12 kỹ năng sống cần thiết cho trẻ tiểu học trong thế kỷ 21 (Phần 1)

Ngày tạo: 2023-04-28 3427

Kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ học tập và ứng xử với các mối quan hệ. Bố mẹ trang bị được cho các em 12 kỹ năng này, không những sẽ giúp các em hoàn thành tốt việc học tập, mà còn là phương tiện đắc lực hỗ trợ các em dễ dàng kết bạn, ứng xử với thái độ đúng đắn khi gặp các tình huống thử thách trong cuộc sống.

1. Kỹ năng tự phục vụ bản thân/ tự chăm sóc

Một số kỹ năng tự phục vụ bản thân có thể kể đến như: kỹ năng tự ăn, tự uống, tự ngủ, tự đi vệ sinh, biết cách mặc đồ, bảo quản tư trang, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ,… Việc tự chăm sóc cho bản thân giúp trẻ nhanh chóng làm quen với môi trường mới mà không cảm thấy khó khăn. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học từ rất sớm là điều các cha mẹ kỳ vọng, để các con của mình trưởng thành hơn, sớm hình thành nhận thức.

Những công việc này không khó để trẻ thực hiện vì đa phần đều là thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vậy nên, để trang bị các kỹ năng cho con ở lứa tuổi tiểu học, ba mẹ hãy bắt đầu từ những kỹ năng này trước nhé.

Ban đầu, cha mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn con cách làm và thứ tự từng bước. Tiếp theo, hãy quan sát để con tự mình thực hiện và điều chỉnh nếu con vẫn còn thiếu sót. Sau đó, cha mẹ không cần giám sát trẻ nữa để kiểm tra xem liệu trẻ có tự chủ động làm những điều được chỉ dạy nếu không có cha mẹ ở đó hay không.

2. Kỹ năng làm quen, kết bạn

Bất kỳ ai cũng mong muốn mình có một tình bạn thật đẹp, trẻ nhỏ cũng vậy. Có được kỹ năng sống tiểu học này, con sẽ không thu mình, lạc lõng giữa đám đông mà có thể tự tin giới thiệu bản thân và mở rộng mối quan hệ. Hơn nữa, con cũng sẽ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời để thêm yêu thích tới trường.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngay từ sớm là xây dựng nền tảng giáo dục từ khi trẻ còn nhỏ, và khi gặp phải trường hợp giống với trường hợp đã được học thì trẻ sẽ biết cách xử lý tình huống mà không cần can thiệp từ người khác. Vinschool gợi ý một số phương pháp giúp con dễ dàng hơn trong việc kết bạn:

  • Học cách giới thiệu bản thân, từ tên, tuổi đến sở thích cá nhân.
  • Chủ động chào hỏi, bắt chuyện nếu trẻ muốn làm quen với bạn nào đó.
  • Biết cách đặt những câu hỏi để tìm hiểu thêm về bạn.
  • Luôn giúp đỡ bạn bè dù cho các trẻ chưa quen biết nhau nhiều.
  • Giữ được thái độ lịch sự, hòa nhã khi giao tiếp với bạn bè.
  • Thấu hiểu được những ưu điểm, nhược điểm của người.
  • Không bao giờ có suy nghĩ bắt nạt hay chê bai bạn bè.


➤➤ Xem thêm: Sách tranh tiếng Anh dạy kỹ năng kết bạn cho trẻ em: 

3. Kỹ năng lắng nghe

Các bạn nhỏ ở lứa tuổi này vẫn còn hạn chế trong việc tập trung lắng nghe lời người khác nói. Tuy nhiên, kỹ năng này sẽ mang đến nhiều lợi ích tích cực cho trẻ. Kỹ năng sống tiểu học rất quan trọng đối với trẻ, ngoài kỹ năng tự giác hay kết bạn thì kỹ năng lắng nghe cũng rất quan trọng. Kỹ năng lắng nghe giúp trẻ biết tôn trọng mọi người xung quanh, biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè.

Trẻ sẽ không trở thành những người bảo thủ, chỉ biết giữ khư khư ý kiến của riêng mình mà không xem xét, đánh giá ý kiến của người khác.

Hướng dẫn trẻ kỹ năng mềm cho học sinh tiểu học này không khó. Cha mẹ hoàn toàn có thể dạy con ngay trong cuộc sống hàng ngày bằng cách:

  • Cho phép con nói lên quan điểm của mình và không ngắt lời hay áp đặt suy nghĩ của cha mẹ lên con.
  • Thể hiện thái độ lắng nghe chăm chú, nhìn vào mắt trẻ hoặc có một số cử chỉ như gật đầu, mỉm cười với con.
  • Trò chuyện với con thường xuyên hơn và hãy xem con như một người bạn để chia sẻ, trao đổi và bàn luận.
  • Đọc sách, đọc truyện để tập cho con thói quen tập trung và lắng nghe trọn vẹn một câu chuyện.

4. Kỹ năng tự tin trước đám đông

Kỹ năng này có thể hiểu là cách trẻ không tỏ ra lo lắng, sợ sệt mỗi khi đứng trước một nhóm đông, đặc biệt là những người trẻ chưa từng gặp qua. Ở đó, trẻ sẽ mạnh dạn thể hiện bản thân mình, nói lên những suy nghĩ, ý kiến của mình và làm chủ được tình thế. Hay đơn giản là mỗi khi được gọi lên bảng kiểm tra bài, trẻ sẽ không run rẩy đến mức quên hết những kiến thức đã học rất kỹ từ tối hôm trước.

Để làm được việc này, ba mẹ có thể áp dụng một số cách sau nhé:

  • Tạo điều kiện để con được giao tiếp từ khi còn nhỏ, có thể là trong giao tiếp với hàng xóm, bạn bè hay trong một hoạt động vui chơi nào đó.
  • Động viên, khích lệ sự tự tin của con, tìm cách để con vượt qua nỗi sợ mỗi khi đứng trước đám đông.
  • Trò chuyện thường xuyên hơn với con và cho phép con được nói lên quan điểm của mình thay vì chỉ biết lắng nghe ý kiến của cha mẹ.
  • Khuyến khích con học nhiều hơn, đọc và tìm hiểu nhiều lĩnh vực hơn để có một nền tảng kiến thức vững vàng nhất.

➤➤ Xem thêm: List sách tranh dạy kỹ năng sống cho trẻ nhỏ dễ thương của Molly & Potter

5. Kỹ năng quản lý cảm xúc/kiểm soát cảm xúc

Trẻ em cũng hệt như người lớn, đều có những trải nghiệm cảm xúc với những cung bậc khác nhau. Trẻ có thể thấy buồn chán, căng thẳng, lo lắng, thất vọng, sợ hãi,… Điều quan trọng là trẻ cần được học các kỹ năng ứng phó để kiểm soát cảm xúc và hành động theo hướng tích cực. Kỹ năng sống tiểu học góp phần xây dựng con người của trẻ thì không thể không nói đến kỹ năng quản lý cảm xúc.

Các gợi ý ứng phó với sự căng thẳng:

  • Hãy đề nghị con mô tả những cảm nhận mà con đang cảm thấy hay gọi tên những “cảm xúc khó chịu”.
  • Hãy thảo luận những hoạt động có thể giúp con giải tỏa những cảm xúc đó như: tập luyện thể dục thể thao, sáng tạo nghệ thuật, đọc truyện tranh, chơi trò chơi…
  • Hãy dạy con nói những điều tốt đẹp về bản thân hoặc đóng vai người bạn gặp vấn đề để đề nghị con đưa ra những lời khuyên hay nói những lời tử tế.
  • Hãy cùng con chia sẻ người có thể giúp đỡ con giải quyết những khó khăn này.

➤➤ Xem thêm sách chăm sóc mọi cảm xúc của trẻ dễ hiểu:

The Fantastic Book of Feelings: A Guide to Being Happy, Sad and Everything In-Between!

6. Kỹ năng kiềm chế sự tức giận

Ở độ tuổi nhỏ hơn, trẻ thường được người lớn cưng chiều và đáp ứng tất cả mọi yêu cầu. Điều đó đã khiến một số trẻ cảm thấy không hài lòng nếu một chuyện gì đó xảy ra không như trẻ mong muốn, dẫn đến việc trẻ dễ tức giận và trở nên ngang bướng.

Có được kỹ năng kiềm chế sự tức giận, trẻ cũng hình thành được những đức tính tốt của một học sinh tiểu học. Chẳng hạn như trẻ sẽ không có những đòi hỏi quá đáng với người khác, trẻ cũng sẽ có được sự đồng cảm ở những mặt chưa tốt của người khác. Điều chỉnh được sự tức giận cũng giúp trẻ trở nên khôn ngoan và có cái nhìn khách quan hơn ở mọi vấn đề.

Một số biện pháp để kiểm soát các cơn giận dữ được gợi ý như:

  • Hãy nhận biết được các dấu hiệu khi con chuyển từ trạng thái khó chịu sang tức giận.
  • Dạy con những bài tập tự trấn tĩnh khi con không tức giận như đếm nhịp thở, căng và thả lỏng…
  • Cùng thảo luận với con để thống nhất 2 – 3 việc làm mà con có thể kiểm soát được sự tức giận của bản thân.

➤➤ Xem thêm: 12 kỹ năng sống cần thiết cho trẻ tiểu học trong thế kỷ 21 (Phần 2)

Như vậy, bài viết này đã chia sẻ về12 kỹ năng sống cần thiết cho trẻ tiểu học trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ - thời gian mà mỗi trẻ em đều cần xây dựng và tích lũy các kỹ năng cơ bản trước để phát triển tốt nhất. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.749.847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Nguồn: https://vinschool.edu.vn/tin-giao-duc/

Tin tức liên quan

Xem tất cả

7 xu hướng giáo dục trẻ em nổi bật 2024

Trải qua năm 2023 với nhiều biến động và sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo (VR), ngành giáo dục toàn cầu bước sang năm 2024 với xu hướng “giáo dục xanh” (giáo dục bền vững). Đây được xem là xu hướng giáo dục mang tính lâu dài, linh hoạt và thời đại.

Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn.

Quy tắc 5 phút: Khích lệ trẻ học mỗi ngày theo Triết lý Kaizen

Theo triết lý Kaizen của Nhật Bản cho rằng: Có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng thông qua những cải tiến nhỏ liên tục. Quy tắc 5 phút khuyến khích việc học tập liên tục, dù chỉ với một lượng nhỏ thời gian mỗi ngày, để đạt được mục tiêu lâu dài.

Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

“Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh.