Ngày tôi dừng nói "Nhanh lên đi" với con

Ngày tạo: 2022-11-15 448

Liệu rằng bạn đang phải sống trong guồng quay vội vã, mỗi phút giây đều phải được đong đếm,  suy nghĩ và hành động bị kiểm soát bởi những thông báo, tiếng chuông điện thoại và những chương trình làm việc lấp đầy. Mặc dù, tất cả mọi việc tôi đều muốn được hoàn thành đúng tiến độ theo lịch trình nhưng tôi không làm được. Đó cũng chính là cuộc sống tôi cách đây 2 năm, một bà mẹ có hai con nhỏ với bộn bề công việc nên đã vô tình đánh mất sự thấu hiểu và quan tâm dành cho các con.

  • Khi tôi muốn ra khỏi nhà, thì con bé con lại muốn dành thời gian để chọn ví và chiếc vương miện lấp lánh.
  • Khi tôi cần vội vàng đi đến một nơi, con bé lại nhất nhất muốn mang theo con thú nhồi bông của mình lên ô tô.
  • Khi tôi cần ăn một bữa trưa thật nhanh tại tầu điện ngầm, con bé lại dừng lại để nói chuyện với một người phụ nữa trông giống như bà của nó.
  • Khi tôi chỉ con 30 phút vội vàng, con bé lại muốn mẹ dừng lại bên những người tản bộ để cưng nựng những chú chó mà chúng tôi gặp trên đường.
  • Khi tôi có một chương trình làm việc bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng, con bé lại yêu cầu mẹ đập trứng và ngoáy chúng nhẹ nhàng.

      Ôi không, khi bạn đang sống trong guồng quay của cuộc sống, bạn chỉ có một  suy nghĩ duy nhất là điều gì đang đợi trong chương trình làm việc và nếu làm bất cứ điều gì nằm ngoài danh sách công việc đó đều là lãng phí thời gian.
      Bất cứ khi nào con có hành động làm cho tôi đi chệch khỏi kế hoạch của mình, tôi tự nghĩ "Chúng tôi không có thời gian để làm việc đó". Kết quả là hai từ tôi thường xuyên nói với những đứa trẻ mà tôi yêu thương là "Nhanh lên!"

      • Tôi thường bắt đầu với từ "nhanh lên" bằng câu: "Nhanh lên, chúng ta sẽ muộn mất."
      • Và kết thúc cũng với từ "nhanh lên" bằng câu:"Chúng ta sẽ bỏ lỡ tất cả nếu con không nhanh lên."
      • Tôi bắt đầu một ngày với "nhanh lên: "Ăn sáng nhanh lên nào!", "Mặc đồ nhanh lên nào"
      • Tôi kết thúc một ngày cũng với từ "nhanh lên": "Đánh răng nhanh lên", "Nhanh lên, lên giường ngủ đi nào!"
      • Dù hai từ "nhanh lên" chẳng có tác dụng nhiều nếu không có điều gì đó khiến lũ trẻ nhanh nhẹn hơn, nhưng tôi vẫn nói và thậm chí còn nhiều hơn cả: "Mẹ yêu con".
      • Con chỉ muốn chậm rãi tận hưởng một chiếc kem...
      • Sự thật có thể đau đớn nhưng sự thật giúp chữa lành vết thương…

      Vào một ngày định mệnh, mọi thứ đã thay đổi. Chúng tôi vừa đón đứa lớn từ trường mẫu giáo về và xuống xe. Thấy em không đi nhanh như mình muốn, đứa chị đã nói với đứa em: "Em chậm quá". Và khi con chị khoanh tay và trút ra một tiếng thở dài bực tức, tôi nhìn thấy hình ảnh của chính mình, đó là một hình ảnh đầy đau khổ.

      • Tôi đã là một kẻ bắt nạt - người đẩy các con và gây áp lực vội vã cho các con - những đứa trẻ chỉ muốn tận hưởng cuộc sống.
      • Đôi mắt tôi mở to, tôi nhìn thấy nhận thấy một cách rõ ràng những thiệt hại mà chính thói quen vội vã của tôi đã gây ra cho hai đứa con mình.
      • Mặc dù giọng nói của tôi run lên, tôi nhìn vào mắt con gái nhỏ và nói: "Mẹ xin lỗi đã làm con phải vội vàng. Mẹ thích con thong thả".
      • Cả hai cô con gái đều nhìn nhau ngạc nhiên trước sự thừa nhận đau đớn của tôi, nhưng khuôn mặt cô con gái nhỏ ánh lên thứ ánh sáng chấp nhận không thể nhầm lẫn được.
      • "Từ bây giờ mẹ hứa sẽ kiên nhẫn hơn", tôi nói và ôm đứa con gái bé bỏng với những lọn tóc xoăn đang tươi cười với lời hứa của mẹ.

      Thật dễ dàng để "trục xuất" 2 từ "nhanh lên" ra khỏi nhóm ngôn từ của tôi. Nhưng việc cố gắng kiên nhẫn để chờ đợi hai đứa con nhàn nhã của tôi là điều không dễ dàng chút nào. Để tốt hơn cho chúng tôi, tôi bắt đầu cho con gái nhỏ có nhiều thời gian để chuẩn bị hơn nếu phải đi đâu đó. Và thỉnh thoảng, thậm chí chúng tôi sẽ phải muộn. Đó là khoảng thời gian tôi trấn an bản thân mình tôi sẽ chỉ muộn một vài năm khi lũ con còn đang nhỏ thôi.

      Khi con gái tôi và tôi đi bộ hoặc đi đến cửa hàng, tôi để cho con tự chọn tốc độ đi. Và khi con bé dừng lại để chiêm ngưỡng một điều gì đó,  tôi sẽ hướng suy nghĩ của mình ra khỏi những chương trình làm việc kia và quan sát con. Tôi được chứng kiến những biểu hiện tôi chưa bao giờ nhìn thấy trên mặt con trước đó. 

      Tôi đã nhìn thấy núm đồng tiền trên má và cách con bé nhăn mắt khi con bé cười. Tôi đã nhìn thấy cách những người khác phản ứng lại với con, dành thời gian của họ để nói chuyện với con. Tôi đã nhìn thấy con phát hiện ra những con sâu bọ thú vị và cả những bông hoa đẹp. Con bé đang là một Người khám phá và tôi nhanh chóng nhận ra Người khám phá thế giới là một món quà vô giá và rất đẹp đẽ. Đó là khi tôi cũng nhận ra cuối cùng con bé là một món quà vô giá đối với tâm hồn "điên cuồng" của tôi.

      Tôi phải học cách sống chậm từ những đứa con của mình.
      Sống chậm, sống thật sự

      Lời hứa "sống chậm" của tôi đã được thực hiện từ 3 năm cách đây và tại thời điểm đó tôi bắt đầu hành trình thoát ra khỏi những áp lực hàng ngày và nắm bắt những điều quan trọng trong cuộc sống. Việc "sống chậm" hơn vẫn cần có những nỗ lực phối hợp. Con gái bé nhỏ của tôi luôn là người nhắc nhở lí do tại sao tôi phải luôn cố gắng. Thực tế, vào một ngày con bé vẫn gợi nhớ đến điều đó.

      Lúc đó hai chúng tôi đang đi xe đạp để trở về căn lều nhỏ trong một kì nghỉ. Sau khi mua cho con một chiếc kem, con bé ngồi xuống chiếc bàn picnic ngoài trời vui sướng nhìn chiếc kem hình tháp trong tay.

      Bỗng dưng, tôi nhìn thấy sự lo lắng trên gương mặt con: "Con có phải ăn nhanh không mẹ?", con bé hỏi.
      Tôi đã khóc. Có lẽ những vết sẹo của một cuộc sống vội vã không bao giờ biến mất hoàn toàn trong con bé, tôi buồn bã nghĩ.

      Khi con tôi đang chờ đợi câu trả lời để biết xem con bé có thể có thời gian từ từ ăn không. Tôi nghĩ hoặc mình ngồi đây nghĩ về những lần hối thúc con, hoặc cố gắng làm những điều thật khác biệt, bắt đầu từ ngày hôm nay.

      Tôi đã chọn cố gắng, ngay ở đây, ngay bây giờ. "Con không phải ăn nhanh đâu, cứ từ từ con ạ", tôi nói. Gương mặt con lập tức bừng sáng và đôi vai cũng thư giãn hơn.

      Và chúng tôi đã ngồi bên nhau nói chuyện về những gì đứa con 6 tuổi đang nói. Có những lúc chúng tôi ngồi im lặng chỉ mỉm cười với nhau và chiêm ngưỡng cảnh vật và âm thanh xung quanh.
      Tôi nghĩ con bé sẽ ăn hết nhưng khi còn miếng cuối cùng, con bé đã chìa ra thìa kem cuối và nói "Con để dành miếng cuối cùng cho mẹ", nó nói đầy tự hào.

      Khi tôi ăn miếng kem cuối làm dịu cơn khát, tôi nhận ra tôi đã nhận được sự đối xử trong cuộc sống.

      Tôi cho con một chút thời gian và ngược lại… con đã cho tôi miếng kem cuối cùng, và điều đó nhắc nhở tôi rằng mọi thứ sẽ ngọt ngào hơn và tình yêu cũng sẽ đến dễ dàng hơn khi bạn ngừng vội vã.

      • Dù điều đó là…
      • Đang ăn một chiếc kem
      • Đang hái hoa
      • Đang thắt dây an toàn….
      • Đang đập trứngĐang tìm kiếm  một con ốc biển
      • Đang xem bọ rùa
      • Đang đi dạo trên vỉa hè...

      Tôi sẽ không nói: "Chúng ta không có thời gian để làm việc đó" bởi vì câu nói đó có nghĩa là "Chúng ta không có thời gian để sống". Sống chậm lại để thỏa thích trong những niềm vui đơn giản của cuộc sống hàng ngày là cách duy nhất để sống một cách thực sự.

      Vài nét về tác giả: Rachel Macy Stafford là mẹ của hai cô con gái 6 và 9 tuổi. Cô là tác giả của nhiều bài viết trên USA Today, MSN Living, Reader's Digest... chia sẻ những trải nghiệm chân thật, sống động và đầy cảm hứng về giáo dục trẻ và nuôi dạy con cái.

      Theo Handsfreemama

      Tin tức liên quan

      Xem tất cả

      Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

      Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn.

      Quy tắc 5 phút: Khích lệ trẻ học mỗi ngày theo Triết lý Kaizen

      Theo triết lý Kaizen của Nhật Bản cho rằng: Có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng thông qua những cải tiến nhỏ liên tục. Quy tắc 5 phút khuyến khích việc học tập liên tục, dù chỉ với một lượng nhỏ thời gian mỗi ngày, để đạt được mục tiêu lâu dài.

      Vận động thô ở trẻ nhỏ: tầm quan trọng và cách phát triển

      “Theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và kết hợp với sự luyện tập, kinh nghiệm, và tình cảm.” Trong thời thơ ấu, vận động và trí khôn gắn liền với nhau, nên các chuyên gia thường đánh giá trí khôn của trẻ nhỏ thông qua sự phát triển vận động, gồm vận động thô và vận động tinh.

      Kỹ năng vận động tinh ở trẻ: tầm quan trọng và cách phát triển

      Vận động tinh đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ sự phát triển của trẻ nhỏ. Kỹ năng này góp phần tích cực thúc đẩy trí não và khả năng học tập của trẻ tiến bộ rõ rệt, đồng thời cũng giúp trẻ thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách độc lập và tự tin hơn. Vậy vận động tinh là gì?