Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

Ngày tạo: 2024-02-29 1358

“Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh. 

Hiểu được ý nghĩa và cách phát triển của vận động thô đối với trẻ em, cha mẹ sẽ có thể hỗ trợ con rèn luyện nâng cao trí thông minh vận động một cách toàn diện và hiệu quả tối đa. 

Vận động thô là gì?

Theo tiến sĩ Howard Gardner, mỗi người đều có 8 loại hình trí thông minh khác nhau. Trong đó có trí thông minh vận động. Kỹ năng vận động thô là những vận động của toàn bộ cơ thể có sự tham gia của các nhóm cơ lớn để thực hiện các chức năng hàng ngày; ví dụ đứng, đi, chạy, nhảy, ngồi thẳng lưng trên ghế… Vận động thô còn bao gồm kỹ năng phối hợp tay mắt như chụp bóng, ném bóng, đá bóng, đạp xe đạp, trượt ván, bơi,… Khả năng này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ em, bao gồm cả sự phát triển tâm lý.

Tại sao vận động thô quan trọng?

Vận động là hoạt động không thể thiếu trong quá trình sống của bất kỳ người nào. Đối với trẻ em, kỹ năng vận động thô rất quan trọng, giúp các em thực hiện các hoạt động sinh hoạt và vui chơi hàng ngày như đi và chạy, chơi thể thao, ngồi học tập trong trên lớp,... 

Vận động thô không chỉ đơn thuần là việc đi lại, chạy nhảy, mà yếu tố này còn có ảnh hưởng và thúc đẩy sự phát triển của nhiều kỹ năng quan trọng khác của trẻ mà cha mẹ nên đặc biệt quan tâm. Cụ thể như:

Phát triển khả năng nhận thức ở trẻ

Vận động thô giúp trẻ tạo dựng các nhận thức đầu tiên về về bản thân và môi trường xung quanh. Khi trẻ vận động, trẻ sẽ học cách điều khiển cơ thể, phối hợp các cử động và sử dụng các giác quan để nhận biết phương hướng không gian, kích thước, mùi, màu sắc,... Quá trình tương tác đó giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, suy luận, tính toán và điều khiển cơ thể để hoàn thành mục tiêu.

Kích thích kỹ năng sử dụng ngôn ngữ

Với các hoạt động thể chất, trẻ cũng được khuyến khích phát triển khả năng ngôn ngữ. Trẻ có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, giáo viên, kết bạn mới. Giúp trẻ cởi mở và tự tin nói chuyện hơn.

Nâng cao kỹ năng cảm xúc - xã hội

Các hoạt động vận động tương tác với người khác là điều kiện lý tưởng giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội. Thông qua các trò vui chơi đồng đội và giao tiếp, trẻ học được cách hợp tác, lắng nghe, chia sẻ và giải quyết vấn đề. Đồng thời, trẻ sẽ giải phóng năng lượng dư thừa, giảm căng thẳng và lo lắng, cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Tăng cường sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ

Sự tự tin và mạnh dạn là đức tính đặc biệt quan trọng trên con đường thành công của mỗi con người. Quá trình vui chơi cùng gia đình, bạn bè là xã hội thu nhỏ đối với trẻ. Những thành công nhỏ đến từ việc ném bóng trúng đích, trả lời đúng câu hỏi, phối hợp ăn ý với đồng đội,... sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin vào bản thân và khả năng của mình. 

Tăng cường sức khỏe tuyệt vời

Vận động thô được tham gia bởi các nhóm cơ lớn toàn thân. Hoạt động thể chất giúp trẻ phát triển hệ cơ bắp và xương khớp, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, nâng cao chất lượng giấc ngủ và giảm nguy cơ mắc các bệnh vặt quanh năm.

Ngược lại, không có kỹ năng vận động thô, trẻ gặp rất nhiều khó khăn từ ngày này qua ngày khác. Dễ thấy ngay trong các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống không gọn gàng, rơi vãi, đi lại không bình thường,... Đồng thời, tư duy không gian kém, phản xạ chậm, khó kiểm soát được các cơ,... cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc trong tương lai của trẻ. 

Cha mẹ nên khuyến khích con phát triển kỹ năng vận động tinh bằng nhiều cách, như: tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng với nhóm bạn, dành thời gian cùng con đi chơi hàng tuần, chơi môn thể thao nào đó,...

Sự phát triển vận động thô theo lứa tuổi ở trẻ từ 0 - 6 tuổi

Để giáo dục con rèn luyện kỹ năng vận động thô hiệu quả, cha mẹ cần nắm được khả năng vận động của con theo từng lứa tuổi, chọn lựa được những hoạt động và trò chơi thích hợp với con.

Vận động thô của trẻ sơ sinh (0 - 6 tháng)

Ở độ tuổi đầu đời này trẻ chưa thể hiện khả năng vận động thô. Các hoạt động chủ yếu do các phản xạ không điều kiện, mang tính hỗn loạn do trung tâm dưới vỏ não chi phối.

Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi:

Trẻ bắt đầu phát triển khả năng ngồi, bò, và đứng. Từ 6 tháng, trẻ có thể ngồi vững và bắt đầu thử bò, sau đó là bò di chuyển và đứng dựa vào vật cản. Từ 12 tháng, trẻ có thể đứng độc lập và thử những bước đi đầu tiên.

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi:

Đây là độ tuổi bắt đầu phát triển vận động thô mạnh mẽ, nên trẻ có nhu cầu được hoạt động cơ bắp liên tục. Các em từ 1-2 tuổi có thể bắt đầu tự đi và chạy, bò lên cầu thang và thử leo lên ghế, thích tham gia các hoạt động vận động như đẩy xe đạp, ném bóng, và leo trèo khắp nơi từ trong nhà ra ngoài trời. Các phụ huynh thường “đau đầu” với sự “không chịu yên” của trẻ. 
Lên 3 tuổi, trẻ đã có khả năng chạy nhanh và nhảy độc lập, có thể leo lên ghế mà không cần hỗ trợ,... Bên cạnh đó, trẻ thích tham gia các hoạt động vui chơi đội nhóm như chơi bóng, đua xe, và nhảy dây.

Trẻ từ 3 đến 6 tuổi:

Ở độ tuổi này, trẻ có khả năng chạy nhảy và thực thể hiện các động tác vận động thô phức tạp hơn. Cơ thể trẻ đã cứng cáp để chơi các trò chơi thể thao như bắt bóng, đánh vợt, và tham gia các lớp học thể dục, thể thao cho trẻ em.

Cách rèn luyện kỹ năng vận động thô cho trẻ

Trẻ độ tuổi mầm non đang trong quá trình phát triển về hệ xương và cơ, do đó phần lớn hoạt động thể chất đều cần có sự hướng dẫn của cha mẹ, giáo viên. Trong những năm đầu đời, người lớn đóng vai trò quan trọng giúp kích thích và định hướng niềm yêu thích vận động và thể thao.

Cùng với sự phát triển của thể chất và trí tuệ, trẻ sẽ dần tìm được ra những sở thích và đam mê của bản thân. Trước đó, các em vẫn hào hứng tham gia nhiều hoạt động vui chơi khác nhau. Lúc này, cha mẹ khuyến khích con vui chơi bằng nhiều cách:

  • Dành thời gian hàng tuần cho con tới các công viên, khu vui chơi cùng gia đình, bạn bè,...
  • Đăng ký các các lớp thể dục ngoại khóa: leo trèo, ném bóng, bơi lội, võ thuật, bóng đá, bóng rổ,...
  • Đăng ký cho trẻ tham gia các hội trại thiếu nhi, tới các khu cắm trại gia đình vui chơi,...

Trong quá trình vui chơi, chắc chắn trẻ sẽ bất cẩn làm rơi đồ, té ngã, hay tạo ra các “rắc rối” khác. Làm cha mẹ, chúng ta nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và nhắc nhở con hợp lý, tránh vội vàng la trách gây tổn thương cho con trẻ.

Xem thêm tin tức về giáo dục con hay:

Xem thêm các món đồ chơi thí nghiệm khoa học và hoạt động ngoài trời hấp dẫn:

Các tựa sách hoạt động ngoài trời cho trẻ thỏa thích sáng tạo:

Nuôi dưỡng và giáo dục con cái là một hành trình dài, trong đó, tình yêu, sự hiểu biết và lòng khoan dung của cha mẹ sẽ là yếu tố tuyệt vời giúp con trưởng thành hạnh phúc. Thebookland đã chia sẻ về Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển hiệu quả cho cha mẹ tham khảo. Mong rằng những thông tin của chúng tôi có thể giúp cha mẹ thuận lợi hơn trong quá trình ấy.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

9 vấn đề lớn mà giáo dục trẻ em đang phải đối mặt 2024

Theo tờ Concern, sau đây là 9 vấn đề hàng đầu mà giáo dục phải đối mặt vào năm 2024. Nhận thức được những gì đang diễn ra trong thế giới giáo dục là sẽ giúp cha mẹ nắm bắt được tình hình giáo dục trẻ em hiện nay, từ đó đưa ra những phương pháp và giải pháp giáo dục hiệu quả hơn cho con từ sớm.

Các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới (P2)

"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới." — Nelson Mandela. các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới này sẽ giúp phụ huynh lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp cho con.

9 điều con rất muốn thổ lộ với cha mẹ

Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi rằng, bản thân đã thật sự lắng nghe con, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu mà bản thân muốn con phải làm được? Có thể con bạn muốn bày tỏ với bạn 9 điều này đấy!

7 cách giúp con tự giác sử dụng Internet an toàn và lành mạnh

Internet là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho trẻ em và cả người lớn học tập, giải trí và kết nối với cộng đồng. Tuy nhiên, Internet cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho trẻ em nếu không sử dụng một cách an toàn. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ dàng bị nhiều kẻ lừa đảo, bắt nạt trên mạng nhắm đến.