[Bắt nạt qua mạng ở trẻ em] 5 Cách bố mẹ cần biết và làm để giúp con ứng phó tốt

Ngày tạo: 2023-05-14 1010

Một nghiên cứu trên tạp chí Y học Hồ Chí Minh năm 2020 chỉ ra rằng, trên 1492 trẻ em THCS và THPT tham gia nghiên cứu, có 36,5% học sinh bị bắt nạt trực tuyến. Một nghiên cứu trên học sinh THPT ở Long An năm 2017 (40,7%) ở Khánh Hòa năm 2019 (46,9%). Các số liệu này cho thấy thực trạng đáng báo động về vấn đề bắt nạt qua mạng ở trẻ em. 

Hơn nữa, theo kết quả của nghiên cứu này, mối quan hệ và sự gắn bó gia đình cũng ảnh hưởng kết tỉ lệ trở thành nạn nhân của trẻ em. Những em có sự quan tâm và mối quan hệ gia đình lành mạnh sẽ có ít khả năng bị bắt nạt trực tuyến, ít trở thành nạn nhân hơn những nhóm trẻ không có sự quan tâm từ cha mẹ. Do đó, làm cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm quan tâm và hướng dẫn con em sử dụng và tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ em bị bắt nạt qua mạng

Như chúng ta đã biết, bắt nạt trên mạng ở trẻ em là một hình thức bắt nạt sử dụng công nghệ như internet, mạng xã hội, email, diễn đàn, nhóm chat, cộng đồng trò chơi trực tuyến, v.v. để công kích nhằm gây tổn thương về tinh thần cho người nạn nhân. Để phòng chống và can thiệp kịp thời, giúp các con có thể ứng phó được với hiện tượng này, bố mẹ cần nhận biết được các dấu hiệu khi con đang bị bắt nạt trực tuyến.

Một số dấu hiệu phổ biến như: 

  • Luôn có cảm giác buồn bã, chán nản, xấu hổ, tức giận không rõ nguyên nhân
  • Thành tích học tập giảm sút không rõ nguyên nhân
  • Có xu hướng né tránh, không muốn tụ tập với bạn bè, gia đình.
  • Thay đổi tâm trạng bất thường, khó kiểm soát suy nghĩ của bản thân.
  • Mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống 
  • Có cảm giác lo lắng, bất an, kích động khi có thông báo tin nhắn, email mới.
  • Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích
  • Né tránh các cuộc thảo luận có liên quan đến mạng xã hội.
  • Có hành vi tự làm hại bản thân hoặc đe dọa tự tử, v.v.
  • Ngừng sử dụng máy tính hoặc bất kỳ thiết bị nào

Xem thêm: 

Con bạn thường bị bắt nạt qua mạng ở đâu?

Các nền tảng trực tuyến phổ biến như mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, ứng dụng nhắn tin, video call, và trang web tìm kiếm đều có thể xảy ra tình trạng bắt nạt trực tuyến ở trẻ em. Sau đây là một số nền tảng thường xuyên được đề cập trong các vụ việc liên quan đến bắt nạt trực tuyến:

  • Mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,...: Đây là ba nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới và Việt Nam. Việc chia sẻ thông tin cá nhân trên Facebook dễ dàng thu hút những kẻ xấu tìm kiếm thông tin để bắt nạt hoặc lừa đảo. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều vụ bắt nạt trực tuyến ở trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trong các nhóm thảo luận trường học, các hội nhóm nói xấu, anti riêng biệt,...
  • Game online: Trò chơi trực tuyến cũng là một nơi thường xuyên xảy ra tình trạng bắt nạt trực tuyến trên thế giới hiện nay. Việc tham gia vào các nhóm chat và thảo luận trong trò chơi trực tuyến chửi tục, xa lánh, cô lập, nói xấu một hoặc vài đối tượng nào đó cũng diễn ra thường xuyên.

  • Ứng dụng nhắn tin: Ứng dụng nhắn tin như Zalo, Viber, và Messenger cũng là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng bắt nạt trực tuyến. Với tính năng chat riêng tư, các tin nhắn bị bắt nạt có thể không được phát hiện nhanh chóng.
  • Các diễn đàn: Diễn đàn là nền tảng chia sẻ và thảo luận về những chủ đề nào đó trong cuộc sống, nhằm giúp đỡ nhau về kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, nhiều diễn đàn trở thành nơi “bốc phốt”, nói xấu, đưa thông tin về chuyện không có thật cho đối tượng hoặc tổ chức nào đó. Khiến nạn nhân mất mặt và tổn thương, rất khó quản lý được những diễn đàn bởi các nền tảng này thuộc sở hữu cá nhân.

Việc quản lý và giám sát chặt chẽ những hoạt động trực tuyến của trẻ em là rất cần thiết. Đồng thời, hướng dẫn các con sử dụng các nền tảng kết nối Internet hiệu quả, lành mạnh chính là chìa khóa giúp con tự bảo vệ bản thân trước các công kích từ kẻ xấu.

Bố mẹ cần làm gì để tránh và xử lý tình trạng bắt nạt trực tuyến?

#1 Phát hiện sớm và kịp thời

Bố mẹ cần đảm bảo rằng họ có thể phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bắt nạt trên mạng của con cái mình. Điều này có thể bao gồm sự thay đổi trong tâm trạng, hành vi hoặc tình trạng sức khỏe của trẻ.

#2 Hỗ trợ tinh thần, xây dựng niềm tin

Bố mẹ cần cung cấp cho con cái của họ sự hỗ trợ tinh thần, khuyến khích và giúp đỡ trong trường hợp trẻ bị bắt nạt trên mạng. Họ cần thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm tới con cái, đồng thời khuyến khích con tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn có thể giúp đỡ được.

#3 Đưa ra lời khuyên hữu ích

Bố mẹ cần đưa ra lời khuyên cho con cái về cách ứng phó với bắt nạt trên mạng. Điều này có thể bao gồm việc giải thích cho trẻ biết cách tránh xa các tình huống bắt nạt, khuyến khích trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lớn có thể giúp đỡ được, và khuyến khích trẻ học cách đối mặt với bắt nạt một cách khôn ngoan.

#4 Hướng dẫn và giám sát con sử dụng internet

Bố mẹ cần giáo dục con cái của mình về cách sử dụng internet và thiết bị điện tử một cách an toàn và có trách nhiệm. Điều này bao gồm việc giải thích cho trẻ về các nguy cơ và cách tránh bị bắt nạt trên mạng, và giúp trẻ hiểu rõ các hành vi trên mạng có thể ảnh hưởng đến người khác.

#5 Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của con

Ngoài việc quan sát và chú ý từ phía gia đình, bố mẹ chia sẻ trăn trở về việc phòng chống bắt nạt trực tuyến tại trường cùng giáo viên chủ nhiệm của con. Từ đó, nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường từ tâm trạng học tập, các mối quan hệ của con với bạn bè,... nhằm can thiệp kịp thời nhất. Sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều chỉ theo dõi ở nhà. 

Xem thêm: 

Như vậy, bài viết này Thebookland đã chia sẻ về 5 Cách bố mẹ cần biết và làm để giúp con ứng phó tốt tình trạng bắt nạt trực tuyến ở trẻ em. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.749.847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

9 vấn đề lớn mà giáo dục trẻ em đang phải đối mặt 2024

Theo tờ Concern, sau đây là 9 vấn đề hàng đầu mà giáo dục phải đối mặt vào năm 2024. Nhận thức được những gì đang diễn ra trong thế giới giáo dục là sẽ giúp cha mẹ nắm bắt được tình hình giáo dục trẻ em hiện nay, từ đó đưa ra những phương pháp và giải pháp giáo dục hiệu quả hơn cho con từ sớm.

Các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới (P2)

"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới." — Nelson Mandela. các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới này sẽ giúp phụ huynh lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp cho con.

9 điều con rất muốn thổ lộ với cha mẹ

Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi rằng, bản thân đã thật sự lắng nghe con, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu mà bản thân muốn con phải làm được? Có thể con bạn muốn bày tỏ với bạn 9 điều này đấy!

7 cách giúp con tự giác sử dụng Internet an toàn và lành mạnh

Internet là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho trẻ em và cả người lớn học tập, giải trí và kết nối với cộng đồng. Tuy nhiên, Internet cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho trẻ em nếu không sử dụng một cách an toàn. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ dàng bị nhiều kẻ lừa đảo, bắt nạt trên mạng nhắm đến.