[Bắt nạt qua mạng ở trẻ em] 5 tổn thương con phải chịu mà nhiều bố mẹ chưa biết

Ngày tạo: 2023-04-21 1396

Một phần ba thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết, họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, trong đó một phần năm cho biết đã từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng và bạo lực. 21% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng, và khoảng 75% người không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ khi gặp tình trạng này. (UNICEF và Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Bạo)

Song song với sự phát triển vô cùng nhanh của công nghệ và mạng Internet là mặt trái của nó. Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải các tình trạng bắt nạt trên môi trường mạng. Nhiều kết quả khảo sát cho thấy mức độ nghiêm trọng và đáng cảnh báo của thực trạng này. Là bố mẹ, chúng ta cần tìm hiểu và có cái nhìn khách quan về vấn đề này, từ đó chia sẻ và đồng hành cùng con, giúp con ứng phó được tình trạng này hiệu quả, tránh để con gặp phải hậu quả không mong muốn.

Bắt nạt qua mạng ở trẻ em - Phần lớn trẻ chưa biết ứng phó 

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), bắt nạt trên mạng là hình thức bắt nạt bằng việc sử dụng công nghệ số trên mạng xã hội, nền tảng nhắn tin, game... khiến đối tượng mục tiêu sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ, nhằm thực hiện các mục đích xấu.

Trong thời gian diễn ra Ngày An toàn Internet 8/02/2022, những người theo dõi Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) trên Twitter và LinkedIn đã được hỏi điều gì khiến họ lo lắng nhất về việc trẻ em hoạt động trực tuyến. Kết quả cho thấy 3 nỗi sợ hãi trực tuyến phổ biến là bắt nạt trên mạng (cyberbullying), mất khả năng bảo vệ dữ liệu (data protection breach) và chăn dắt trẻ em (threat of grooming), theo đó những kẻ lạm dụng cố tình lợi dụng trẻ em trực tuyến. Trong đó, bắt nạt trên mạng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, với khoảng 40% số lượt bình chọn trên cả hai kênh truyền thông xã hội. 

Kết quả từ cuộc khảo sát ý kiến do UNICEF và Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Bạo lực đối với trẻ em công bố tại New York, Hà Nội, 4 tháng 9 năm 2019: Một phần ba thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết, họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, trong đó một phần năm cho biết đã từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng và bạo lực.

Cũng theo khảo sát này, 21% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng, và khoảng 75% người không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ khi gặp tình trạng này.

Tóm lại, số lượng trẻ em trong các nghiên cứu từng trải qua tình trạng bắt nạt trên mạng nằm ở con số cao và gây ra hậu quả nghiêm trọng đáng báo động, tuy nhiên vẫn còn ít trẻ em biết ứng phó đúng cách với tình trạng này. Làm cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm tìm hiểu và trang bị những kiến thức cho con nhận biết và ứng phó với các tình huống bắt nạt trực tuyến. Từ đó phòng tránh và giảm thiểu những hệ lụy từ thực trạng này.

➤➤ Xem thêm: 

5 tổn thương con phải chịu khi bị bắt nạt trực tuyến mà nhiều bố mẹ chưa biết

Tại Việt Nam, các kênh báo chí và truyền hình chính thống đã và đang chú trọng tới tình trạng bắt nạt trực tuyến ở trẻ em. Bởi nhiều học sinh ở cấp bậc nào cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân hay kẻ bắt nạt, xu hướng và hậu quả của tình trạng này ngày càng tăng lên. Sau đây là các hậu quả nghiêm trọng mà nạn nhân hoặc kẻ bắt nạt có thể gặp phải.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý

Bị bắt trực tuyến có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ suy sụp tinh thần nghiêm trọng. Ví dụ như: cảm giác tự ti, sợ hãi, đau khổ, lo âu, mất tự tin và cảm giác bị cô lập. Nếu không được giải quyết kịp thời, những tác động này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.

Theo số liệu cho thấy, có khoảng 52% nạn nhân bị rối loạn lo âu, còn 49% bị mất tự tin và 27% bị trầm cảm, có nguy cơ tự tử cao hơn gấp 2-9 lần so với những người không bị bắt nạt.

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

Bên cạnh những tác động tiêu cực về mặt tâm lý, sức khỏe thể chất của các em cũng bị ảnh hưởng. Những trường hợp thường gặp nhất là chấn thương, đau đớn. Tình trạng kéo dài dai dẳng gây suy giảm chất lượng sức khỏe và cuộc sống của các em: mất ngủ, giảm cân, béo phì và cảm giác mệt mỏi khó thoát ra được. Học sinh bị có nguy cơ cao hơn bị tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì và các vấn đề sức khỏe tâm lý.

Ảnh hưởng đến học tập 

Từ việc suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần do bị bắt nạt qua mạng gây ra, dẫn đến việc học tập cũng bị ảnh hưởng và sa sút. Ví dụ như: trẻ khó tập trung, hứng thú học tập, sợ hãi hoặc không muốn đến trường hay các hoạt động học tập, gặp khó khăn trong việc kết bạn, giao tiếp và chia sẻ với bạn bè tại trường học. Theo thống kê, có khoảng 35% học sinh trung học ở Mỹ bị bắt nạt trực tuyến cho biết họ bỏ học ít nhất một lần trong năm học do sợ hãi và lo lắng.

Ảnh hưởng đến quan hệ xã hội của người bị bắt nạt

Bắt nạt qua mạng để lại những chấn thương về mặt tâm lý cho trẻ em - những đối tượng dễ bị tổn thương và chưa có nhiều kỹ năng vượt qua khó khăn tâm lý. Điều này ảnh hưởng đến khả năng kết nối và giao tiếp xã hội các em với người khác, gây ra sự cô lập, tách biệt và xa lánh bạn bè và gia đình. Về lâu dài sẽ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình trong tương lai của trẻ.

Nạn nhân có khả năng trở thành người bắt nạt

Nhiều trường hợp người đã từng là nạn nhân của tình trạng bắt nạt trực tuyến đã trở thành kẻ bắt nạt, với mục đích trả thù hoặc bắt nạt người yếu thế khác để trút giận Điều này là cách giải quyết chủ quan và có thể gây ra tác động tiêu cực đến chính bản thân và cộng đồng xung quanh họ, khiến tình trạng gây hấn qua mạng ngày càng nhiều hơn chứ không ít đi. 

Khó phát hiện và xử lý kẻ bắt nạt

Các hành vi bạo hành qua mạng ở trẻ em hay cả người lớn thường rất khó để xác định danh tính thủ phạm. Bởi trên môi trường mạng, nhiều đối tượng xấu không bao giờ sử dụng thông tin thật của bản thân. Thủ phạm sẽ luôn cảm thấy an toàn, họ có thể thoải mái thực hiện hành vi đe dọa, chế giễu, phỉ báng nạn nhân mà không lo sợ. 

Ở các trường hợp bắt nạt qua môi trường mạng, khi thấy nạn nhân hoang mang, lo sợ,... đôi lúc sẽ khiến kẻ bắt nạt gia tăng sự hưng phấn, liên tục tăng mức độ nghiêm trọng để thực hiện hành vi hạ nhục danh dự, nhân phẩm của người khác,...

Xem thêm: 

Như vậy, bài viết này Thebookland đã chia sẻ về 7 Lý do mỗi bố mẹ đều cần quan tâm tới tình trạng bắt nạt qua môi trường mạng ở trẻ em. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.749.847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

9 vấn đề lớn mà giáo dục trẻ em đang phải đối mặt 2024

Theo tờ Concern, sau đây là 9 vấn đề hàng đầu mà giáo dục phải đối mặt vào năm 2024. Nhận thức được những gì đang diễn ra trong thế giới giáo dục là sẽ giúp cha mẹ nắm bắt được tình hình giáo dục trẻ em hiện nay, từ đó đưa ra những phương pháp và giải pháp giáo dục hiệu quả hơn cho con từ sớm.

Các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới (P2)

"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới." — Nelson Mandela. các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới này sẽ giúp phụ huynh lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp cho con.

9 điều con rất muốn thổ lộ với cha mẹ

Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi rằng, bản thân đã thật sự lắng nghe con, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu mà bản thân muốn con phải làm được? Có thể con bạn muốn bày tỏ với bạn 9 điều này đấy!

7 cách giúp con tự giác sử dụng Internet an toàn và lành mạnh

Internet là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho trẻ em và cả người lớn học tập, giải trí và kết nối với cộng đồng. Tuy nhiên, Internet cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho trẻ em nếu không sử dụng một cách an toàn. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ dàng bị nhiều kẻ lừa đảo, bắt nạt trên mạng nhắm đến.