[Bắt nạt qua mạng ở trẻ em] Bố mẹ đã hiểu về thực trạng này chưa?

Ngày tạo: 2023-03-31 1377

“Theo một nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế (Save the Children), có tới 70,8% trẻ em Việt Nam từ 11 đến 14 tuổi đã từng chứng kiến hành vi bắt nạt trực tuyến, trong đó có 60,2% là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến.” 

Bắt nạt trên mạng đang là thực trạng đáng cảnh báo, gây ra tổn thương về tinh thần, thể chất đối với trẻ em, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách và tương lai các em, được xã hội và nhiều tổ chức trẻ em quan tâm. Bố mẹ cùng Thebookland tìm hiểu về hiện tượng này để giúp con ứng phó hiệu quả nhé!

Thế nào gọi là Bắt nạt trên mạng (Cyberbullying)?

Theo Unicef: “Bắt nạt trên mạng là bắt nạt bằng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Nó có thể diễn ra trên phương tiện mạng xã hội, nền tảng nhắn tin, nền tảng chơi game và điện thoại di động. Đó là hành vi lặp đi lặp lại, nhằm mục đích khiến những người bị nhắm mục tiêu sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ.” 

Bắt nạt trên mạng có tên tiếng Anh là Cyberbullying. Một số cách gọi khác của nó như: Bắt nạt qua mạng, bắt nạt trực tuyến, bắt nạt trên không gian mạng, bạo lực trên mạng,... 

Tại sao bố mẹ đều cần quan tâm tới bắt nạt qua mạng ở trẻ em?

UNICEF và Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Bạo lực đối với trẻ em công bố tại New York, Hà Nội, 4 tháng 9 năm 2019 cho biết, một phần ba thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, trong đó một phần năm cho biết đã từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng và bạo lực. 

Cũng theo khảo sát này, 21% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng và hầu hết (75%) đều không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ nếu bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng.

Còn rất ít trẻ hiểu và biết cách ứng phó với bắt nạt trực tuyến

Những số liệu thống kê trên cho thấy rằng, số lượng trẻ em trong các nghiên cứu từng trải qua tình trạng bắt nạt trên mạng nằm ở con số cao và gây ra hậu quả nghiêm trọng đáng báo động. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trẻ bị bắt nạt chưa biết về các dịch vụ hay đường dây nóng trợ giúp tình trạng này. Làm bố mẹ, chúng ta có trách nhiệm tìm hiểu và trang bị những kiến thức cho con nhận biết và ứng phó với các tình huống bắt nạt trực tuyến. Từ đó, chúng ta giúp con phòng tránh và giảm thiểu những hệ lụy từ thực trạng này.

Bắt nạt trực tuyến gây hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em

Có đến 35% học sinh trung học ở Mỹ bị bắt nạt trực tuyến cho biết họ bỏ học ít nhất một lần trong năm học do sợ hãi và lo lắng. Không riêng ở Mỹ, đây chỉ là một trong số rất nhiều quốc gia có tình trạng tương tự. Bên cạnh tình trạng bỏ học, trẻ em là nạn nhân của bắt nạt học đường còn mắc phải các rối loạn lo âu, trầm cảm, phát triển nhân cách lệch lạc, chậm chí tự tử,... Những thống kê và báo cáo đáng buồn được đưa tin mỗi ngày, bất kể nguyên nhân vô tình hay cố ý, những hậu quả đáng buồn xảy ra ở trẻ em là rất đáng tiếc. Những người làm bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con tự phòng tránh và ứng phó được với các tình huống này lành mạnh hơn.

➤➤Y tế và báo chí nói gì về Hậu quả của bắt nạt trên mạng:

Tình trạng bắt nạt trực tuyến có xu hướng ngày càng tăng 

Theo xu hướng phát triển vô cùng nhanh chóng của công nghệ và mạng Internet hiện nay, tình trạng trẻ trở thành nạn nhân và người bắt nạt người khác sẽ ngày càng tăng lên. Bởi vì nhiều trẻ chưa sự nhận thức và biết cách ứng phó với việc bắt nạt qua mạng, sẽ trở thành nạn nhân. Đồng thời, nhiều trẻ chưa xây dựng thế giới quan khách quan và lành mạnh, sẽ trở thành người bắt nạt. Là những bậc phụ huynh, chúng ta có trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn các con về kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối mặt với hiện tượng này.

➤➤Xem thêm:

Có những dạng bạo lực trên mạng nào?

Có rất nhiều cách để thực hiện hành vi bắt nạt trực tuyến với người khác qua mạng. Sau đây là các kiểu thường gặp nhất: 

  1. Harassment (quấy rối): Đây là hành động nhắn tin, bình luận thông tin nhạy cảm, công kích nhằm mục đích xúc phạm, đe dọa người khác làm theo ý mình.
  2. Flaming (gây đau khổ): Cố tình sử dụng các ngôn ngữ công kích, mắng chửi để thu hút người khác vào bắt nạt nạn nhân.
  3. Denigration (phỉ báng): Kẻ bắt nạt gửi các thông tin giả mạo, không đúng sự thật để gây tổn hại, xấu hổ cho người khác.
  4. Impersonation (mạo danh): Đây là tình trạng đột nhập vào các tài khoản Internet hoặc lập các tài khoản giả mạo người khác để đăng gửi các thông tin nhằm bắt nạt, vu khống,... Như khiêu dâm hoặc tài liệu đáng xấu hổ của nạn nhân.
  5. Outing and Trickery (phát tán và lừa đảo): Nạn nhân bị người khác lừa đảo, dụ dỗ nhằm lấy các thông tin bí mật của một người để chuyển tiếp cho người khác bao gồm cả hình ảnh, video, đoạn tin nhắn,…để thực hiện bắt nạt.
  6. Exclusion (cô lập): Hành động cố tình khiến một ai đó bị cô lập, không trả lời, không quan tâm đến trong các nhóm chat, mạng xã hội, game online.
  7. Cyber Stalking (bám theo trên mạng):  Đây là tình trạng lặp đi lặp lại các hành động như gửi tin nhắn, bình luận đe dọa, quấy rối để làm tổn thương nạn nhân trong thời gian dài.

Vì sao con bạn gặp phải tình trạng bắt nạt trực tuyến?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bắt nạt học trực tuyến ở trẻ em hay cả người lớn. Một số chỉ đơn giản là thú vui tiêu khiển nhưng một số lại có mục đích cụ thể. Theo nhận định của các chuyên gia, những lý do gây ra bạo lực qua mạng gồm có:

1. Hình thức trả thù gián tiếp

Nhiều trẻ em từng là nạn nhân của bắt nạt học đường, có thể sử dụng mạng xã hội như một công cụ để trả đòn đối với những người đã từng bắt nạt hoặc gián tiếp bắt nạt mình. 

2. Do không sợ bị phát hiện

Thông thường, những người thực hiện hành vi bắt nạt trực tuyến sẽ cố tình che giấu danh tính, họ tạo lập nhiều tài khoản ảo để hạn chế nguy cơ bị phát hiện. Do đó, thủ phạm sẽ luôn cảm thấy an toàn bởi bản thân khó có thể bị bại lộ, họ có thể thoải mái thực hiện làm những điều mà bản thân mong muốn, điều này khiến tình trạng bắt nạt trên không gian mạng tăng lên.

3. Bạo lực mạng do khao khát thể hiện bản thân

Ở lứa tuổi này, nhiều trẻ luôn có mong muốn được trở thành người trưởng thành, khao khát khẳng định bản thân. Điều này kết hợp với nhận thức lệch lạc, trẻ chọn cách thể hiện qua các hành vi bắt nạt, đe dọa người khác. Những đối tượng bắt nạt người khác qua mạng xã hội luôn có suy nghĩ rằng bản thân luôn đúng, họ tự cho mình quyền được phán xét, chỉ trích, lăng mạ người khác. Họ cho rằng nạn nhân đáng phải gánh chịu những sự tổn thương đó. Và người bắt nạt cảm thấy thỏa mãn khi nắm được điểm yếu của người khác, sung sướng khi nhìn thấy người khác giận dữ, đau khổ, tổn thương.

4. Xem như trò tiêu khiển mạng

Nhiều trẻ có sự phát triển tâm lý không lành mạnh, cô đơn, không cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm từ gia đình và những người xung quanh sẽ có xu hướng mắng chửi, chê bai người khác. Từ đó, trẻ em đây là trò giải trí, không đặt nhiều mục đích khác vào hành vi này. Qua đó, trẻ mong muốn cảm giác được chú ý đến và xem đó là một “thành công” của riêng mình. Đây là một nguyên nhân đau lòng mà bố mẹ thật sự cần nhận ra và giúp con cảm nhận được tình yêu thương, giúp con xây dựng lại thế giới quan lành mạnh.

5. Bạo lực mạng do thù ghét, ganh tỵ

Khác với nguyên nhân đến từ tiêu khiển như trên, các hành vi mắng chửi, hạ nhục trên mạng bắt nguồn từ cảm giác thù ghét, đố kỵ với người khác. Họ thường nhắm vào các đối tượng có sắc đẹp, tiền bạc, địa vị cao nhằm hạ nhục, đạp đổ họ. Thông thường là đe dọa tung các đoạn tin nhắn, ảnh nóng hoặc uy hiếp tống tiền.

    ➤➤Xem thêm: Các câu hỏi thường gặp về bắt nạt trên mạng từ Unicef

    Như vậy, bài viết này đã chia sẻ cụ thể về Khái niệm, nguyên nhân gây ra, các dạng bắt nạt qua mạng cho phụ huynh tham khảo. Mong rằng nội dung bài viết sẽ giúp cho bố mẹ hiểu được mức độ quan trọng và dành thời gian quan tâm đến con trên môi trường mạng hơn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.749.847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

    Tin tức liên quan

    Xem tất cả

    7 xu hướng giáo dục trẻ em nổi bật 2024

    Trải qua năm 2023 với nhiều biến động và sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo (VR), ngành giáo dục toàn cầu bước sang năm 2024 với xu hướng “giáo dục xanh” (giáo dục bền vững). Đây được xem là xu hướng giáo dục mang tính lâu dài, linh hoạt và thời đại.

    Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

    Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn.

    Quy tắc 5 phút: Khích lệ trẻ học mỗi ngày theo Triết lý Kaizen

    Theo triết lý Kaizen của Nhật Bản cho rằng: Có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng thông qua những cải tiến nhỏ liên tục. Quy tắc 5 phút khuyến khích việc học tập liên tục, dù chỉ với một lượng nhỏ thời gian mỗi ngày, để đạt được mục tiêu lâu dài.

    Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

    “Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh.