Cách tôi phát triển trí thông minh cảm xúc EQ cho con từ mầm non

Ngày tạo: 2023-05-08 617

Nếu chỉ số IQ thể hiện lên trí thông minh của bộ não con người, thì trí thông minh cảm xúc EQ được xem là chìa khóa quyết định sự thành công của người đó. Không chỉ tập trung vào dạy học và phát triển trí não cho con, bố mẹ chúng ta cũng cần chú trọng đến sự phát triển cảm xúc của trẻ. Đây là bài học quý giá mà tôi đã rút ra sau khi tìm thấy con gái bỏ nhà ra đi được 1 tuần.

Tôi và chồng có một đứa con gái tên An, 16 tuổi và một cậu con trai Lâm, 5 tuổi, gia đình chúng tôi trước đây luôn chăm sóc và bảo vệ con hết sức. Bởi truyền thống gia đình, luôn muốn hướng con tới các trường học chuyên có tiếng, để sau này tương lai con có nhiều cơ hội hơn. Đối với cô con gái, để tránh con nhỏ tiếp xúc với bạn bè không tốt, chúng tôi bao bọc con từ nhỏ, lựa chọn trường lớp cho con gái từ mầm non lên cấp 3, con đều ngoan ngoãn nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ. Con gái không đi chơi với bạn bè vào buổi tối để tránh nguy hiểm xảy ra.

Thấy thành tích học tập của An từ tiểu học lên cấp 3 đều giỏi, chúng tôi rất hãnh diện với gia đình hai bên và hàng xóm. Những tưởng mọi chuyện cứ bình yên đẹp đẽ như vậy đến khi con gái đi lấy chồng, ai ngờ một biến cố đã thay đổi toàn bộ cách giáo dục con của gia đình tôi.

Một hôm, tôi phát hiện con có nhắn tin qua lại với bạn nam khác, tôi nghiêm túc hỏi con về mối quan hệ của hai đứa, cấm con qua lại trong thời gian học hành cấp 3, chẳng nghe con nói một lời giải thích. Một lần khác, chồng tôi thấy con gái đi chơi với một bạn nam, chưa kịp hỏi han, chồng đánh con trước mặt bạn và đuổi bạn về. Tôi thấy con khóc rất nhiều, chẳng thèm ăn uống, cứ chăm chăm đi học thật sớm. Tôi thấy chồng hơi quá nên có trách anh, và cũng nói con thông cảm cho bố. Chồng tôi mặc dù cũng thấy có lỗi nhưng bản tính khô khan khiến anh chỉ im lặng, rồi anh quyết định đưa đi đón về con gái. 

1 tuần sau, thấy trường báo con không đi học, tôi chờ con về nhưng không thấy. Mãi đến 9 giờ tối, tôi và chồng tá hỏa đi tìm, báo công an về vụ mất tích. Vợ chồng tôi vô cùng lo lắng, cho đến gần 1 tuần, công an tìm thấy con đang ở nhà với một anh lớn hơn tuổi. Lòng đau như cắt, tôi giáng cho con mấy tát và mắng chửi con. Tại sao một đứa con gái vừa ngoan ngoãn, vừa nghe lời lại bỏ nhà ra đi với con trai. Đang khám tổng quát cho con gái để ra tòa gia đình kia, thì tôi lại kinh ngạc khi bác sĩ bảo chưa có chuyện gì xảy ra giữa bạn nam và con gái tôi. Công an thấy vậy thì an ủi, kiểm điểm hai đứa, và khuyến khích hai gia đình tự hòa giải trong hòa bình với nhau.

Bác sĩ khuyên vợ chồng tôi đưa con đi tâm lý, bác sĩ tâm lý đề nghị sẽ nói chuyện cả với bố mẹ. Muốn biết con bị làm sao nên chúng tôi đồng ý, mặc dù công việc khá bận rộn. Sau bài buổi trị liệu, tôi được biết lý do con bỏ nhà ra đi là do gia đình bí bách, luôn áp đặt, muốn thoát khỏi gia đình. Thế giới quan của tôi bỗng nhiên bị đảo lộn, tôi không thể chấp nhận chuyện này, chồng tôi lại mắng con. 

Sau khoảng vài tháng, trải qua sự động viên của gia đình, bạn bè, vợ chồng tôi rất cố gắng để tiếp thu những thông tin chưa bao giờ chúng tôi nghĩ là bản thân đã làm ảnh hưởng xấu tới con. Con gái tôi khó khăn trong việc kết bạn ở lớp, ít được chúng tôi cho đi vui chơi với bạn bè nên bị bạn bè lạnh nhạt, chỉ biết học. Mặc dù điểm cao nhưng con rất buồn và tủi thân.

Từ đó, vợ chồng lên kế hoạch cho con đi chơi nhiều hơn với bạn bè, chọn những hoạt động con thích để tham gia, tiếp tục gặp bác sĩ tâm lý mỗi tuần để con được hướng dẫn cách cởi mở, kết bạn mới. Thi thoảng tôi cũng đi cùng con. Bên cạnh đó, tôi bắt đầu đọc nhiều cuốn sách về xây dựng cảm xúc cho con, giao tiếp khoa học giữa bố mẹ và con cái, để giúp quá trình giáo dục con hiệu quả và hạnh phúc hơn. 

Trong đó, bộ sách All about the feeling, All about friends, All about family của NXB Usborne là series sách giáo dục về trí tuệ cảm xúc và các mối quan hệ vô cùng hay cho trẻ em mầm non. Toàn bộ những khái niệm về bạn bè, cảm xúc, gia đình, và các kỹ năng mềm như cách kết bạn tốt, nói lời cảm ơn, xin lỗi, từ chối,... đều có đầy đủ trong này. Đây là cuốn cẩm nang dành cho trẻ em nhỏ tuổi, nhưng  tôi dùng để tham khảo, sau đó tặng cho cả con trai và con gái.  Thấy sự nỗ lực và thông hiểu của bố mẹ, con gái mở lòng trở lại với chúng tôi, cậu con trai còn nhỏ cũng rất hạnh phúc khi thấy chị gái vui vẻ trở lại. Các bố mẹ nên giới thiệu cho con về các khái niệm trong sách này ngay từ mẫu giáo, đừng chờ đến khi gặp các hoàn cảnh trớ trêu như gia đình tôi mới bắt đầu tìm hiểu.

Sau chuyện này, tôi rút ra được bài học rằng điểm số là một phần trong cuộc sống trẻ, các con cần được phát triển về mặt cảm xúc và kỹ năng sống nhiều hơn. Có như vậy thì các con mới có cái nhìn đúng đắn về thế giới, có được các mối quan hệ chất lượng, là chìa khóa thành công trong tương lai. Nếu vợ chồng tôi không nghe theo bạn bè và người thân cho con gặp bác sĩ tâm lý, quan tâm đến việc giáo dục về cảm xúc và các kỹ năng mềm cho con, rất có thể gia đình chúng tôi đang tiếp tục ép buộc con gái vào một trường đại học có tiếng nào đó, ép con tai học một trường chuyên nào đó, một gia đình luôn trong tình trạng căng thẳng mà chẳng ai mong muốn.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

7 xu hướng giáo dục trẻ em nổi bật 2024

Trải qua năm 2023 với nhiều biến động và sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo (VR), ngành giáo dục toàn cầu bước sang năm 2024 với xu hướng “giáo dục xanh” (giáo dục bền vững). Đây được xem là xu hướng giáo dục mang tính lâu dài, linh hoạt và thời đại.

Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn.

Quy tắc 5 phút: Khích lệ trẻ học mỗi ngày theo Triết lý Kaizen

Theo triết lý Kaizen của Nhật Bản cho rằng: Có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng thông qua những cải tiến nhỏ liên tục. Quy tắc 5 phút khuyến khích việc học tập liên tục, dù chỉ với một lượng nhỏ thời gian mỗi ngày, để đạt được mục tiêu lâu dài.

Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

“Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh.