5 Cách nói lời khen giúp con tự tin và nuôi dưỡng tâm hồn lành mạnh

Ngày tạo: 2023-03-22 1106

Trẻ nhận được sự tin tưởng, công nhận và khuyến khích từ bố mẹ, sẽ trở nên tự tin với chính kiến của mình, thể hiện tối đa khả năng của bản thân trong học tập và làm việc. Có thể nói rằng, những lời nói khuyến khích từ bố mẹ như là “liều thuốc dinh dưỡng” tuyệt vời cho tâm hồn mỗi trẻ em.

Tại sao bố mẹ nên khuyến khích trẻ bằng lời nói?

Những lời nói của bố mẹ có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Một thí nghiệm của nhà tâm lý học người Mỹ Rosenthal cho thấy rằng: việc khuyến khích trong giáo dục thường hiệu quả hơn các phương pháp khác. Do đó, mỗi lời nói của bố mẹ dành cho con đều cần suy nghĩ và lành mạnh. Nếu trẻ được nhận những lời nói phủ định, tiêu cực, trẻ cũng sẽ có xu hướng phủ định bản thân, tự ti và khả năng đương đầu với thách thức yếu hơn.

Trong quá trình trẻ lớn lên, phần lớn sự tự nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh và bản thân mình đến từ đánh giá của những người thân, đặc biệt là bố mẹ. Những đứa trẻ được bố mẹ khuyến khích và ủng hộ sẽ có cảm giác được yêu thương, trân trọng và cảm thấy bản thân mình có giá trị. Những cảm giác hài lòng này là niềm tin mạnh mẽ, là nguồn động lực dồi dào để trẻ thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày, khám phá nhiều điều kỳ diệu trong cuộc sống khác. 

Tâm hồn của trẻ em trong sáng tựa như trang giấy trắng, bố mẹ là những người đầu tiên vẽ vào trang giấy này những màu sắc về cuộc sống. Bằng những lời cổ vũ, khuyến khích yêu thương và tích cực mỗi ngày, bố mẹ sẽ giúp con hình thành nhân cách tốt và khả năng học hỏi đáng kinh ngạc. 

Những điều mà bố mẹ nên khuyến khích đối với trẻ

Thay vì chỉ dùng những câu đơn điệu như “Giỏi quá”, “Hay quá”, “Đẹp quá”, Bố mẹ dùng những lời khen và khuyến khích phong phú, phù hợp với hoàn cảnh, sẽ giúp trẻ hình dung rõ hơn về sự tốt đẹp hiện tại của bản thân và điều trẻ cần cố gắng trong tương lai. 

#1 Khuyến khích chi tiết sự việc con đã làm

Để trẻ hiểu được “hành động - phần thưởng/ được phép” thì bố mẹ cần miêu tả hành vi vào trước lời khen ngợi. Ví dụ: Con đang chơi đồ chơi, bố mẹ bảo con dọn dẹp chúng để ăn tối. Sau khi con cất đồ chơi xong thì bố mẹ sẽ nói: "Con đã cất đồ chơi gọn gàng rồi, giờ con có thể ăn cơm, con của mẹ ngoan quá à!" "Cảm ơn con vì giúp mẹ rửa chén, mẹ rất vui".

#2 Khuyến khích khi con đang cố gắng giúp đỡ người lớn

Đây là tình huống vô cùng quan trọng mà mọi bố mẹ đều cần biết. Trẻ em ở những độ tuổi nhỏ từ mầm non tới cấp 2 rất mong muốn được giúp đỡ bố mẹ trong các công việc hàng ngày. Trẻ sẽ muốn giành lấy để làm hoặc tự chủ động giúp người lớn. Tuy nhiên, vì nhỏ tuổi nên tay chân trẻ chưa phát triển hết, do đó trẻ con vụng về, trẻ sẽ khiến “công việc trở nên lộn xộn hơn”. Thông thường, nhiều bậc phụ huynh thay vì nhìn vào mong muốn quan tâm chia sẻ của con cho mình, lại giận giữ và lớn tiếng trách mắng con. Sau đó, sẽ nạt con tránh sang chỗ khác và đừng động tay vào những đồ này nữa. Chúng chỉ khiến bố mẹ “thêm nhiều việc để làm” và “mệt thêm”. 

Lúc này, bố mẹ nên xây dựng khả năng kiểm soát cảm xúc và hỏi trẻ đang làm gì? Khi biết trẻ đang mong muốn giúp mình, hãy nói với trẻ: 

“Bố/ mẹ cảm ơn con nhé, ôi thương quá đi. Con làm như thế này cũng khá ổn/ bỏ nhầm chỗ,... rồi đấy, nhưng để mẹ chỉ con làm đúng hơn nhé!” 

Hoặc phụ huynh chuyển cho con một công việc khác vừa sức hơn: 
“Bố/ mẹ cảm ơn con nhé, việc này để mẹ làm tiếp, con giúp mẹ làm cái này/kia nhé” 

Bằng những lời này, trẻ luôn cảm thấy bản thân có giá trị, luôn sẵn sàng sẻ chia công việc và giúp đỡ cho người khác khi họ cần. Đồng thời, việc đưa ra lời khuyến khích này còn giúp gắn kết được tình cảm giữa bố mẹ và con cái bền chặt hơn. 

#3 Khuyến kích con khi con nỗ lực việc gì đó

Những lời khen động viên luôn có tác dụng rất lớn, trẻ luôn cảm nhận được sự an toàn và tình yêu thương của bố mẹ dành cho, đây là hậu phương vững chắc bên trạnh mình. Từ đó, trẻ tăng sự tin tưởng và nỗ lực nhiều hơn vào điều bản thân đang thực hiện. 

Bố mẹ có thể dùng các câu như: 

  • Cảm ơn con vì cố gắng học tập nhé!
  • Có tiến bộ đấy.
  • Không sao đâu, thời gian tới, con nhất định có thể làm tốt.
  • Con đã cố gắng rất lâu vì điều này, ráng thêm chút nữa con nhé.
  • Bố mẹ mong chờ sản phẩm của con.

Xem thêm: 

#4 Khen ngợi và khuyến khích thái độ của con

Thái độ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Thái độ còn thể hiện lên chỉ số thông minh cảm xúc của một con người. Bố mẹ xây dựng cho con những thái độ đúng đắn về cuộc sống, tức là đã giúp con cầm được chìa khóa trên con đường làm người có ích và thành công.

  • Bố/ mẹ thích cách con cho em ăn sáng lắm.
  • Nụ cười của con rất đáng yêu.
  • Con lễ phép mẹ thấy rất tự hào./ Hôm qua bác hàng xóm khen con lễ phép đấy, mẹ vui quá.
  • Ở trường cô khen con hay xung phong phát biểu, mẹ vui lắm. Cuối tuần mình đi ăn kem nhé!


#5 Khen ngợi và khuyến khích sự sáng tạo của con

Khơi gợi khả năng sáng tạo có một ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Lứa tuổi nhỏ ngoài khả năng bắt chước nhanh chóng, trẻ còn rất say mê sáng tạo những cái mới mẻ. Một lời khen sẽ là động lực lớn lao để trẻ duy trì tính  sáng tạo, từ đó bộc lộ những năng lực tiềm ẩn bên trong.

  • Mô hình/ bức tranh,... của con thật thú vị. ( Nếu như có thêm một cái cây thì sao nhỉ?)
  • Hãy thử lại cách khác, đừng nản lòng.
  • Có tiến bộ đấy.
  • Bố mẹ tin con, con có thể tự làm được.
  • Dù không có nắng để làm điều này, bố/ mẹ thấy ngày mưa cũng có thể làm một số điều khác hay ho đấy.

Xem thêm: 

Như vậy, bài viết này đã chia sẻ về 5 Cách nói lời khen giúp con tự tin và nuôi dưỡng tâm hồn lành mạnh. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.749.847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn.

Quy tắc 5 phút: Khích lệ trẻ học mỗi ngày theo Triết lý Kaizen

Theo triết lý Kaizen của Nhật Bản cho rằng: Có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng thông qua những cải tiến nhỏ liên tục. Quy tắc 5 phút khuyến khích việc học tập liên tục, dù chỉ với một lượng nhỏ thời gian mỗi ngày, để đạt được mục tiêu lâu dài.

Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

“Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh.

Kỹ năng vận động tinh ở trẻ: tầm quan trọng và cách phát triển

Vận động tinh đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ sự phát triển của trẻ nhỏ. Kỹ năng này góp phần tích cực thúc đẩy trí não và khả năng học tập của trẻ tiến bộ rõ rệt, đồng thời cũng giúp trẻ thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách độc lập và tự tin hơn. Vậy vận động tinh là gì?