Hướng dẫn cách làm 5 bộ DIY đồ chơi trẻ em đơn giản nhất

Ngày tạo: 2022-09-19 1540

Bên cạnh những bộ đồ chơi vô cùng hấp dẫn trên thị trường, thỉnh thoảng “đổi gió” với một vài bộ đồ chơi tự làm chính là một trong những trải nghiệm mà ba mẹ và các bé có thể thử cùng nhau. Tiết kiệm chi phí, mang lại cho trẻ những góc nhìn mới mẻ, kích thích sự sáng tạo,.. là một vài lợi ích nổi bật mà trẻ có thể “gặt hái” thông qua việc tự làm đồ chơi diy cùng ba mẹ. Sau đây, hãy cùng Thebookland điểm qua 5 cách để tạo ra những bộ diy đồ chơi trẻ em đơn giản nhưng vô cùng ấn tượng nhé.

Những lợi ích khi tự làm diy đồ chơi trẻ em tại nhà:

Tiết kiệm chi phí

Hiện nay, thị trường đồ chơi giáo dục vô cùng phát triển, không khó để tìm kiếm các sản phẩm chất lượng với đa dạng công dụng, hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng khác nhau. Việc tìm hiểu và đầu tư vào những bộ đồ chơi giáo dục chất lượng như vậy là điều cần thiết. Tuy nhiên không phải ba mẹ nào cũng có đủ khả năng tài chính để mua các món đồ chơi đó. Thay vì tìm đến các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, việc tự sáng tạo và làm nên những bộ trò chơi riêng theo sở thích của bé là lựa chọn an toàn và phù hợp hơn.

Tận dụng các món đồ cũ trong nhà, góp phần bảo vệ môi trường

Những chiếc tất, chiếc áo cũ, hay thậm chí cả lõi giấy vệ sinh đều là những nguyên liệu “tiềm năng làm nên những món đồ chơi cho bé nhà bạn. Việc tái chế đồ cũ, kiểm soát tiêu dùng và mối liên kết đến vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những bài học đầu tiên mà ba mẹ có thể lồng ghép và dạy cho trẻ, giúp trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống ngay từ nhỏ.

Khuyến khích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ

Dưới đôi mắt thơ ngây của trẻ, mọi món đồ đều có sức hút không tưởng và là điều bí ẩn mà trẻ muốn khám phá. Quan sát và tự trải nghiệm cùng ba mẹ cách làm các món đồ chơi có thể giúp trẻ nảy ra nhiều ý kiến thú vị và thỏa thích sáng tạo đồ chơi theo sở thích của mình.

Làm khăng khít hơn tình cảm gia đình

Cuộc sống bận rộn đôi khi khiến nhiều ba mẹ ít có thời gian dành cho con cái. Thay vì dành thời gian cho mạng xã hội, ba mẹ có thể tận hưởng những giây phút cuối tuần, quây quần bên nhau và cùng sáng tạo nên các món đồ chơi cùng con. Đây chính là một trong những kỷ niệm sẽ để lại ấn tượng sâu đậm trong trẻ, nuôi dưỡng tình cảm và khiến trẻ gần gũi hơn với ba mẹ.

Hướng dẫn 5 trò chơi DIY trẻ em đơn giản tự làm tại nhà

DIY đồ chơi trẻ em với chú thỏ tất đáng yêu

Biến hoá và trang trí chú thỏ của riêng bé chỉ từ một chiếc tất cũ, tại sao không ? Với những bạn nhỏ từ 1 tuổi, các bé luôn có niềm yêu thích và quan tâm đặc biệt về chủ đề động vật. Thông qua việc sáng tạo nên các con vật đáng yêu, ba mẹ có thể lồng ghép và dạy bé các kiến thức cơ bản về các bộ phận trên cơ thể động vật: đôi mắt, cái miệng, cái tai hay chiếc đuôi,..

Dụng cụ yêu cầu:

  • 1 chiếc tất cũ bất kỳ, có màu sắc tuỳ sở thích của bé
  • Bông gòn 
  • Dây thun hoặc sợi chỉ dày
  • Keo dán cố định
  • Cặp mắt giả gắn thú nhồi bông

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Ba mẹ hãy nhét đầy bông vào tất cho đến khi cách miệng tất tầm 2-3 cm. Sau đó dùng một sợi dây thun hay dây ruy băng và cố định miệng tất lại. Lưu ý trước khi nhét ba mẹ hãy dùng dây thun buộc chặt 2 ngón chân của tất để làm tai thỏ nhé.

Bước 2: Ấn chiếc tất từ nhiều phía để bông được phân bổ đều. Sau đó hãy dùng keo và dán các chi tiết như mắt, mũi miệng lên trên mặt chiếc tất. Ba mẹ có thể sử dụng chỉ nhiều màu để tự tạo các chi tiết khác nhau như mắt, mũi, miệng hay tóc.

Bước 3: Sử dụng một chiếc ruy băng để phân chia phần đầu và thân của bạn thỏ. 

Ta da,vậy là bé đã có ngay một bé thỏ vô cùng đáng yêu mà cách làm lại rất đơn giản phải không nào ?

Khuyến khích đam mê hội hoạ của trẻ từ màu nước và đá cuội

Chỉ với những vật dụng đơn giản và quen thuộc như những viên đá cuội trong khu vườn nhà bạn, trẻ đã có thêm một trò chơi mới để khám phá và thỏa thích sáng tạo rồi.

Dụng cụ yêu cầu:

  • Một bộ màu nước bất kỳ
  • Những viên đá cuội, lưu ý bạn nên lựa chọn những viên có kích thước phù hợp, không quá nhỏ, có bề mặt trơn láng giúp bé dễ dàng vẽ lên nhé.
  • Bút dạ đen
  • Cọ vẽ

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên hãy hướng dẫn bé phủ một lớp màu trắng lên mọi mặt của viên đá cuội. Sau đó để tầm vài phút cho màu khô hoàn toàn.

Bước 2: Trẻ sẽ sử dụng bút dạ đen để khắc hoạ các con vật yêu thích của mình lên đá cuôi. Sau đó to màu cho hình vẽ và hoàn thiện tác phẩm của riêng mình.

Ba mẹ có thể sử dụng các viên đá cuội đáng yêu đó như là vật trang trí trong chính ngôi nhà của mình.

Sáng tạo đồ chơi hình học từ những que kem

Dụng cụ yêu cầu:

  • Những que kem bằng gỗ.
  • Keo dán
  • Bút màu 

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Xếp các que kem lại gần nhau ( tùy theo hình ảnh to nhỏ, ba mẹ có thể gắn từ 2-3 que 1 lần).

Bước 2: Dùng bút màu để vẽ các hình học khác nhau lên các que kem: hình tròn, hình vuông, hình tam giác,..

Bước 3: Sau khi vẽ xong, ba mẹ hãy xáo trộn các que kem và thử thách trẻ sắp xếp lại cho đúng hình dạng như ban đầu.

Chỉ chưa đầy 5 phút bạn sẽ có ngay một trò chơi đơn giản nhưng vẫn cực hiệu quả trong việc dạy trẻ những kiến thức cơ bản về hình học, giúp gia tăng khả năng tư duy và lẫn kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ.

Giải trí cùng trò bi lắc 

Dụng cụ yêu cầu:

  • Kẹp quần áo nhiều màu sắc
  • Các thanh gỗ dài
  • Hộp đựng giày hay hộp các-tông bằng giấy chắc chắn
  • Dao rọc giấy
  • Giấy gói
  • Súng bắn keo
  • Quả bóng bàn 

Hướng dẫn thực hiện:


Bước 1: Đầu tiên, ba mẹ hãy xác định vị trí gôn và đục một hình chữ nhật với kích thước bằng nhau ở 2 đầu, lưu ý là kích thước đó phải lớn hơn quả bóng bàn nhé. 

Bước 2: Ở 2 mặt còn lại, hãy đục các lỗ tròn nhỏ, đủ để các que gỗ có thể luồn qua và chuyển động xoay dễ dàng. Sau đó hãy dùng súng bắn keo để cố định 2 đầu.

Bước 3: Kẹp các kẹp quần áo lên thanh gỗ và bỏ quả bóng bàn vào trong hộp, vậy là các bé có thể chơi được rồi.

Việc tự làm đồ diy đồ chơi trẻ em không hề khó đúng không nào ?  Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các ba mẹ những gợi ý chất lượng và ý tưởng để tạo ra nhiều đồ chơi sáng tạo hơn nữa. Trong quá trình làm, ba mẹ đừng quên để con cùng tham gia và hướng dẫn cho bé về quy trình hoàn thiện sản phẩm cũng như khen ngợi khi con làm tốt nhé. 



Funky Things to Draw 20 Pencil and Eraser Set Fan (UK)

Funky Things to Draw 20 Pencil and Eraser Set Fan là lựa chọn lý tưởng dành cho các bé yêu thích vẽ tranh, tô màu, dạy bé vẽ những hình hoạ đáng yêu tuyệt vời.

Mua ngay Funky Things to Draw 20 Pencil and Eraser Set Fan (UK)

Bộ đồ chơi Giỏ trái cây nhồi bông - Plush Fruit Basket

Plush Fruit Basket là các trái cây được nhồi bông với thiết kế đẹp mắt, sinh động, giới thiệu đến bé nhiều loại nông sản đa dạng.

Mua ngay Bộ đồ chơi Giỏ trái cây nhồi bông - Plush Fruit Basket

Peppa Pig Rock Painting

Peppa Pig Rock Painting đem đến hoạt động thủ công sáng tạo và thú vị, nơi các bạn nhỏ dùng màu và đá cuội để hoạ nên thế giới heo Peppa của riêng mình

Mua ngay Peppa Pig Rock Painting

Tin tức liên quan

Xem tất cả

6 món đồ chơi Montessori thú vị cho trẻ mầm non

Các món đồ chơi phù hợp với Montessori được thiết kế khoa học, kích thích trẻ khám phá và học tập thông qua các giác quan. Khuyến khích tính tự lập, sáng tạo và biến việc học tập của trẻ thành một hành trình đầy hứng khởi.

5 tiêu chí của đồ chơi Montessori cho trẻ mầm non

Hiện nay, Montessori đang là phương pháp giáo dục hiện đại, cởi mở, mang tính cá nhân hóa cao được đông đảo bậc phụ huynh quan tâm và áp dụng cho con. Do đó, việc lựa chọn những công cụ học tập thích hợp với Montessori cũng được cha mẹ cân nhắc kỹ lưỡng.

5 đồ chơi phát triển vận động tinh hiệu quả cho trẻ mầm non

Rèn luyện kỹ năng vận động tinh là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Những món đồ chơi giáo dục được thiết kế đặc biệt, phù hợp với độ tuổi của trẻ, sẽ đem đến hiệu quả nâng cao kỹ năng vận động tinh tối đa. 5 món đồ chơi vận động tinh nào đang được nhiều cha mẹ yêu thích hiện nay?

Tips chọn đồ chơi cho trẻ chậm nói ba mẹ không nên bỏ qua

Việc chậm phát triển ngôn ngữ có thể đến từ nhiều lý do nhưng phần lớn nằm ở vấn đề tâm lý và chỉ là biểu hiện mang tính tạm thời. Ba mẹ nên dành thời gian đọc sách, vui chơi và trò chuyện với bé. Các món đồ chơi giàu tính tương tác, khuyến khích con chủ động, sẽ là “cạ cứng” lý tưởng để thúc đẩy khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của con.