[Kinh doanh] 7 bước cần làm để mở tiệm sách và "sống" được với nghề

Ngày tạo: 2023-04-05 2984

Sách là một trong những sản phẩm vô cùng cần thiết đối với con người, được ưu tiên tiếp theo các mặt hàng thiết yếu hàng ngày như thực phẩm, y tế. Bởi sách cung cấp nguồn tri thức quan trọng trong giáo dục và công việc cho mọi đối tượng độc giả. Trẻ em không thể thiếu sách để học tập và người lớn cũng không thể không tham khảo sách để phát triển bản thân và kỹ năng nghề nghiệp, hay đọc để thư giãn tâm hồn vào thời gian rảnh rỗi.

Đối với những người yêu sách, sở hữu một tiệm sách là ước mơ được ấp ủ đang chờ ngày nở rộ. Niềm đam mê với sách là động lực lớn lao giúp bạn nỗ lực hơn, dành nhiều thời gian và tâm huyết đầu tư vào hiệu sách hơn. Tuy nhiên, để sống được với nghề thì tình yêu sách là chưa đủ, các chủ hiệu sách cần phân tích được nhu cầu thị trường, định vị bản thân với các đơn vị cạnh tranh khác,.... Câu hỏi đặt ra ở đây là: Cần làm gì trước khi mở hiệu sách để phát triển lâu dài?

Kinh doanh sách có lợi nhuận không?

Hiện nay, thương hiệu, quy mô và sự đa dạng của tựa sách sẽ quyết định lợi nhuận thu được của các nhà sách, tiệm sách online hay các cộng tác viên bán sách. Đối với cộng tác viên bán sách, họ xem đây là một công việc làm thêm vì yêu sách, lợi nhuận cũng mang tính “bổ sung” cho thu nhập chính hàng tháng, khoảng vài triệu đồng. Mặt khác, nhà sách lớn sẽ mang về lợi nhuận lớn hơn tương đương với mức đầu tư bỏ ra, trung bình từ hàng chục đến hàng trăm triệu một tháng. Tuy nhiên, các chi phí này cần tính cả chi phí mặt bằng, lương nhân viên, thuế,...

Hiện nay, hành vi tiêu dùng, nhu cầu và thu nhập của khách hàng trong thời đại số ảnh hưởng rất nhiều đến lượng mua sách của độc giả. Trong thời kỳ mua hàng trực tuyến rất được ưa chuộng này, nhiều khách hàng tới nhà sách chỉ để tham khảo sách, sau đó mua hàng online giá tốt nhất. Nhiều tiệm sách truyền thống chưa bắt kịp được với xu hướng tiêu dùng hiện đại của khách hàng, nên đã phải đóng cửa do lỗ vốn. Các cộng tác viên bán sách dù yêu sách nhưng cũng từ bỏ vì tốn nhiều thời gian mà không có lợi nhuận, ngược lại còn phải “ôm” nhiều hàng tồn. Kể cả các nhà sách lớn cũng có những thời kỳ xuống dốc, “bán duy trì” mặt bằng và lương cho nhân viên. 

Vì những lý do này, những người đang có ý định mở tiệm sách, cộng tác viên bán sách online cần tìm hiểu và lên kế hoạch cụ thể và lâu dài, để thu về lợi nhuận và phát triển hiệu quả cho tiệm sách của mình. Bên cạnh đó, các chủ nhà sách, cộng tác viên bán sách cũng cần chuẩn bị tâm thế và ngân sách trước những tình thế khó khăn, khủng hoảng, để vượt qua và tiếp tục xây dựng “đứa con” của mình ổn định, bền vững hơn.

7 bước cần làm trước khi mở một tiệm sách lâu dài

Kinh doanh sách không giống với các ngành nghề khác, sách rất đặc thù ở việc chứa đựng tri thức của nhân loại hàng ngàn năm lịch sử. Tất cả mọi sự tiến hóa, phát minh, văn hóa, chính trị,... của loài người đều được lưu giữ trong từng cuốn sách. Bắt đầu với một tiệm sách, là khi bạn trở thành một nguồi chảy của dòng suối tri thức đến với mỗi bạn đọc. Với kinh nghiệm 6 năm kinh doanh sách ngoại văn tiếng Anh, Thebookland chia sẻ về 7 yếu tố quan trọng mà bất kỳ startup nào mới bắt đầu kinh doanh cũng cần nắm rõ được. Từ đó, chủ cửa hàng hiểu được mục tiêu, khách hàng mục tiêu, đơn vị cạnh tranh, và cách để khách hàng tiếp cận được sản phẩm của mình hiệu quả hơn, lâu dài hơn.

#1 Đối tượng độc giả chính của bạn là ai?

Chân dung khách hàng là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến thành công của  mọi startup ở bất kỳ lĩnh vực nào, kể cả sách. Bởi có cung thì mới có cầu, hiểu được khách hàng của bạn là ai, thói quen tiêu dùng, nhân khẩu học và sở thích đọc sách,... là bước quan trọng đầu tiên mà bất kỳ ai muốn mở một hiệu sách đều cần biết. Khi bạn phân tích được càng cụ thể chân dung khách hàng, thì chắc chắn hiệu sách của bạn đã thành công trong việc tìm đầu ra của sản phẩm của mình.

Bây giờ, dùng giấy bút hoặc máy tính để liệt kê ra tất cả các chân dung khách hàng mà bạn đang muốn tiếp cận. Bao gồm: 

  • Độ tuổi và giới tính
  • Tình trạng hôn nhân
  • Mức thu nhập và tình trạng kinh tế
  • Thói quen sử dụng internet: Thời gian sử dụng trung bình mỗi ngày, các mạng xã hội/ kênh nào khách hàng thường ghé thăm mà có thể tiếp cận với sách,...
  • Thói quen, nhu cầu mua sách và sử dụng sách của khách hàng: Mỗi tháng khách hàng mua bao nhiêu cuốn sách, mua sách nhằm mục đích gì (đọc hay tặng cho người khác,...), mua để học tập/ làm việc hay giải trí,...
  • Sở thích và lối sống khác của khách hàng có thể ảnh hưởng tới việc mua, đọc sách: âm nhạc, thủ công, thể thao, yêu thiên nhiên, yêu động vật,...

#2 Nắm được các hiệu sách cạnh tranh trên thị trường

Thị trường sách hiện nay có rất nhiều hiệu sách lớn nhỏ khác nhau, mỗi nơi đều đã có lượng khách hàng “ruột” và biết đến. Khi biết thế mạnh và hạn chế của những đơn vị cạnh tranh với bạn, bạn sẽ thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài hơn. Những nhà sách này thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn, đa dạng tựa sách và giá cả, vị trí địa lý thuận tiện, hình thức bán hàng tiện lợi, thái độ phục vụ chu đáo, uy tín,... Hãy đảm bảo rằng, hiệu sách của bạn trong tương lai cũng sở hữu những đặc điểm hút khách mà các địa chỉ kinh doanh sách này đang có. 

Liệt kê 10 nhà sách từ lớn tới nhỏ đang có mặt trên thị trường và phân tích đặc điểm, thế mạnh, hạn chế của các đơn vị này. Cụ thể như:

  • Tên và thời gian hoạt động
  • Các thể loại sách cung cấp
  • Hình thức kinh doanh (online/offline): ưu điểm và hạn chế của các hình thức này ở mỗi brand là gì?
  • Giá cả trung bình/ nhóm sản phẩm/ đối tượng của sản phẩm đó hướng đến: Ví dụ: Sách cho trẻ em tiếng Việt trung bình khoảng 20k - 100k/ cuốn, tiếng Anh từ 100k - 300k/ cuốn.  
  • Rút ra: Ưu điểm và hạn chế của các đơn vị này
  • Lợi thế cạnh thanh của bạn so với những đơn vị này là gì?

#3 Những thể loại sách chính của hiệu sách là gì?

Sau khi bạn đã phân tích được chân dung khách hàng và các đơn vị cạnh tranh một cách cụ thể, lựa chọn các thể loại và danh mục sách phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng là bước tiếp theo cần làm. 

Bạn cần tiếp tục làm rõ các câu hỏi sau:​

  • Kinh doanh sách mới, sách cũ hay cả hai?
  • Những dòng sách nào có nhu cầu mua thường xuyên nhất trong khu vực/ kênh online bạn kinh doanh?
  • Dòng sách nào được khách hàng mục tiêu tìm kiếm nhiều nhất? 

#4 Ngân sách khởi đầu và duy trì

Để quá trình kinh doanh thuận lợi và ổn định, ngân sách dành cho các hạng mục khi bán sách cần được tính toán kỹ lưỡng trước và trong khi bán sách. Chi phí này phụ thuộc vào hình thức và chiến lược kinh doanh của bạn. Chúng ta có thể chia ra các trường hợp sau:

Mở cửa hàng sách offline + online:

  • Chi phí mặt bằng, trang trí: Tùy vào diện tích và địa điểm có thể dao động từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng.
  • Chi phí lắp đặt các trang thiết bị: Bạn cần đầu tư một khoản chi phí không nhỏ cho các thiết bị cần thiết, dao động trong khoảng 20 – 40 triệu đồng.
  • Chi phí thuê nhân viên: Từ 20 đến 40 triệu đồng tùy theo số lượng và thời gian làm việc của nhân viên.
  • Chi phí nhập hàng: Khoản tiền này sẽ vào khoảng 50 – 100 triệu đồng.
  • Các chi phí phát sinh khác.

Mở cửa hàng sách online:

  • Tiền thuê địa điểm làm việc: Kinh doanh online không cần tốn chi phí thuê mặt bằng, nhưng sẽ cần thuê địa điểm để làm văn phòng và kho lưu trữ sách. Trường hợp bạn có nhà đáp ứng được tiêu chí này thì không cần bỏ ra chi phí mặt bằng.
  • Chi phí thuê nhân viên: Từ 10 - 25 triệu đồng
  • Thiết bị điện tử sử dụng làm việc như máy tính, điện thoại: 20 đến 30 triệu đồng.
  • Chi phí nhập hàng: Khoản tiền này sẽ vào khoảng 30 – 100 triệu đồng.
  • Các chi phí phát sinh khác.


Cộng tác viên bán sách:

  • Vốn 0 đồng
  • Chi phí công cụ làm việc như máy tính, điện thoại: Từ 10 - 20 triệu đồng.
  • Địa điểm làm việc: Bất kỳ đâu 

Bên cạnh số vốn bỏ ra cho các hạng mục trên, chủ cửa hàng cũng cần dự trù một khoản chi phí để duy trì trong thời gian đầu ra mắt thị trường. Thời thời gian đầu tiên cần bỏ ra nhiều tâm huyết và tiền lực để tiếp cận với khách hàng. Khi vượt qua được giai đoạn này với nhiều khách hàng quen, kết hợp với các lợi thế cạnh tranh của mình, cửa hàng của bạn sẽ ổn định hơn.

#5 Tìm nhà cung cấp sách uy tín và chiết khấu sâu dài hạn

Sau khi biết được danh mục sách và ngân sách có sẵn, bạn tìm hiểu về các nhà xuất bản, phát hành sách - đơn vị cung cấp các dòng sách bạn cần, với chiết khấu sâu giúp bạn có lãi. Từ đó, bạn tính toán số lượng sách cần nhập về để kinh doanh mỗi đợt. Ở bước này, bạn cần có sự tìm hiểu vô cùng sâu sắc, bởi sản phẩm bạn cung cấp quyết định đến sự “sống còn” của hiệu sách. Những tác phẩm hay, hữu ích, đáp ứng được thị hiếu của khách hàng và giá tốt sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Tránh được tình trạng “ôm dồn” hàng không bán được khiến lãng phí ngân sách.

​​​​​​​Xem thêm: 

Trong trường hợp là cộng tác viên bán sách online thì thường không quá lo lắng về bước này, bởi CTV không cần nhập hàng sẵn. Tuy nhiên, CTV cũng cần tham khảo kỹ các tựa sách mà mình sẽ giới thiệu, để tăng tỉ lệ chuyển đổi thành đơn hàng cao hơn việc giới thiệu nhiều nhưng ít người đặt hàng.

#6 Địa điểm và hình thức kinh doanh chủ đạo của bạn ở đâu?

Ông bà có câu: “Buôn có bạn, bán có phường”. Câu nói này từ xưa đến nay vẫn thể hiện được tầm quan trọng của địa điểm kinh doanh đối với bất kỳ cửa hàng nào. Đối với mặt hàng sách vở, thông thường, địa điểm mở cửa hàng lý tưởng là trung tâm thành phố, gần trường học. Đối với hình thức online, bạn cần tạo các cửa hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử có kinh doanh sách, như Tiki, Shopee,...

Nếu tới đây, bạn chưa có kế hoạch cụ thể về địa điểm và hình thức kinh doanh, thì hãy xem xét lại 3 yếu tố: nhu cầu của thị trường, ngân sách có sẵn và thành phố bạn đang sống. Từ đó, bạn chọn vị trí để mở cửa hàng, chọn kênh để mở gian hàng trực tuyến. 

Lời khuyên dành cho bạn là ưu tiên kinh doanh online trước, sau đó mở cửa hàng offline để giúp tối ưu chi phí hiệu quả nhất. Khi bạn đã có lượng khách hàng quen biết, việc mở hiệu sách sẽ có nhiều lượt ghé thăm hơn.

#7 Lập và tiến hành kế hoạch kinh doanh và truyền thông thích hợp 

Đây là bước cuối cùng và cũng là bước quyết định số lượng lợi nhuận của bạn nhiều hay ít. Để kết nối được nhiều khách hàng đến với hiệu sách của bạn, bạn cần phải có một kế hoạch phù hợp với xu hướng kinh doanh và thói quen tiêu dùng của khách hàng hiện nay. Từ bức tranh chân dung khách hàng, hình thức bán hàng (online/ offline), giá cả,... bạn lập ra cho mình những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn kinh doanh. 

Ví dụ: 3 tháng đầu tiên đạt được 3 ngàn lượt xem, tương tác trên internet. Cửa hàng offline có 1000 khách ghé xem sách. Bán được 300 cuốn sách,... Các tháng sau thường sẽ tăng số lượng này hoặc duy trì lợi nhuận, dựa trên quý đầu tiên để chỉnh sửa các mục tiêu và cách quảng cáo sản phẩm.

Đặt cho hiệu sách một cái tên (brand name), slogan, và câu chuyện thương hiệu (storytelling) giúp truyền thông thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Khiến khách hàng trở thành “những người bạn thân thiết” là mục tiêu của mọi thương hiệu. Điều này sẽ giúp hiệu sách của bạn tạo ra nhiều lợi nhuận và giá trị.

Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Lợi nhuận bao nhiêu/ tháng? Giá trị bạn đem đến cho khách hàng qua sản phẩm sách là gì? Vì sao khách hàng chọn mua sách từ bạn chứ không phải nơi khác?

Xem thêm: 

Thebookland - Nguồn cung cấp sách ngoại văn và đồ chơi giáo dục chính hãng - uy tín - Chiết khấu cao

Sau hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh sách ngoại văn, làm việc với những nhà xuất bản lớn nhất thế giới, Nhà sách tiếng Anh online Thebookland đang mở rộng mạng lưới khách sỉ và cộng tác viên trên toàn quốc với chiết khấu tới 50%. Giữa thế giới sách ngoại văn rộng lớn, chúng mình có đội ngũ am hiểu về sách, giàu kinh nghiệm, tự tin lựa chọn & nhập về Việt Nam những cuốn sách hay và hot nhất!

Xem thêm báo chí nói về Thebookland: 

Như vậy, bài viết này đã chia sẻ cho bạn về 7 bước cần làm để mở tiệm sách và "sống" được với nghề. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho những người đang có mong muốn kinh doanh sách. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.749.847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Các hoạt động sôi nổi Ngày hội Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa được nhiều đơn vị tổ chức thường niên nhằm hưởng ứng chiến lược quốc gia về văn hóa đọc. Qua đó, tuyên truyền, khích lệ phong trào đọc sách trong cộng đồng.

20 ý tưởng marketing bán sách hấp dẫn khách hàng (P1)

“Tôi có sản phẩm đẹp mắt và chất lượng, bạn có nhu cầu mua sắm. Marketing là sợi dây để chúng ta biết đến nhau.” Kinh doanh sách thời đại số cũng có thể áp dụng các các marketing tương tự một cách linh hoạt.

3 nhóm nền tảng bán sách online hiệu quả dành cho CTV online

Theo báo cáo của Statista, doanh thu thị trường sách trực tuyến Việt Nam năm 2022 đạt 5.500 tỷ đồng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Có thể thấy, thị trường sách trực tuyến đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Hoạt động Montessori cho trẻ em mầm non

Độ tuổi mẫu giáo là “thời gian vàng” xây dựng thế giới quan tích cực cho trẻ khi các em sẽ háo hức khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn. Các hoạt động Montessori trong giai đoạn này thường được thiết kế theo sự phát triển trí não, vận động giúp trẻ em hình thành các kỹ ngôn ngữ, toán học, khoa học và nghệ thuật hiệu quả.