Tại sao trẻ em bây giờ hay đòi hỏi hơn, căng thẳng hơn và cô đơn hơn bao giờ hết?

Ngày tạo: 2022-12-27 1145

Mới đây, bài phỏng vấn trên CNN với Tiến sĩ Jean Twenge về "nguyên nhân tại sao trẻ em bây giờ sống trong sự đầy đủ về vật chất lại cảm thấy căng thẳng và cô đơn" nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh và các nhà giáo dục trên thế giới. Tại Việt Nam, sức khỏe tinh thần của trẻ em bị tác động bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ - khoa học cũng là chủ đề quan trọng được thảo luận. Cùng Thebookland tìm hiểu về về chủ đề đáng chú ý này nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ trở nên căng thẳng và cô đơn hơn

Tiến sĩ Twenge bắt đầu thực hiện nghiên cứu cách đây 25 năm về sự khác biệt về thế hệ. Cho đến năm 2011 -2012, cô đã nhận thấy những thực trạng về tâm lý trẻ em khiến cô sợ hãi. Mặc dù phát hiện của nghiên cứu này là cách đây đã 10 năm, nhưng cho đến nay nhiều phụ huynh vẫn chưa có kinh nghiệm trao tình yêu thương đúng cách và giáo dục con trẻ. Điều này kết hợp với nhiều nguyên nhân khác khiến cho trẻ em bây giờ thường hay đòi hỏi, căng thẳng và cảm thấy rất cô đơn, mặc dù sống trong điều kiện vật chất đầy đủ hơn.

Twenge đưa ra một vài số liệu chứng minh thực trạng về khủng hoảng tâm lý đáng lo ngại ở trẻ em như: Trẻ cảm thấy bị bỏ rơi và cô đơn, mức độ trầm cảm gia tăng 50% giai đoạn 2011-2015, tăng đáng kể tỷ lệ tự sát, gia tăng tình trạng thiếu ngủ,... Ngày càng nhiều trẻ em bắt đầu nói rằng họ cảm thấy "buồn, vô vọng, vô dụng,...”, và rằng trẻ không có khả năng làm điều gì đúng đắn, thể hiện dấu hiệu trẻ bị trầm cảm. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cô đơn, căng thẳng và hay đòi hỏi ở trẻ em là từ Công nghệ, sự nuông chiều trẻ em và sự ít tương tác xã hội.

Sự tiếp xúc không lành mạnh với thiết bị công nghệ: 

Sự bùng nổ về công nghệ trong thời đại số 4.0 tạo điều kiện cho các trẻ được tiếp xúc với mạng internet dễ dàng, các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau chưa được kiểm duyệt, những trò chơi oái ăm độc hại, những thử thách gây chết người,... Khi trẻ em chưa biết sách sử dụng mạng internet lành mạnh, chúng sẽ dễ dàng bị “đầu độc”, nghiện mạng xã hội và game online mà giảm tiếp xúc với xã hội và sa sút học tập, tình trạng bắt nạt trên mạng internet tăng cao,... Mải mê với những thông tin độc hại mà vô tình lại bỏ qua khu vườn tâm hồn trẻ em không được chăm sóc.


Trẻ em được chiều chuộng quá mức: 

Việc cho trẻ bất kỳ thứ gì chúng đòi hỏi xuất phát từ tình yêu thương từ phụ huynh nhưng lại vô tình “dạy” cho bộ não trẻ phản ứng đòi hỏi nhiều hơn. Đặc biệt, khi trẻ không nhận được thứ chúng muốn thì trẻ sẽ hành xử chống đối và chỉ nghĩ cho lợi ích tức thời của trẻ mà không biết hài lòng, cảm thông.

Ít tương tác xã hội, ít kết bạn: 

Sự tiếp xúc xã hội và xây dựng các mối quan hệ bạn bè lành mạnh là một trong các yếu tố quan trọng trong giai đoạn phát triển tính xã hội của trẻ. Giúp trẻ chuyển đổi tốt từ trạng thái “chỉ nghĩ đến bản thân” sang “biết nghĩ đến người khác” trong quá trình phát triển. Do đó, khi không được kết bạn đủ để sẻ chia, yêu thương, và học được các điều thú vị với các bạn đồng trang lứa thì sẽ tạo ra sự cô đơn và thiếu tự tin rất lớn trong lòng trẻ.

Làm cha mẹ, chúng ta có thể giúp gì cho con hạnh phúc hơn?

1. Dành 15 phút mỗi ngày cho con

Bạn có biết rằng trung bình cha mẹ dành thời gian chơi với con mình ít hơn 20 phút mỗi ngày để xây dựng sự gắn kết tình cảm chặt chẽ với trẻ? Tôi đã biết được điều này trong khoá đào tạo trị liệu thông qua vui chơi của mình. Hãy cố gắng kết nối lại với con mình hàng ngày. Hãy dành thời gian tương tác một – một, mỗi đứa trẻ 15 phút riêng với bố mẹ mỗi ngày. Không thiết bị điện tử, không Ipad, không TV. Hãy để trẻ là người hướng dẫn của bạn, cho trẻ lựa chọn hoạt động. Khoảng thời gian này sẽ giúp bạn không còn cảm thấy xã cách con và nó cho phép bạn kết nối với con mình.

Hãy trở về với những gì chúng ta thường làm trước khi có điện thoại, trở về với những gì cha mẹ chúng ta đã làm khi chúng ta còn nhỏ, dành thời gian để chơi những trò chơi với lũ trẻ.

2. Hãy để trẻ được buồn chán

Nhiều bậc phụ huynh luôn căng thẳng về việc chuẩn bị thứ gì đó cho trẻ làm để tránh cho trẻ nhàn rỗi và nhàm chán. Nhưng sự buồn chán sẽ không giết chết chúng mà sẽ thực sự khiến trẻ mạnh mẽ hơn” – Tạp chí Y học dự phòng Hoa Kỳ American Journal of Preventive Medicine

Sẽ thế nào nếu thay vì cố gắng giữ cho trẻ bận rộn và giữ cho chúng khỏi buồn chán, chúng ta chỉ việc để cho trẻ chán. Sẽ thế nào nếu chúng ta nói với con: “ồ, con thật may mắn khi buồn chán” (Đây là sự thật, phải vậy không? Lẽ nào chúng ta không ước rằng mình có thời gian để mà buồn chán?) Đừng dùng thiết bị điện tử để khiến chúng bận rộn, cũng đừng bảo chúng là bạn sẽ đưa chúng đi chơi đâu đó.

Hãy để con bạn buồn chán và quan sát xem:

  • Quan sát tâm trí con bạn trở nên tĩnh lặng và quan sát hứng thú nào của trẻ sẽ xuất hiện
  • Quan sát hứng thú của trẻ dẫn dắt trẻ tạo ra trò vui của riêng mình
  • Quan sát việc nhu cầu hay đòi hỏi hài lòng ngay lập tức của trẻ dần dần mất đi.

Hãy để con được buồn chán, bởi vì buồn chán chính là con đường để một người học hỏi và tìm hiểu về bản thân mình.

3. Dạy trẻ làm điều gì đó để trẻ tự hào về bản thân

Tác hại của việc hối lộ trẻ để chúng làm gì đó là chúng có thể sẽ lớn lên với niềm tin rằng: chúng luôn luôn xứng đáng một phần thưởng chỉ đơn giản để chúng thực hiện những gì chúng cần phải làm (ngay cả khi không có phần thưởng). Chắc chắn không phụ huynh nào mong muốn muốn các con hỏi rằng: “Thế con được cái gì mỗi lần tôi cần chúng thực hiện một nhiệm vụ đơn giản như đánh răng hay đi giày”. Tôi không muốn chúng nghĩ ngợi về việc thương lượng điều kiện hay lợi ích với tôi về các nhiệm vụ hàng ngày là một lựa chọn. Thay vào đó, bất kì phụ huynh nào cũng mong muốn con có thể cảm thấy được niềm vui và hạnh phúc khi được giúp đỡ bố mẹ, tự hào vì bản thân tự làm được các việc cá nhân. (Brittany, Blog A Healthy Slice of Life).

Xem thêm: 

4. Trò chuyện trước giờ đi ngủ cùng con

Hãy luôn dành 10 phút giờ đi ngủ để nói chuyện với con bạn. Với những gia đình có nhiều con hay mới có em bé, điều tưởng đơn giản này cũng không hề dễ dàng. Khi con bạn nói rằng, Mẹ ơi mẹ nằm xuống với con được không, nhiều khi sẽ nhận được câu trả lời kiểu như: Mẹ phải cho em ngủ đã. Con ngủ trước đi nhé. Thời gian buổi tối trước khi đi ngủ với con trẻ vô cùng quan trọng, bố mẹ ở bên trò chuyện và kể chuyện cho con sẽ tạo ra tình cảm yêu thương bền chặt mãi cho đến khi trẻ trưởng thành vẫn ghi nhớ. Giúp dạy trẻ trưởng thành với sự quan tâm đủ để trẻ biết sẻ chia và quan tâm người khác. 

Hãy cố gắng dành 10 phút thôi cho con bạn để trò chuyện vào giờ đi ngủ, nó sẽ khiến con bạn biết rằng, ngay giờ đây, lúc này, con là điều quan trọng nhất của bố mẹ.

5. Cho trẻ biết chịu trách nhiệm

Để trẻ làm việc nhà không chỉ là làm sạch nhà cửa, mà còn có ý nghĩa hơn thế nhiều. Những trách nhiệm đó gia tăng giá trị bản thân của trẻ. Chúng dạy trẻ cách làm việc. Chúng dạy trẻ chăm lo đến những thứ xung quanh mình. Trách nhiệm cũng dạy trẻ cách trở thành một phần của cái gì đó lớn hơn bản thân mình.

“Để phát triển lòng tự trọng cao, một người cần có mục đích. Yếu tốt then chốt để có lòng tự trọng cao nằm ở chỗ cách bạn nhìn nhận mình như một người có cống hiến, đóng góp.  Nói cách khác, trong tiến trình phát triển của trẻ, việc nhà đóng vai trò rất lớn đối với lòng tự trọng của trẻ.” (Impact Parenting.com)

6. Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và ngủ ngon

Trong cuốn sách NurtureShock: New Thinking About Children (đã dịch sang tiếng Việt với tên Cú sốc dưỡng dục -Tư duy mới về trẻ em), tác giả đã dẫn các nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể làm cho trẻ em ngu ngốc hơn. Có sự tương quan rõ ràng giữa điểm số và lượng thời gian đi ngủ của trẻ. “Mất một giờ đi ngủ tương đương với (mất đi) hai năm trưởng thành và phát triển não bộ.”  Vì vậy, hãy đảm bảo con bạn ngủ đủ.​

7. Đặt ra giới hạn với thiết bị công nghệ cho con

Chúng tôi có một nguyên tắc đơn giản: Không sử dụng thiết bị điện tử trong suốt cả tuần trừ khi đó là một chương trình mà cả nhà cùng xem trên TV. Điều này có nghĩa là lũ trẻ không được sử dụng laptop (trừ khi phải làm bài tập hay nhiệm vụ gì đó ở trường học cần tới máy tính), máy tính bảng, iPods, điện thoại… Nếu lũ trẻ chuẩn bị đi học nhanh chóng vào buổi sáng, chúng có thể xem TV cùng nhau trước khi đến trường. Nếu chồng tôi và tôi xem chương trình Jeopardy hay Planet Earth, chúng có thể xem cùng bất kỳ lúc nào. 

Sở dĩ chúng tôi có nguyên tắc như vậy là do lũ trẻ đã có rất nhiều thời gian sử dụng công nghệ ở trường, do vậy không cần tiếp xúc thêm ở nhà nữa.

  • Chúng được phép xem các thiết bị công nghệ vào sáng thứ 7 và sáng chủ nhật, nếu đã chuẩn bị sẵn sàng để đi nhà thờ và có thời gian rảnh trước khi đi. Chúng cũng có thể sử dụng khi trong các chuyến đi đường dài và một số ngoại lệ như sự kiện thể thao cả ngày, lúc chờ để đón anh chị từ xe bus của trường…

Dựa trên thực tế của gia đình mình, bạn có thể vạch ra giới hạn đối với thiết bị điện tử: giờ nào được phép dùng và không được phép, tránh việc trẻ nghiện các thiết bị điện thử.

Xem thêm:

8. Luôn lắng nghe và thấu hiểu con

Hãy để trẻ biết rằng bạn luôn sẵn sàng ở bên cạnh chúng. “Nếu con cảm thấy buồn hay có vấn đề gì đó qúa lớn để con tự xử lý dễ dàng, hãy nói với mẹ.” Tôi thường xuyên nhắc các con là tôi luôn luôn ở bên cạnh chúng để nói chuyện về các vấn đề, hay chỉ lắng nghe, hoặc đưa ra lời khuyên. “Mẹ luôn ở bên cạnh con vào bất kỳ thời gian nào.” Hãy nhắc nhở con bạn thường xuyên về việc đó.

9. Đặt điện thoại xuống

Hãy một quy tắc với chính mình rằng bạn sẽ giới hạn thiết bị điện tử vào thời gian ở nhà, chẳng hạn ở gia đình tôi, đó là lúc con tôi đi học về cho đến lúc chúng đã đi ngủ.

"Gần một phần ba trẻ em cảm thấy không quan trọng khi cha mẹ sử dụng điện thoại di động của họ trong giờ ăn, trò chuyện, xem TV và giờ chơi ngoài trời, theo một nghiên cứu gần đây. Một nghiên cứu AVG Technologies đã khảo sát hơn 6.000 trẻ em, từ 8 đến 13 tuổi, ở các nước Brazil, Úc, Canada, Pháp, Vương quốc Anh, Đức, Cộng hòa Séc và Hoa Kỳ.

Cuộc khảo sát phát hiện ra rằng 32% trẻ em cảm thấy không quan trọng khi cha mẹ của họ bị phân tâm bởi điện thoại. Những đứa trẻ nói rằng chúng phải cạnh tranh với công nghệ để giành lấy sự chú ý của cha mẹ, và 28 % phụ huynh đồng ý với quan sát này. (Tạp chí Y học Dự phòng Hoa Kỳ)

10. Dạy trẻ cách làm cùng bạn

Nếu bạn muốn con bạn thay đổi, trước tiên bạn phải thực hiện thay đổi. Cho trẻ thấy những ưu tiên của bạn. Hãy hành động theo cách mà bạn muốn con mình hành động và chúng sẽ nhanh chóng học theo bạn. Hãy để con bạn nhìn thấy bạn đọc sách, rửa bát đĩa, nấu bữa tối, trò chuyện và nhìn vào mắt người đối diện. Hãy thể hiện sự tử tế, nhất quán, chăm chỉ và chắc chắn rằng con bạn sẽ noi gương bố mẹ chúng.

Như vậy, bài viết này đã lý giải nguyên nhân trẻ em bây giờ thường xuyên, đòi hỏi hơn và cô đơn hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó là các cách giúp bố mẹ trở thàn người bạn đồng hành tuyệt vời cùng con. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.749.847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

(Nguồn tham khảo Yourmodernfamily.)

Tin tức liên quan

Xem tất cả

9 vấn đề lớn mà giáo dục trẻ em đang phải đối mặt 2024

Theo tờ Concern, sau đây là 9 vấn đề hàng đầu mà giáo dục phải đối mặt vào năm 2024. Nhận thức được những gì đang diễn ra trong thế giới giáo dục là sẽ giúp cha mẹ nắm bắt được tình hình giáo dục trẻ em hiện nay, từ đó đưa ra những phương pháp và giải pháp giáo dục hiệu quả hơn cho con từ sớm.

Các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới (P2)

"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới." — Nelson Mandela. các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới này sẽ giúp phụ huynh lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp cho con.

9 điều con rất muốn thổ lộ với cha mẹ

Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi rằng, bản thân đã thật sự lắng nghe con, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu mà bản thân muốn con phải làm được? Có thể con bạn muốn bày tỏ với bạn 9 điều này đấy!

7 cách giúp con tự giác sử dụng Internet an toàn và lành mạnh

Internet là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho trẻ em và cả người lớn học tập, giải trí và kết nối với cộng đồng. Tuy nhiên, Internet cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho trẻ em nếu không sử dụng một cách an toàn. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ dàng bị nhiều kẻ lừa đảo, bắt nạt trên mạng nhắm đến.