Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về gia đình dành cho các bé

Ngày tạo: 2022-11-26 1259

Gia đình luôn là một trong những chủ đề phổ biến trong các chương trình tiếng Anh. Đặc biệt là dành cho các em mới bắt đầu học bất khì ngôn ngữ nào. Tổng hợp những từ vựng tiếng Anh về gia đình thường gặp trong bài viết này sẽ giúp các bạn nhỏ nói được các câu đơn giản về gia đình.

Từ vựng về gia đình bằng tiếng Anh


1. Từ vựng về thế hệ lớn hơn mình

Từ vựng – Nghĩa tiếng Việt 
 Ví dụ

Grandparent /ˈɡræn.per.ənt/ (n)ông bà                              

We went to visit our grandparents in the hospital.
(Chúng tôi đã đến bệnh viện thăm ông bà.)

My grandparents are both teachers.
(Ông bà tôi đều là giáo viên.)

Parent /ˈper.ənt/ (n) bố mẹ 

His parents live in New York.
(Bố mẹ anh ấy sống ở New York.)

My parents bought me a bike yesterday.
(Hôm qua bố mẹ tôi đã mua cho tôi một chiếc xe đạp.)

Cousin /ˈkʌz.ən/ (n) anh/chị/em họ    


He’s one of my favorite cousins in my family.
(Anh ấy là một trong những người anh họ tôi quý mến trong gia đình.)

We’ll go to my cousin’s house in Washington next week.
(Chúng tôi sẽ đến nhà anh họ ở Washington vào tuần sau.)

Aunt /ænt/ (n) bác gái/dì/cô 

I have an aunt in Australia, she’s my mom’s sister.
(Tôi có một người bác ở Úc, bác ấy là chị gái của mẹ tôi.)

My aunt is a famous singer.
(Dì của tôi là một ca sĩ nổi tiếng.)

Uncle /ˈʌŋ.kəl/ (n) bác trai/cậu/chú

I have lots of uncles and aunts.
(Tôi có rất nhiều chú và dì.)

My uncle has a big garden in his house.
(Chú tôi có một khu vườn rất rộng ở nhà.)

Sibling /ˈsɪb.lɪŋ/ (n) anh/chị/em ruột    

Do you have any siblings?
(Bạn có anh chị em ruột nào không?)

I have two siblings: a brother and a younger sister.
(Tôi có hai anh chị em ruột: 1 anh trai và 1 em gái.) 

Relative /ˈrel.ə.t̬ɪv/ (n) họ hàng  

All his close relatives came to the party.
(Tất cả họ hàng thân thiết của anh ấy đều đến tham gia bữa tiệc.)

All my relatives gather every year on the Tet holiday.
(Tất cả người thân, họ hàng của tôi năm nào cũng tụ họp vào dịp Tet.)

2. Từ vựng tiếng Anh về các thành viên trong gia đình

Từ vựng – Nghĩa tiếng Việt 
Ví dụ
Father /ˈfɑː.ðɚ/ (n) bố 

My father is a doctor.
(Bố tôi là bác sĩ.)

His father is working in America.
(Bố anh ấy đang làm việc tại Mỹ.)

Mother /ˈmʌð.ɚ/ (n) mẹ

My mother was 21 when she met my father.
(Mẹ tôi gặp bố tôi vào năm 21 tuổi.)

Her mother bought her a beautiful cat.
(Mẹ cô ấy đã mua cho cô ấy một con mèo rất đẹp.)

Son /sʌn/ (n) con trai    

My uncle has two sons.
(Chú tôi có hai người con trai.)

My aunt’s son is a student.
(Con trai cô tôi là một học sinh.)

Daughter /ˈdɑː.t̬ɚ/ (n) con gái  

Her daughter works for a big company.
(Con gái cô ấy làm việc cho một công ty lớn.)

My sister has a son and two daughters.
(Chị gái tôi có một người con trai và hai cô con gái.)

Brother /ˈbrʌð.ɚ/ (n) anh trai/em trai ruột           

My brother loves playing football.
(Anh trai tôi thích chơi đá bóng.)

My brother studied really hard for the exam.
(Em trai tôi đã học rất chăm chỉ cho kỳ thi.)

Sister /ˈsɪs.tɚ/ (n) chị gái/em gái ruột  

How many sisters do you have?
(Bạn có bao nhiêu chị em gái?)

My sister hates animals.
(Chị gái tôi ghét động vật.)

Wife /waɪf/ (n) vợ  

My uncle’s wife is a dentist.
(Vợ của chú tôi là một nha sĩ.)

He met his wife when he was in college.
(Anh ấy gặp vợ của mình khi học đại học.)

Husband /ˈhʌz.bənd/ (n) chồng  

I’ve never seen my aunt’s husband.
(Tôi chưa bao giờ thấy chồng của cô tôi.)

He is a good husband.
(Anh ấy là một người chồng tốt.)

Spouse /spaʊs/ (n) vợ chồng  
Yesterday, a spouse moved in next to my house.
(Hôm qua, một cặp vợ chồng đã chuyển đến ở cạnh nhà tôi.)


3. Từ vựng tiếng Anh về thế hệ con cháu

Từ vựng – Nghĩa tiếng Việt 
Ví dụ
Grandchildren /ɡrændˈtʃɪl.drən/ (n) các cháu     

He visits his grandchildren every week.
(Ông ấy đến thăm các cháu vào mỗi tuần.)

Linda has six grandchildren.
(Linda có 6 người cháu.)

Granddaughter /ˈɡrændɔːtə(r)/ (n) cháu gái    


She has a 10-year-old granddaughter.
(Cô ấy có một người cháu gái 10 tuổi.)

His granddaughter is very adorable.
(Cháu gái của ông ấy rất đáng yêu.)

Grandson /ˈɡrænsʌn/ (n) cháu trai    


My grandson loves watching cartoons.
(Cháu trai tôi rất thích xem hoạt hình.)

Your grandson is playing with toys in my house.
(Cháu trai của ông đang chơi đồ chơi ở trong nhà tôi.)

Nephew /ˈnef.juː/ (n) cháu trai    

My nephew is really tall.

(Cháu trai của tôi rất cao.)

Today is my nephew’s birthday.

(Hôm nay là sinh nhật của cháu trai tôi.)

Niece /niːs/ (n) cháu gái    


I take my niece to school every day.
(Tôi đưa cháu gái đi học mỗi ngày.)

Yesterday, I bought a doll for my niece.
(Hôm qua, tôi mua búp bê cho cháu gái tôi.)


4. Các kiểu gia đình trong tiếng Anh

Từ vựng – Nghĩa tiếng Việt

Ví dụ

Nuclear family /ˌnuː.kliː.ɚ ˈfæm.əl.i/ (n) gia đình 2 thế hệ 

The nuclear family is one of the most popular types of families.
(Gia đình hạt nhân là một trong những kiểu gia đình phổ biến nhất.)

Extended family /ɪkˌsten.dɪd ˈfæm.əl.i/ (n) Đại gia đình   

He has a very large extended family
(Anh ấy có một đại gia đình rất đông.)                

Dysfunctional family /dɪsˈfʌŋk.ʃən.əl ˈfæm.əl.i/ (n) gia đình không êm ấm    


He is always upset because of living in a dysfunctional family.
(Anh ấy luôn buồn chán vì sống trong một gia đình không êm ấm.)

Loving family /ˈlʌv.ɪŋ ˈfæm.əl.i/ (n) gia đình hạnh phúc    


My family is a loving family.
(Gia đình tôi là một gia đình hạnh phúc.)
Immediate family /ɪˈmiː.di.ət ˈfæm.əl.i/ (n) gia đình 2 thế hệ    
My immediate family will go to France next month.
(Gia đình tôi sẽ đi đến Pháp vào tháng sau.)


5. Từ vựng về các mối quan hệ trong gia đình

Từ vựng – Nghĩa tiếng Việt
 Ví dụ
Close-knit /kloʊs-nɪt/ (adj) khăng khít 
His family is a close-knit family.
(Gia đình anh ấy là một gia đình khăng khít.)
Depend on (+ sb/V-ing) /dɪˈpɛnd ɑn/ (v) phụ thuộc vào
(ai đó/cái gì đó)
He is so young that he still has to depend on his parents.
(Anh ấy còn quá trẻ nên vẫn phải phụ thuộc vào bố mẹ.)

Breadwinner /ˈbrɛˌdwɪnər/ (n) trụ cột gia đình   

Men are often expected to be the breadwinners in a family.
(Đàn ông thường được cho là trụ cột trong gia đình.)

Housewife /ˈhaʊˌswaɪf/ (n) nội trợ   

She’s not the type of person to stay at home and be a housewife.
(Cô ấy không phải kiểu người chỉ ở nhà và làm công việc nội trợ.)

Househusband /ˈhaʊs ˌhʌz.bənd/ (n) người bố nội trợ    


After he retired, he stayed at home as a househusband.
(Sau khi nghỉ hưu, ông ấy ở nhà làm người bố nội trợ.)
Take care of + sb/V-ing /teɪk kɛr ʌv/ (v)
= Look after + sb/V-ing /lʊk ˈæftər/ (v) chăm sóc/quan tâm ai đó    
My grandparents have always taken care of me since I was a baby.
(Ông bà tôi luôn chăm sóc tôi từ lúc tôi còn là một đứa bé.)

Get together /gɛt təˈgɛðər/ (v) đoàn tụ/tụ tập    

My family often gets together at night to watch TV.
(Gia đình tôi thường tụ tập vào buổi tối để xem ti vi.)


6. Các từ vựng tiếng Anh khác về chủ đề gia đình

Từ vựng – Nghĩa tiếng Việt
Ví dụ
Family tree /ˈfæməli tri/ (n) sơ đồ gia đình, gia phả    
According to the family tree, he is my cousin.
(Theo gia phả, anh ta là anh trai họ của tôi)

Troubled childhood /ˈtrʌbəld ˈʧaɪldˌhʊd/ (n) tuổi thơ không hạnh phúc, nhiều biến cố    


Yesterday, he told me about his troubled childhood.
(Vào hôm qua, anh ấy đã kể tôi nghe về tuổi thơ khó khăn của anh ấy.)

Carefree childhood /ˈkɛrˌfri ˈʧaɪldˌhʊd/ (n) tuổi thơ êm đềm, không phải lo nghĩ    

I’m so lucky that I have a carefree childhood.
(Tôi thật may mắn vì có một tuổi thơ êm đềm.)

Black sheep /blæk ʃip/ (n) Thành viên khác biệt, không hòa hợp với mọi người trong gia đình   

He’s assumed to be the black sheep of the family.
(Mọi người nghĩ anh ấy là đứa cháu kỳ lạ vì không hòa hợp được với mọi người trong nhà.)
Divorce + sb /dɪˈvɔrs/ (v) ly hôn   
She has divorced her husband.
(Cô ấy đã ly hôn với chồng.)

Bitter divorce /ˈbɪtər dɪˈvɔrs/ (n) ly hôn do vấn đề tình cảm    


He was really upset after his bitter divorce.
(Anh ấy rất buồn sau cuộc ly hôn cay đắng của mình.)

Messy divorce /ˈmɛsi dɪˈvɔrs/ (n) Ly hôn với nhiều tranh chấp, bất hòa, không êm đẹp    


My aunt’s going through a messy divorce, it’s all because of money.
(Cô tôi đang trải qua một cuộc ly hôn do tranh chấp tài sản, tất cả bởi vì tiền.)

Mutual divorce /ˈmjuʧuəl dɪˈvɔrs/ (n) ly hôn trong yên bình  

My uncle feels really relieved after his mutual divorce.
(Chú tôi cảm thấy nhẹ nhõm sau cuộc ly hôn của mình.)


Cụm từ vựng tiếng Anh chủ đề gia đình

Ngoài các từ vựng tiếng Anh thông dụng về gia đình đã nêu trên, việc học các cụm từ cố định cũng rất cần thiết. Dưới đây là những cụm từ tiếng Anh thú vị chủ đề gia đình mà các bé có thể học để áp dụng vào đời sống.

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

Cụm từ – Dịch nghĩa 

Ví dụ

Take after + sb: Giống với ai đó về ngoại hình
Peter’s very tall, and he takes after his father.
(Peter rất cao, và cậu ấy giống với bố mình.)

In one’s blood: Bản chất, bản năng    

Điều gì đã ăn sâu vào máu

He knows how to sing very well. Music is in his blood.
(Anh ấy hát rất hay. Âm nhạc đã ăn sâu vào máu anh ấy.) 
A family man: Người đàn ông của gia đình
He is a family man. He really goods at house chores.
(Anh ấy là một người đàn ông của gia đình. Anh ấy rất giỏi việc nhà.)
Get pregnant: Mang thai
My sister got pregnant immediately after she got married.
(Chị gái tôi mang thai ngay sau khi cưới.)
Have the baby = give birth: Sinh con
 A friend of mine gave birth to her son at home with the help of a nurse.
(Một người bạn của tôi đã sinh con trai của cô ấy tại nhà với sự giúp đỡ của một y tá.)
To follow sb’s footsteps: Đi theo dấu chân của ai, tiếp bước  
He hopes his son will follow in his footsteps to help raise money for poor children.
(Anh ấy mong con trai mình có thể tiếp bước anh ấy trong việc hỗ trợ gây quỹ cho trẻ em nghèo.)
Get on with + sb = get along with + sb: Hòa hợp/hòa thuận với ai đó
My brother and I always get along with each other.
(Tôi và anh trai luôn hòa thuận với nhau.)
Get marry My parents'd gotten married since 1995.
(Bố mẹ tôi kết hôn vào năm 1995)

Các mẫu câu tiếng Anh về gia đình


1. Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh thông dụng về chủ đề gia đình


Sau khi bạn đã nắm được các từ vựng tiếng Anh về gia đình thông dụng, điều cần làm tiếp theo là áp dụng chúng vào ngữ cảnh thực tế. Dưới đây là những mẫu câu giúp các bé giao tiếp tự tin hơn.

Mẫu câu hỏi
Mẫu câu trả lời
How many members are there in your family?                                          
(Gia đình bạn có bao nhiêu thành viên?) 

There are four members in my family: my mother, my father, my younger sister, and me.
(Gia đình tôi có 4 người: bố, mẹ, em gái tôi và tôi.)

What type of family is your family?
(Gia đình bạn thuộc kiểu gia đình nào?)  
My family is a nuclear family.
(Gia đình tôi là một gia đình cơ bản.)
Do you have any siblings?
(Bạn có anh chị em ruột không?)  
 I have three siblings: two brothers and a sister.
(Tôi có ba người anh chị em: hai người anh và một người chị.)
Is your father a family man?
(Bố của bạn có phải là một người đàn ông của gia đình không?)  
Yes, my father is definitely a family man. He really enjoys doing house chores.
(Đúng, bố tôi chắc chắn là một người đàn ông của gia đình. Ông ấy thực sự rất thích làm việc nhà.)
Do your family members get on well with each other?
(Các thành viên trong gia đình bạn có hòa thuận với nhau không?)  
 Yes, absolutely! We are a close-knit family.
(Chắc chắn rồi! Chúng tôi là một gia đình rất khăng khít.)


2. Đoạn hội thoại tiếng Anh thông dụng về chủ đề gia đình

Dưới đây là một đoạn hội thoại ngắn sử dụng những từ vựng tiếng Anh về gia đình thông dụng đã nêu bên trên.

Câu tiếng Anh  
Dịch nghĩa

Tom:    Hi, Mary! How are you doing? 
Mary:    I’m good. Hey, how’s your father? 

I heard that he went to the hospital last week. 

Tom    Yeah, but he’s fine now.
My mom takes good care of him and he’s getting better.
Thank you for asking!  

Mary    It’s good to hear that!

Hey, Tom, do you want to have lunch at my house tomorrow? My grandparents are going to visit me

and they want me to invite some of my friends to come, too.

Tom    Oh, really? That sounds great!
Are your close relatives going to come? 

Mary    Yes, they are coming, too.
We usually get together and it will be a small party and I would like you to come, too.

Chào Mary! Dạo này cậu thế nào?

Tớ ổn. Bố cậu sao rồi? Tớ nghe nói bố cậu phải đến bệnh viện vào tuần trước.

Đúng vậy, nhưng giờ ông ấy ổn rồi.
Mẹ tớ chăm sóc bố tớ rất tốt và giờ ông ấy đang dần khỏe hơn.
Cảm ơn cậu vì đã hỏi thăm!


Vậy là tốt rồi!

À này Tom, cậu có muốn đến nhà tớ ăn trưa vào ngày mai không?
Ông bà tớ sẽ đến thăm tớ và họ cũng muốn tớ mời bạn bè đến nhà chơi.

Thật vậy hả? Nghe tuyệt nhỉ!
Vậy họ hàng thân thiết nhà cậu có đến không?

Đúng rồi, họ cũng đến chơi nữa.
Gia đình tớ thường xuyên tụ tập, giống như một bữa tiệc nhỏ vậy và tớ rất muốn cậu cũng sẽ đến.

Cách dạy bé học từ vựng hiệu quả

1. Đặt câu với từ cần học

Việc đặt câu với mỗi từ vựng mới sẽ giúp các bé biết cách áp dụng các từ vựng đã học được vào thực tế. Cách học này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chỉ học thuộc từ vựng đơn thuần.

Ví dụ khi bố mẹ cho các bé học từ “family”, đừng chỉ yêu cầu các bé học thuộc nghĩa là “gia đình”. Hãy giúp bé khai thác thêm ý nghĩa và cách sử dụng từ này bằng việc đặt các câu đơn có chứa từ “family” như “I love my family” hay “My family has four members”. Điều này sẽ giúp các bé nhớ từ lâu hơn rất nhiều. 

2. Làm flashcards, ghi chú

Ngoài việc đặt câu với từ vựng cần học, bố mẹ có thể giúp các bé học ngoại ngữ nhanh hơn khi kết hợp cùng flashcards. Đây là một phương pháp học không còn xa lạ với những người học tiếng Anh và hiệu quả của nó cũng đã được minh chứng.

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại flashcards, bố mẹ có thể cân nhắc lựa chọn cho các bé. Dưới đây là một số loại flashcards phổ biến:

Flashcard truyền thống bằng giấy. Đây là loại thẻ ghi chú phổ biến và được sử dụng khá nhiều bởi giá thành hợp lý cũng như tính tiện lợi, nhỏ gọn của nó. 

Bộ flashcard 4D trên máy tính bảng hay smartphone. Ưu điểm vượt trội của loại flashcard này là hình ảnh trực quan cùng với âm thanh sinh động giúp các bé có thể học được cách phát âm thay vì chỉ học từ vựng và nghĩa như loại flashcard truyền thống.

Ngoài hai loại flashcards kể trên, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm và lựa chọn những loại thẻ ghi chú khác phù hợp để giúp bé học tiếng Anh tốt hơn.

3. Học một số từ liên quan

Việc học tiếng Anh theo chủ đề cũng là một phương pháp rất hữu ích đối với lộ trình học ngoại ngữ của các bé. Vì vậy, mỗi khi học một từ vựng mới, bố mẹ hãy cho các bé tiếp cận với các từ vựng liên quan khác, điều này sẽ giúp các bé mở rộng thêm vốn từ của mình.

Ví dụ như khi bé học động từ “work”, bố mẹ có thể giới thiệu thêm cho bé về những từ cùng trường nghĩa với “work” như danh từ “career” hay “occupation”. Thêm vào đó, hãy giải thích về sự giống và khác nhau của những từ này để giúp các bé có thể hiểu thêm về cách sử dụng từ vựng đúng mục đích và ngữ cảnh.

Như vậy, bài viết này đã tổng hợp các chủ đề phổ biến nhất dành cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh, có kèm theo phiên âm và các ví dụ dễ hiểu để trẻ luyện đọc ngay. Bên cạnh đó là các cách giúp mở rộng ý tưởng và vận dụng từ vựng vừa học hiệu quả hơn. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936.749.847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

(Sưu tầm Elsa Speak)

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Con bạn đã học tiếng Anh qua âm nhạc đúng cách?

Trước khi trẻ nói những từ đầu tiên, trẻ có thể tương tác và chuyển động thông qua âm thanh. Cùng tìm hiểu về lợi ích cụ thể của âm nhạc đối với việc học tiếng Anh ở trẻ em và các mẹo học tập hiệu quả nhất nhé!

10 chủ đề học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu

Tìm hiểu những chủ đề gần gũi xung quanh, trẻ sẽ tìm hiểu và tích lũy được nhiều từ vựng, cấu trúc câu đơn giản. Từ đó, trẻ học được cách nhận biết, mô tả về thế giới xung quanh bằng tiếng Anh, xây dựng những kỹ năng giao tiếp nghe - nói - đọc - viết cơ bản.

Tất tần tật cách nói về giờ giấc trong tiếng Anh

Cách nói giờ giấc và các mốc thời gian trong ngày trong tiếng Anh là chủ đề nền tảng trong học tập và giao tiếp hàng ngày. Thay vì chỉ nói một kiểu, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để diễn đạt phong phú hơn. Sau đây là tất tần tật các cách nói về giờ giấc trong tiếng Anh sẽ giúp bạn tăng khả năng diễn đạt thời gian linh hoạt.

Cách dùng thứ ngày tháng trong tiếng Anh chuẩn quốc tế và bản xứ

Thứ ngày tháng trong tiếng Anh là một trong những kiến thức cơ bản được sử dụng thường nhật. Chỉ cần nhớ các cách dùng thứ ngày tháng chuẩn theo UK/US trong bài viết sau đây, bạn sẽ có thể hiểu và sử dụng linh hoạt chúng!