mình (tối đa 7 môn), học sinh học với Abeka sẽ phải học toàn bộ môn học bắt buộc theo hệ thống như học tại trường học và có thể đăng kí thêm các môn tự chọn.
Sự hiểu biết và áp dụng homeschooling của phụ huynh
Bên cạnh những bố mẹ có sự hiểu biết rõ ràng về homeschooling và du học thì cũng có nhiều phụ huynh có sự hiểu lầm về hình thức này, cho rằng đây là một phương pháp dạy học tiếng Anh tại nhà cho con, hay học thêm tại nhà,... Điều này cho thấy, để bắt đầu homeschooling cho con thì bố mẹ cần trang bị kiến thức về hình thức này cho chính bản thân mình, từ đó mới lập ra mục tiêu và kế hoạch học tập cụ thể cho con.
Xem thêm:
- Homeschooling là gì và 9 điều bố mẹ cần biết trước khi cho con theo học.
- Chi tiết chương trình Homeschooling của Acellus và Power của Mỹ
- Chi tiết chương trình Abeka Homechooling và cách đăng ký
Một số trường hợp về homeschooling Việt Nam
Để hiểu học về các gia đình quyết định cho con giáo dục tại nhà ở Việt Nam, Thebookland tổng hợp một số trường hợp sau từ các báo chính thống Việt Nam:
Phương Anh là học sinh lớp chuyên tiếng Anh của trường THCS Đoàn Thị Điểm từ lớp 6 đến lớp 8. Luôn đạt thành tích học tập xuất sắc, nữ sinh từng đặt mục tiêu thi đỗ chuyên Anh của các trường chuyên nổi tiếng ở Hà Nội. Nhưng khi đi học thêm được vài buổi, em xin nghỉ vì cảm thấy không phù hợp. Thời điểm ấy, mẹ Phương Anh tình cờ biết đến trường Mỹ trực tuyến do một người Mỹ gốc Việt sáng lập. Không còn muốn thi chuyên, Phương Anh xin bố mẹ cho nghỉ ở trường để tự xây dựng chương trình học cho riêng mình.
Năm lớp 11, Phương Anh tham gia chương trình trao đổi văn hóa dành cho học sinh THPT của chính phủ Mỹ tại trường trung học Marion, bang Arkansas. Tại đây, Phương Anh dễ dàng thích nghi với môi trường học mới. Em chọn bốn lớp của chương trình dự bị đại học AP và giành điểm 5 tối đa cho môn tiếng Anh, 4 điểm môn Tâm lý học và Sinh học; 3 điểm môn Lịch sử Mỹ. Kết thúc năm học, em đứng đầu trong 272 học sinh khối 11 của trường.
Hành trình chinh phục các đại học Mỹ của Phương Anh khác các bạn đồng trang lứa khi thay vì đến trường, em theo hình thức homeschool. Dù vậy, trong hồ sơ ứng tuyển đại học, điểm trung bình học tập (GPA) của Phương Anh từ lớp 9 đến kỳ 1 lớp 12 đều đạt 4.0/4.0, IELTS 8.5 và 33/36 điểm ACT (bài thi chuẩn hóa dùng nộp đơn vào đại học Mỹ).
Xem đầy đủ: Cô gái homeschool chinh phục 8 đại học Mỹ - Báo VNexpress
Cho hai con trai Thái Anh (sinh năm 2003) và Nhật Anh (sinh năm 1998) homeschool cũng là quyết định của gia đình chị Lê Thị Thanh, Q.Tân Bình, TP.HCM. Chị Thanh cho biết, lý do của quyết định này là vì có nhiều bất cập trong cách giáo dục của trường công lập khiến anh chị rất bức xúc, chẳng hạn như những hình thức phạt không hiệu quả, chương trình học thừa thãi một cách vô lý khiến học sinh quá tải, bài tập về nhà quá nhiều…
Sau khi quyết định cho con học ở nhà, chỉ có chị Thanh vẫn tiếp tục công việc giảng dạy, còn chồng chị nghỉ ở nhà để học cùng con. Ngoài sách, tài liệu do anh chị chọn lọc, con đều xem các kênh truyền hình bằng tiếng Anh, xem phim hoạt hình, học tiếng Anh bằng các phần mềm trên máy tính, internet... Anh chị cũng định hướng cho hai con luyện thi chứng chỉ trung học quốc tế IGCSE và du học sau khi tốt nghiệp.
Cho hai con trai Thái Anh (sinh năm 2003) và Nhật Anh (sinh năm 1998) homeschool cũng là quyết định của gia đình chị Lê Thị Thanh, Q.Tân Bình, TP.HCM. Chị Thanh cho biết, lý do của quyết định này là vì có nhiều bất cập trong cách giáo dục của trường công lập khiến anh chị rất bức xúc, chẳng hạn như những hình thức phạt không hiệu quả, chương trình học thừa thãi một cách vô lý khiến học sinh quá tải, bài tập về nhà quá nhiều…
Chị Nguyễn Thúy Uyên Phương, sáng lập Trường ngoại khóa Tomato Children’s Home cho rằng, chị cũng sẽ không chọn homeschool hoàn toàn cho con vì giáo dục luôn phải gắn với cuộc sống. “Đứa trẻ nào cũng cần phải tương tác với môi trường bên ngoài gia đình, nơi có bạn bè, thầy cô vì ngoài kiến thức học thuật, các em còn cần được học về lòng nhân ái, sự chia sẻ, cách giao tiếp…”.
Cũng theo chị Uyên Phương, ở Châu Âu hiện nay khá phổ biến mô hình trường tinh gọn (micro-school). Trường này thường chỉ có hai, ba lớp với 50-70 học sinh, có trường chỉ khoảng 30 học sinh. Do số lượng học sinh ít nên giáo viên có điều kiện tương tác và phát triển từng cá thể chu đáo hơn.
Dù ở hình thức và chương trình nào thì homeschool ở Việt Nam có xu hướng tăng dần như nhu cầu tất yếu của xã hội. Nhiều quan điểm cho rằng, giáo dục tại gia có được hệ thống giáo dục Việt Nam công nhận hay không chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng nhiều người trong ngành cho rằng, một khi hình thức này phát triển hơn nữa sẽ trở thành động lực để đổi mới giáo dục Việt Nam trong tương lai tốt hơn cho trẻ em.
Mua sách học Homeschooling phong phú tại Thebookland
Phụ huynh có nhu cầu mua sách homeschooling cho con và sách tương tác bằng tiếng Anh chính hãng từ các NXB hàng đầu thế giới thì nhà sách ngoại văn online Thebookland là một sự lựa chọn tốt. Chúng tôi chuyên cung cấp thư viện đầu đời cho trẻ em, sách hoạt động, sách khoa học, văn học, nghệ thuật và rất nhiều thể loại khác nữa. Đặc biệt, nhiều trường học quốc tế tại Việt Nam là khách hàng lớn của chúng tôi trong thời gian dài lâu. Thebookland tự hào là đơn vị nhập khẩu sách ngoại văn tiếng Anh chính hãng, phong phú giúp bố mẹ viết có nhiều sự lựa chọn cho con, giúp các con tiếp cận với tri thức kinh điển quốc tế, mới nhất và an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm các tựa sách phong phú cho con Homeschooling:
Như vậy, bài viết này đã chia sẻ về nguồn gốc của Homeschooling và thực trạng giáo dục tại nhà ở Việt Nam cập nhật mới nhất tới độc giả. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Cùng tham khảo chuyên mục Blog để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Lưu ý: Thebookland chỉ cung cấp các loại sách và đồ chơi giáo dục hỗ trợ cho chương trình Homeschooling, không bán khóa học/ nhận học viên Homeschooling. Cảm ơn Quý phụ huynh đã quan tâm và mời quý vị tham khảo đồ dùng học tập cho các con tại chuyên mục Shop của Thebookland!