3 quy tắc phát âm ED nhanh, dễ nhớ và bài luyện tập

Ngày tạo: 2024-06-29 920

Nếu sự phong phú và đậm đà của tiếng Việt nằm ở các thanh dấu thì trong tiếng Anh điều này nằm ở âm đuôi. Do đó, để có thể nói tiếng Anh dễ nghe, việc học phát âm chính xác các âm đuôi được chúng ta đầu tư nhiều thời gian và công sức luyện tập hơn cả. Trong đó, chúng ta phải kể đến âm đuôi /-ed/. Cùng Thebookland tìm hiểu về từng bước ghi nhớ 3 cách phát âm đuôi /ed/ đúng cách và dễ nhớ kèm theo các ví dụ bài tập rèn luyện nhé!

Nhận biết âm rung và không rung 

  • Âm rung - âm hữu thanh (voiced sound - màu xanh dương): Khi phát âm, dây thanh quản rung động tạo ra âm thanh. Ví dụ: "b", "d", "g", "v", "z", "j", "w", "l", "m", "n", "ng", các nguyên âm.
  • Âm không rung - âm vô thanh (unvoiced sound - màu xanh lá cây): Khi phát âm, dây thanh quản không rung động, tạo ra âm thanh nhẹ hơn. Ví dụ: "p", "t", "k", "f", "s", "h", "θ", "ʃ", "tʃ".

Để dễ nhớ hơn, chúng ta có thể dựa vào bảng phiên âm tiếng Anh để nhận biết hai loại âm này. Sau khi nhớ lý thuyết, chúng ta thực hành nhận biết âm rung và âm không rung bằng hai cách phổ biến như sau:

Cách 1: Dùng tay cảm nhận độ rung 

  • Đặt ngón tay lên cổ họng (phía trên yết hầu) khi phát âm.
  • Thực hành phát âm, nếu cảm nhận thấy sự rung động, đó là âm rung.
  • Nếu không cảm nhận thấy rung động, đó là âm không rung.
  • Trường hợp khi đọc các âm rung nhưng không cảm nhận được thanh quản đang rung thì bạn đang phát âm sai.

Cách 2: Dùng tờ giấy mỏng để nhận biết

Đặt tờ giấy trước miệng, cách miệng vài cm sau cho việc phát âm thuận lợi, không bị cảm trở. Lúc này, âm rung sẽ không ảnh hưởng đến tờ giấy, âm không rung sẽ tạo ra hơi và khiến tờ giấy bị đẩy ra. Tuy theo độ gió của từng âm mà độ nghiêng của giấy sẽ khác nhau.

Một số cặp âm rung và không rung gần giống nhau:

So sánh phát âm của các cặp âm sau:

  • "b" (rung) - "p" (không rung)
  • "d" (rung) - "t" (không rung)
  • "g" (rung) - "k" (không rung)
  • "v" (rung) - "f" (không rung)
  • "z" (rung) - "s" (không rung)

Bài luyện tập nhận biết âm rung/ không rung:

​Lưu ý rằng, trong một số trường hợp, một số âm rung/ không rung có thể thay đổi tùy theo ngữ điệu và ngữ cảnh. Do đó, bạn nên học thêm các bí quyết phát âm của người bản xứ để ghi nhớ các mẹo học nói âm đuôi chuẩn hơn.

Quy tắc phát âm đuôi /-ed/ dễ nhớ

Đuôi /-ed/ trong tiếng Anh được phát âm theo ba quy tắc chính, dựa vào âm cuối của động từ trước khi thêm đuôi: 

Quy tắc 1: Từ kết thúc bằng phụ âm vô thanh

Phát âm là /t/ khi động từ kết thúc bằng các phụ âm vô thanh: /p/, /f/, /k/, /s/, /ʃ/, /tʃ/ (như "p", "f", "k", "s", "sh", "ch").
Ví dụ:
"stopped" (/stapt/)
"buffed" (/baft/)
"cooked" (/kukt/)
"passed" (/past/)
"washed" (/waʃt/)
"matched" (/matʃt/)

Quy tắc 2: Từ kết thúc bằng phụ âm hữu thanh

Phát âm là /id/ khi động từ kết thúc bằng các phụ âm hữu thanh: /t/ hoặc /d/ (như "t", "d").**
Ví dụ:
"wanted" (/ˈwɒntɪd/)
"needed" (/ˈniːdɪd/)
"landed" (/ˈlændɪd/)
"added" (/ˈædɪd/)
"studied" (/ˈstʌdɪd/)

Quy tắc 3: Các trường hợp còn lại

Phát âm là /d/ với các trường hợp còn lại.
Ví dụ:
"played" (/pleɪd/)
"laughed" (/laːft/)
"lived" (/lɪvd/)
"loved" (/lʌvd/)
"worked" (/wɜːkt/)

Các trường hợp ngoại lệ khi phát âm đuôi /ed/: 

Tương tự như hầu hết các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Anh cũng có những trường hợp phát âm ngoại lệ so với 3 quy tắc chính. Cụ thể như:

Trường hợp 1: Âm /-ed/ phát âm là /id/:

Khi động từ tận cùng bằng -e:
Ví dụ: "aged" (/ˈeɪdʒd/), "blessed" (/ˈblesɪd/), "crooked" (/ˈkrukid/), "dogged" (/ˈdɒɡɪd/), "learned" (/ˈlɜːnd/), "naked" (/ˈneɪkɪd/), "ragged" (/ˈrægɪd/), "wicked" (/ˈwɪkɪd/), "wretched" (/ˈrɛtʃɪd/)

Một số động từ khác:
Ví dụ: "embarrassed" (/ɪmˈbærəst/), "gassed" (/gast/), "hooded" (/ˈhʊdid/), "landed" (/ˈlændɪd/), "ploughed" (/plaʊd/), "whispered" (/ˈwɪspərd/)

Trường hợp 2 âm /-ed/ không được phát âm:

Khi động từ tận cùng bằng -ied:
Ví dụ: "died" (/daɪd/), "copied" (/ˈkɒpid/), "studied" (/ˈstʌdɪd/)

Một số động từ khác:

Ví dụ: "caned" (/keɪnd/), "closed" (/kloʊzd/), "fumed" (/fjuːmd/), "oped" (/oʊpt/), "tired" (/taɪərd/)

Trường hợp 3 âm -ed phát âm là /t/:

Một số động từ bất quy tắc:
Ví dụ: "burnt" (/bɜːnt/), "learnt" (/ləːnt/), "meant" (/ment/)

5 lời khuyên cần nhớ khi học phát âm đuôi /ed/ đúng cách

Việc học và áp dụng các quy tắc phát âm đuôi /ed/ chính là nền tảng để bạn giao tiếp tiếng Anh một cách tự nhiên, giúp người nghe dễ dàng hiểu được những từ bạn muốn nhắc đến. Ngược lại, phát âm sai âm đuôi giống như nói tiếng Việt mà không có dấu, khá là…. khó nghe, gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp tiếng Anh của bạn.

Sau đây là một số lời khuyên khi học phát âm đuôi /ed/ như người bản xứ cho người mới:

1. Nắm vững 3 quy tắc chính

Nguyên tắc tối thiểu nhất là bạn cần hiểu rõ ba quy tắc chính về phát âm đuôi -ed như đã trình bày ở trên. Bằng cách luyện tập phát âm các từ theo từng quy tắc. Khi nắm vững 3 cách chính này, bạn sẽ dễ dàng phản xạ âm đuôi /ed/ trong giao tiếp, từ đó nhận biết các trường hợp đặc biệt mà không bị bối rối.

2. Sử dụng mẹo ghi nhớ

Áp dụng các mẹo ghi nhớ như "Khi sang sông phải chờ thu phí" hay hình ảnh so sánh để liên tưởng cách phát âm. Đây là cách học tuyệt vời đối với bộ não “thích” liên tưởng của chúng ta. Khi các khái niệm được gắn liền với những hình ảnh, câu chuyện, sự việc sẽ dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Bạn có thể tạo ra những mẹo ghi nhớ riêng phù hợp với bản thân để việc học trở nên thú vị.

3. Luyện tập thường xuyên

“Mở miệng và tập nói” là cách duy nhất và hiệu quả nhất để tập phát âm. Tùy theo sở thích học tập của bạn mà bạn lựa chọn những khung giờ học, các kênh luyện nghe với giáo viên khác nhau. 
Đặc biệt, để thực sự tiến bộ, bạn cần ghi âm bản thân phát âm và so sánh với audio chuẩn để nhận ra lỗi sai và sửa chữa. Đồng thời, cố gắng tìm kiếm cơ hội luyện tập giao tiếp tiếng Anh với người bản ngữ hoặc bạn bè đã phát âm tốt. Hoặc sử dụng các ứng dụng học tiếng Anh có chức năng phát âm và luyện tập để theo dõi sự tiến bộ và củng cố các bài đã học.

4. Chú ý đến ngữ điệu phát âm

Khi bạn đã ghi nhớ kiến thức chính và các mẹo phát âm tiếng Anh, đây là lúc bạn hoàn toàn tập trung vào việc cảm nhân cơ miệng và giọng nói của mình. Đọc đúng, đọc hay, đọc linh hoạt với giọng nói của bạn là mục tiêu bạn cần hướng đến ở đây.  m /ed/ có thể được phát âm nhấn hoặc không nhấn, tùy thuộc vào ngữ điệu của câu để bạn áp dụng linh hoạt. Để bắt đầu, bạn có thể luyện tập ngữ điệu bằng cách bắt chước người bản ngữ trong các đoạn audio hoặc video.

5. Kiên trì luyện tập

Học phát âm tiếng Anh hay bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng đòi hỏi sự luyện tập thường xuyên, đều đặn. Sự tiến bộ của việc luyện tập cũng cần thời gian mới thấy được rõ ràng. Do đó, đừng nản lòng và luyện phát âm mỗi ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn. 

Sách học tiếng Anh chính hãng tại Thebookland

Bên cạnh việc đăng ký các khóa học uy tín, sử dụng sách học tiếng Anh để luyện tập thường xuyên sẽ giúp tăng 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hiệu quả hơn. Sách học tiếng Ạnh cung cấp nguồn từ vựng và ngữ pháp phong phú, các bài học được thiết kế theo lộ trình tăng dần độ khó tiêu chuẩn, giúp bạn học một cách bài bản và hệ thống hơn. 

Những tựa sách học tiếng Anh tại Thebookland được chọn lọc từ các ấn phẩm chất lượng, được cộng đồng học ngoại ngữ quốc tế yêu thích và đánh giá cao. Từ nội dung cho đến cách thức trình bày sách vừa chỉnh chu vừa sáng tạo, khơi gợi ra hứng thú cho người học, giúp người học dễ dàng quan sát và tiếp thu thông tin. Thebookland cung cấp các tựa sách học tiếng Anh nổi tiếng như:

Serries English for Everyone của nxb DK cho mọi người

Serries học tiếng Anh của Collins UK - CHUẨN UK

Xem thêm:

Như vậy, Thebookland đã chia sẻ về 3 cách phát âm đuôi /-ed/ trong tiếng Anh, cách nhận biết âm rung/ không rung và một số lời khuyên cần nhớ khi bạn luyện tập. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn học phát âm tiếng Anh thuận lợi và hiệu quả hơn. Mời bạn đọc thêm nhiều bài viết hay khác tại Blog tin tức của Thebookland.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Con bạn đã học tiếng Anh qua âm nhạc đúng cách?

Trước khi trẻ nói những từ đầu tiên, trẻ có thể tương tác và chuyển động thông qua âm thanh. Cùng tìm hiểu về lợi ích cụ thể của âm nhạc đối với việc học tiếng Anh ở trẻ em và các mẹo học tập hiệu quả nhất nhé!

10 chủ đề học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu

Tìm hiểu những chủ đề gần gũi xung quanh, trẻ sẽ tìm hiểu và tích lũy được nhiều từ vựng, cấu trúc câu đơn giản. Từ đó, trẻ học được cách nhận biết, mô tả về thế giới xung quanh bằng tiếng Anh, xây dựng những kỹ năng giao tiếp nghe - nói - đọc - viết cơ bản.

Tất tần tật cách nói về giờ giấc trong tiếng Anh

Cách nói giờ giấc và các mốc thời gian trong ngày trong tiếng Anh là chủ đề nền tảng trong học tập và giao tiếp hàng ngày. Thay vì chỉ nói một kiểu, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để diễn đạt phong phú hơn. Sau đây là tất tần tật các cách nói về giờ giấc trong tiếng Anh sẽ giúp bạn tăng khả năng diễn đạt thời gian linh hoạt.

Cách dùng thứ ngày tháng trong tiếng Anh chuẩn quốc tế và bản xứ

Thứ ngày tháng trong tiếng Anh là một trong những kiến thức cơ bản được sử dụng thường nhật. Chỉ cần nhớ các cách dùng thứ ngày tháng chuẩn theo UK/US trong bài viết sau đây, bạn sẽ có thể hiểu và sử dụng linh hoạt chúng!