Mỗi mùa hè, chồng tôi sẽ tặng tôi một món quà quý giá: anh ấy đưa bọn trẻ đến một nơi vui vẻ, như sở thú hoặc bảo tàng khoa học, để tôi có thể một mình lên kế hoạch cho năm học trong ngôi nhà yên tĩnh. Tôi đã tận dụng sự yên bình ấy để sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập của từng đứa trẻ vào hộp đựng hồ sơ của các con trong năm học mới.
Không giống như hình thức học tập tại trường truyền thống, hình thức homeschooling - học tại nhà đòi hỏi học sinh phải chủ động và tự giác hơn trong quá trình học tập của mình. Nên bắt đầu lập kế hoạch và mục tiêu từ sớm để các con biết rằng chúng phải cân đối thời gian của mình cho phù hợp với lịch học mới, đồng thời các con có thể tự định hướng lượng bài học cần hoàn thành mỗi ngày.
Đặt mục tiêu học tại nhà cho năm nay
Tôi có một cậu con trai 11 tuổi, một cô con gái 9 tuổi, chúng đều đang học tiểu học. Tôi viết ra mục tiêu học tập phù hợp với từng đứa trẻ ở ba lĩnh vực: Học tập , Tâm linh và Trách nhiệm.
Trong mục tiêu học tập, tôi đã liệt kê lý tưởng về những kiến thức và kỹ năng chúng tôi muốn mỗi đứa trẻ nắm vững trong năm đó, chẳng hạn như luyện đọc sách tiếng Việt theo từng chương, làm phép toán cơ bản, thành thạo bảng cửu chương, ghi nhớ từ vựng tiếng Việt/Anh, hiều về sự phát triển của các loài hoa thường gặp, học cách kết bạn mới.... Một trong những đặc điểm nổi bật của việc học tại nhà mà tôi rất thích đó là có thể điều chỉnh chương trình học tập theo quỹ thời gian, sở thích và thế mạnh của các con.
Đối với mục tiêu tâm linh, tôi đã liệt kê và cầu nguyện về những phẩm chất đạo đức con cần được chú ý và rèn luyện thêm, chẳng hạn như giảm tính hay phàn nàn và thiếu kiên nhẫn.
Sau đó, tôi cân nhắc những việc nhà nhỏ vừa sức với các con, giúp rèn luyện tính độc lập, ý thức và học cách quan tâm cha mẹ bằng các hoạt động lau nhà, dọn đồ chơi, xếp quần áo khô, giặt giũ hoặc nấu bữa trưa,... Sau đó, chồng tôi sẽ xem lại danh sách và chúng tôi sẽ cùng nhau sửa đổi hợp lý hơn.
Bên cạnh đó, trong thời gian tĩnh tâm một mình, tôi cũng lập danh sách những cuốn sách và đồ dùng hỗ trợ học tập tại nhà còn thiếu cho con. Ngoài những cuốn sách giáo trình theo chương trình học tập căn bản mà con tôi theo học, tôi sẽ mua thêm các cuốn sách tham khảo phong phú hơn. Một số chủ đề sách tôi yêu thích như: sách bách khoa về thiên nhiên, sách hoạt động vui chơi ngoài trời, sách hướng dẫn sáng chế, sách văn học thiếu nhi và các món đồ chơi giáo dục STEM phát triển vận động tinh và tư duy sáng tạo cho con.
Sau khi vạch ra kế hoạch homeschool cho cả năm, tôi bắt tay vào thực hiện, lập kế hoạch hàng tuần dựa trên các mục tiêu và kỳ vọng, sau đó xây dựng thói quen hàng ngày.
Kế hoạch cho một tuần
Sau khi viết ra mục tiêu chung cho năm, tháng, tuần, vào tối Chủ Nhật, tôi thường dành khoảng một giờ để lập kế hoạch chi tiết cho một tuần homeschooling và giải trí cho con. Khi tôi viết bài viết này lần đầu, tôi đang chuẩn bị cho cậu con trai mười một tuổi của mình tham gia chương trình Thử thách hội thoại cổ điển vào mùa thu, vì vậy tôi đặc biệt muốn con mình tự chịu trách nhiệm và chủ động luyện tập nhiều hơn cho việc học của mình.
Có nhiều lịch trình homeschooling phổ biến và gia đình tôi lựa chọn Lịch học tại nhà 4 ngày, bởi thời gian học tập vừa đủ với lượng kiến thức mà các con lứa tuổi tiểu học cần bổ sung. Đồng thời, Lịch trình này có tính linh hoạt cao, cha mẹ và con có thể cùng dành thời gian cho nhiều hoạt động khác cùng nhau ngoài việc học tập và làm việc của vợ chồng tôi.
Lịch trình tuần học tại nhà 4 ngày, con sẽ học từ thứ 2 tới thứ 5, nghỉ thứ 6, 7, chủ nhật. Mỗi tuần con có 3 ngày nghỉ để hoàn toàn tập trung vào các hoạt động sáng tạo, cuộc thi thiết kế, đi cắm trại cả gia đình hay về thăm ông bà nội ngoại theo sở thích.
Mỗi tuần có 4 ngày học, mỗi ngày học 2 buổi, mỗi buổi học 2 môn, mỗi môn học tối thiểu trong 1h - 1h30 phút. Khoảng 25 phút, con sẽ được nghỉ 5 phút, nghĩ 15p trước khi qua môn học khác. Tổng cộng có 3 đợt học 25p và 2 khoảng nghỉ 5 phút cho mỗi môn học trong một buổi. Con tôi đáp ứng và tập trung hiệu quả với khung thời gian này. Các cha mẹ khác có thể thay đổi theo khả năng tiếp thu kiến thức và tập trung của con.
Lưu ý rằng, tính tập trung và kiên trì là kỹ năng đòi hỏi sự luyện tập cùng với sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ nhỏ. Cha mẹ cần linh hoạt yêu cầu con rèn luyện, cố gắng hoàn thành bài tập theo tiêu chí hoặc giảm bớt mục tiêu cho con nếu con có dấu hiệu quá tải.
Con trai 11 tuổi sẽ học 7 môn: Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, Khoa học, kỹ năng sống, Thể dục, Nghệ thuật (Vẽ tranh). Thứ tự các môn học có thể được thay đổi khác nhau theo tuần linh hoạt nếu cần thiết.
- Thứ 2: Sáng: 9h - 10h30: Tiếng Việt, 10h45 - 11h45: Kỹ năng giao tiếp. Chiều: 2h30 - 4h: Toán, 4h15 - 5h45: khoa học
- Thứ 3: Sáng: 9h - 10h30: Tiếng Anh, 10h45 - 11h45: khoa học. Chiều: 2h30 - 4h: Tiếng Việt, 4h15 - 5h45: Thể dục
- Thứ 4: Sáng: 9h - 10h30: Tiếng Việt, 10h45 - 11h45: Nghệ thuật. Chiều 2h30 - 4h: Toán, 4h15 - 5h45: Kỹ năng giao tiếp
- Thứ 5 hoặc thứ 6: Sáng: 9h - 10h30: Tiếng Anh, 10h45 - 11h45: Toán. Chiều: 2h30 - 4h: khoa học, 4h15 - 5h45: Tiếng Việt
Riêng gia đình tôi, ngoài các bài học trong tuần cho con, tôi quan tâm tới thực đơn các bữa ăn cho gia đình. Vì tôi thấy rằng nếu gia đình có một thực đơn và mua nguyên liệu trước thì chúng tôi sẽ tiết kiệm được thêm 2-3 giờ mỗi ngày cho việc lựa chọn món ăn, tới siêu thị lựa chọn thực phẩm. Đối với nhiều người, việc chuẩn bị bữa ăn có thể rất dễ dàng và đơn giản nhưng tôi khá quan tâm vào dinh dưỡng của bữa ăn, nên việc kế hoạch cho cả thực đơn là điều cần thiết với gia đình tôi.
Mặc dù vậy, gia đình tôi đôi lúc vẫn thích thưởng thức hương vị của các món ăn nhanh, như Pizza, gà rán,...
Lưu ý khi sắp xếp lịch homeschooling cho con
Bên cạnh đó, tôi đã cân nhắc cẩn thận khối lượng hoạt động của con trai mỗi ngày và sắp xếp phù hợp, sao cho con vừa tăng hứng thú với thử thách, vừa vui vẻ mà không cảm thấy quá tải. Tôi mong đợi con sẽ làm bài tập một cách độc lập, chủ động tìm tới khi gặp tôi những câu hỏi khó, tự đánh dấu các bài học đã hoàn thành trong ngày.
Chẳng hạn như trong môn toán, tôi mong đợi con trai tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi, cho tới khi con đã áp dụng hết các phương pháp mà vẫn chưa giải ra thì mới tới và hỏi tôi.
và điều đó dạy con cách tự tìm câu trả lời. Con gái 9 tuổi của tôi cũng đang được rèn luyện tính độc lập bằng cách có hướng dẫn làm bài tập riêng.
Trước khi bắt đầu mỗi buổi học, tôi sẽ giới thiệu các bài học và hướng dẫn các con tự học bài, làm bài tập. Sau đó, tôi giữ khoảng cách của mình và các con ở mức gần để vừa đủ quan sát quá trình học tập và có mặt khi con cần giải đáp thắc mắc. Tôi thường ngồi cạnh con ở bàn hoặc ở phòng bên cạnh bếp để học để tôi có thể dọn dẹp hoặc chuẩn bị bữa ăn trong khi chúng làm bài tập. Ngoài ra, khi tôi thấy có cơ hội giúp phát triển một khái niệm hoặc mô hình hóa một kỹ năng nào đó cho con, tôi sẽ lại gần.
Vào buổi chiều, khi các con tự đọc sách, vui chơi ngoài trời,... tôi có thể lên kế hoạch và hoàn thành công việc của mình. Đặc biệt, tôi luôn chào đón, thích thú việc các con ghé qua kể cho tôi nghe về việc đọc sách của chúng.
Xem thêm:
- Xu hướng Homeschooling tại Việt Nam 2024
- Chi tiết chương trình Homeschooling của Acellus và Power của Mỹ
- Chi tiết chương trình Abeka Homeschooling và cách đăng ký
Như vậy, Thebookland đã chia sẻ về cách lập kế hoạch 1 tuần học homeschooling cùng con. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Xem thêm các thông tin về giáo dục mới nhất tại chuyên mục Blog của chúng tôi.
Lưu ý: Thebookland chỉ cung cấp các loại sách và đồ chơi giáo dục hỗ trợ cho chương trình Homeschooling, không bán khóa học/ nhận học viên Homeschooling. Cảm ơn Quý phụ huynh đã quan tâm và mời quý vị tham khảo đồ dùng học tập cho các con tại chuyên mục Shop của Thebookland.
Tham khảo: classicalconversations.com