9 kỹ năng quan trọng trẻ em cần được học trong năm mới

Ngày tạo: 2023-12-31 376

Ông bà ta có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn". Cách ứng xử và thái độ đúng đắn luôn đối với các tình huống trong cuộc sống luôn là mục tiêu giáo dục hàng đầu được quan tâm ở trẻ em. Cư xử khéo léo và có thiểu biết sẽ giúp con bạn phát triển thuận lợi hơn ngoài xã hội.  Con bạn đã được giáo dục đầy đủ về kỹ năng mềm chưa? 

Sau đây là 9 kỹ năng quan trọng mà mỗi trẻ cần được học xuyên suốt từ nhỏ tới trưởng thành. 

#1 Dạy trẻ tôn trọng mọi người xung quanh

Tôn trọng người khác dù lớn, nhỏ, những người ở các gia cảnh và màu da khác nhau là điều đầu tiên mọi trẻ em cần được học. Tôn trọng chính là chìa khóa để xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp hơn. Bố mẹ nên dạy con bằng cách khuyến khích, giải thích với con để con hiểu rằng khi con lịch sự với mẹ, mẹ sẽ giúp con, và với những người khác cũng như vậy. 

Hơn nữa, bố mẹ nên làm gương cho con khi dạy con bất kỳ điều gì. Hành vi rõ ràng từ bố mẹ là cách dạy hiệu quả nhất thay vì chỉ lắng nghe những lời bạn giảng dạy mà con thấy bố mẹ không thực hiện hoặc làm trái ngược.

#2. Trẻ biết ơn những điều trẻ có

Lòng biết hơn chính là một yếu tố cốt lõi quyết định tới nhân cách của một người. Sự biết ơn sẽ vừa tạo ra động lực lớn lao vừa gắn kết tình cảm tuyệt với ở trẻ nhỏ với những người xunh quanh. Khi trẻ biết cảm ơn thì trẻ cũng sẽ hiểu ý nghĩa và giá trị của việc giúp đỡ, các em sẽ sẵn sàng mở rộng tấm lòng với cuộc sống, giúp con thêm hạnh phúc, có một tâm hồn đẹp đẽ, yêu đời.

#3. Trung thực luôn là đức tính đẹp

Kẻ nói dối luôn bị chỉ trích, chẳng ai đặt niềm tin vào một người nói dối. Đức tính thật thà, trung thực là yếu tố cốt lõi giúp hình thành nhân cách, tính cách ở trẻ. Sự trung thực quyết định tới sự tín nhiệm của các mối quan hệ cuộc sống sau này của trẻ. 

Đối với nhiều bậc cha mẹ, nuôi dạy con trung thực cần thời gian dài. Bởi trẻ em nói dối khi bị tác động từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên bố mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ dưới 6 tuổi có hành vi nói dối. Chỉ cần khi trẻ biết nhận thức vấn đề, bố mẹ làm gương và giải thích cho trẻ thì chắc chắn con sẽ hiểu và lựa chọn đúng đắn.

#4. Trẻ cần biết cách lắng nghe trước khi nói

Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu cũng là một kỹ năng mà rất nhiều người trưởng thành luôn ghi nhớ và học hỏi. Nếu con bạn được dạy từ sớm về cách lắng nghe người khác, đặt mình vào vai trò người khác thì trí thông minh cảm xúc EQ cũng phát triển mạnh mẽ. Biết lắng nghe giúp trẻ học thêm được nhiều bài học, mở ra cơ hội tuyệt vời để con em trong học tập và làm việc trong tương lai. 

Để các em học được điều này từ nhỏ, bố mẹ thay vì dồn dập, nhồi nhét lý thuyết để dạy con thì nên thành thời gian cho con nhiều hơn. Các buổi tối trước khi ngủ, chia sẻ và trò chuyện cùng con, cho con được nói, lắng nghe con và ngược lại. Dạy con hạn chế cướp lời và biết chờ tới lượt.

#5. Trẻ biết chủ động nhận lỗi khi làm sai

Nhận biết và nói lời xin lỗi là kỹ năng vô cùng quan trọng để giúp trẻ rút ra những bài học, thỏa hiệp, làm lành và sửa sai đối với các mối quan hệ, các vấn đề trong cuộc sống. Bố mẹ cần dạy trẻ biết được lý do tại sao phải xin lỗi, từ đó trẻ nhận ra những lỗi lầm của mình và chủ động nhận sai khi mắc lỗi. 

Tốt nhất để dạy con chủ động nói lời xin lỗi là bố mẹ xin lỗi con khi bản thân làm sai. Sau đó làm những hành động sửa sai, xoa dịu con. Cứ như vậy, trẻ sẽ bắt chước làm theo và hình thành thói quen tốt ở trẻ.

#6. Nỗ lực hết sức vì hoài bão và mục tiêu

Bền bỉ theo đuổi những mục tiêu đã đề ra là kỹ năng và là thói quen luôn cần có kể cả trẻ và người trưởng thành. Con đường để con đến với ước mơ có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Khi ước mơ và những khát khao được nuôi dưỡng hàng ngày với niềm tin và lòng quyết tâm thì ước mơ đó chắc chắn sẽ trở thành hiện thực. Ngược lại, khi dễ dàng từ bỏ khi gặp vài khó khăn hoặc làm việc tùy hứng sẽ là cản trở lớn trên hành trình trưởng thành, gặt hái thành công ở trẻ.

Để giúp trẻ xây dựng được kỹ năng này, bố mẹ hướng dẫn trẻ từ các công việc đơn giản. Khuyến khích, yêu cầu và đặt phần thưởng để trẻ hoàn thành các công việc đến khi ra kết quả, mà không bỏ dở giữa chừng.

#7. Biết chấp nhận thất bại của mình và rút ra bài học

Trong cuộc sống hiện nay, học cách vượt qua thất bại là bài học đắt giá nhất mà nhiều người trưởng thành cũng luôn nỗ lực học. Nếu không học cách đứng dậy sau thất bại, trẻ đắm chìm trong nỗi buồn, trẻ từ bỏ việc cố gắng hoặc thử những điều mới.

Sau mỗi thất bại của con, bố mẹ nên khuyến khích và động viên con tiếp tục cố gắng những lần sau. Chia sẻ, lắng nghe tâm sự của con và an ủi con, cùng con rút ra bài học quý giá. Chắc chắn rằng những bài học này sẽ được trẻ ghi nhớ và và áp dụng xuyên suốt cuộc sống.

#8. Đừng đánh giá, phán xét người khác

Hiện nay, việc đánh giá người khác qua vẻ ngoài, lời nói,... là rất dễ dàng. Thực trạng này cũng tồn tại ở rất nhiều người trưởng thành, tuy nhiên chúng ta luôn nỗ lực để học cách tôn trọng lẫn nhau, đừng chỉ mới nhìn qua mà đánh giá hoặc chụp mũ người khác. 

Bố mẹ không nên so sánh bé trước đám đông, phán xét tiêu cực về người khác trước mặt trẻ,... nên làm một tấm gương tích cực cho trẻ noi theo. Đối với trẻ từ 3-12 tuổi đã có thể nhận thức và hiểu được nhiều điều, cảm xúc trẻ cũng rất nhạy cảm. Những xúc cảm đầu đời quyết định nhiều tới sự phát triển nhân cách trẻ trong tương lai. 

Bố mẹ không nên phán xét, đánh giá trẻ quá nhanh mà chưa tìm hiểu sự việc. Điều này giúp trẻ mở rộng khả năng thấu hiểu, nuôi dưỡng đức tính rộng lượng và lòng bao dung tuyệt vời.

#9. Dành thời gian cho những người thân yêu

Những người thân yêu trong gia đình, bạn bè,... luôn là những người quan tâm và yêu thương tới trẻ, mà không từ bỏ các em khi các em làm sai hay mắc lỗi. Ngoài việc theo đuổi ước mơ và các điều thú vị ngoài kia, biết san sẻ và quan tâm tới gia đình là điều đặc biệt quan trọng, thể hiện tình yêu thương, nuôi dưỡng mối quan hệ và tâm hồn tốt đẹp.

Hồ Chủ tịch đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. 

Xem thêm: 

Ngoài việc tập trung vào các kỹ năng và các môn nghệ thuật như đàn, ca, hát, vẽ,... Bố mẹ cũng nhớ quan tâm tới các vấn đề trong học tập của con. Chia sẻ suy nghĩ và hỏi han con về cảm nhận và mong muốn của con đối với học tập. Từ đó giúp con có thêm tinh thần, động lực trong cả học tập văn hóa lẫn kỹ năng mềm.



Tin tức liên quan

Xem tất cả

7 xu hướng giáo dục trẻ em nổi bật 2024

Trải qua năm 2023 với nhiều biến động và sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo (VR), ngành giáo dục toàn cầu bước sang năm 2024 với xu hướng “giáo dục xanh” (giáo dục bền vững). Đây được xem là xu hướng giáo dục mang tính lâu dài, linh hoạt và thời đại.

Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn.

Quy tắc 5 phút: Khích lệ trẻ học mỗi ngày theo Triết lý Kaizen

Theo triết lý Kaizen của Nhật Bản cho rằng: Có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng thông qua những cải tiến nhỏ liên tục. Quy tắc 5 phút khuyến khích việc học tập liên tục, dù chỉ với một lượng nhỏ thời gian mỗi ngày, để đạt được mục tiêu lâu dài.

Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

“Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh.