Kỹ năng vận động tinh ở trẻ: tầm quan trọng và cách phát triển

Ngày tạo: 2024-02-22 3421

Vận động tinh đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ sự phát triển của trẻ nhỏ. Kỹ năng này góp phần tích cực thúc đẩy trí não và khả năng học tập của trẻ tiến bộ rõ rệt, đồng thời cũng giúp trẻ thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách độc lập và tự tin hơn. Vậy vận động tinh là gì? Tại sao đây là yếu tố cần đặc biệt quan tâm đối với trẻ em?

Vận động tinh là gì?

Vận động tinh là khả năng phối hợp các cử động nhỏ của bàn tay, ngón tay và mắt để thực hiện các động tác khéo léo và có độ chính xác cao (phối hợp tay- mắt). Đây là kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng phát triển trí thông minh và liên tục trong suốt các giai đoạn phát triển của đời người. 

Mối quan hệ giữa vận động tinh và não bộ

Khả năng phối hợp tay và mắt được điều khiển bởi não bộ, sự rèn luyện phát triển khả năng tinh khéo này cũng thể hiện kích thích sự hoàn thiện của não bộ trẻ em. Cụ thể như:

  • Vùng vỏ não vận động chịu trách nhiệm kiểm soát các cử động của cơ thể, bao gồm cả các cử động nhỏ của tay và ngón tay.
  • Vùng tiểu não đảm nhiệm khả năng phối hợp các cử động và duy trì sự cân bằng.
  • Thùy đỉnh có chức năng xử lý thông tin cảm giác từ da, cơ bắp và khớp, giúp não bộ nhận biết vị trí và chuyển động của các bộ phận cơ thể.
  • Thùy trán lập kế hoạch và thực hiện các hành động phức tạp, bao gồm cả các hoạt động vận động tinh. 

Vai trò quan trọng của vận động tinh đối với trẻ em

Sự phát triển vận động tinh ở trẻ em có tác động lớn tới trí não trong những giai đoạn đầu đời.

  • Kích thích phát triển não bộ trẻ: Các hoạt động tinh khéo của ngón tay kết hợp với mắt giúp kích thích phát triển các kết nối thần kinh trong não bộ, đặc biệt là ở các khu vực liên quan đến vận động, phối hợp và cảm giác.
  • Tăng khả năng học tập hiệu quả cho trẻ em: Các nghiên cứu cho thấy, những trẻ em có kỹ năng vận động tinh tốt thường có khả năng học tập tốt hơn, đặc biệt như đọc, viết, tư duy logic, suy luận, tính toán,...
  • Tăng khả năng tập trung tốt: Được tạo ra do trong quá trình rèn luyện vận động tinh, trẻ bắt buộc phải tập trung chú ý và duy trì sự tập trung trong thời gian dài để thực hiện ra kết quả chính xác. 
  • Nâng cao khả năng tư duy logic, phân tích vấn đề: Các hoạt động tinh khéo của ngón tay và mắt yêu cầu trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần tới khi có được kết quả chính xác, điều này giúp trẻ rút ra kinh nghiệm, ghi nhớ kết quả, phán đoán và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Ngược lại, sự phát triển của não bộ cũng giúp khả năng vận động tinh tiến bộ hơn. Trẻ em sẽ ngày càng thực hiện được nhiều thao tác phức tạp hơn, nhanh hơn với tay và ngón tay. Hoặc các tổn thương ở não bộ có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tinh khéo của đôi tay. Ví dụ như: trẻ em bị các rối loạn phát triển não có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động vận động tinh. 

Do đó, có thể thấy rằng vận động tinh là kỹ năng vô cùng quan trọng trong những năm đầu phát triển. Cha mẹ nên tìm hiểu, quan sát và tham gia vào các hoạt động vui chơi cùng con để hỗ trợ con rèn luyện sự tinh khéo hiệu quả.

Vận động tinh bao gồm những hoạt động nào?

Những kỹ năng tinh khéo phối hợp tay - mắt  mà trẻ cần được phát triển gồm:

  • Khum bàn tay và mở các ngón tay: Các động tác cong lòng bàn tay vào trong, bởi những điều này giúp phối hợp chuyển động giữa các ngón tay với nhau, từ đó thực hiện các hoạt động quan trọng khác như viết, vẽ, cầm đũa, cởi quần áo và nắm,..
  • Sự kết hợp các ngón tay với nhau: Việc sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ và các ngón tay khác với nhau để thực hiện động tác như nắm, vặn hộp,...
  • Có thể sử dụng song song hai tay: Trẻ có thể sử dụng cả hai tay cùng một lúc để hỗ trợ cho quá trình thực hiện động tác.
  • Kỹ năng sử dụng đồ vật để tạo ra kết quả: Trẻ học cách dùng kéo, cầm bút,... để kết hợp cách điều khiển sức mạnh tay và phối hợp với mắt, từ đó tạo ra thành quả chính xác theo yêu cầu. Bên cạnh đó còn có:  chơi xây dựng với lego, xếp hình, xếp đường ray xe lửa, chơi đất nặn, thủ công, chơi búp bê và thao tác bằng tay…

Bên cạnh đó, cho trẻ chơi các trò chơi vận động ngoài trời để trẻ được tự do kết hợp nhiều hoạt động thể chất với nhau. Đây là một cách giúp trẻ phát triển vận động tinh và thô tuyệt vời. Trong trò chơi ném bóng, trẻ cần sử dụng các ngón tay và bàn tay của mình để ném, bắt và chuyền, điều này sẽ giúp tăng cường sự linh hoạt và khéo léo hơn. 

Sự phát triển của vận động tinh vừa giúp não bộ hoạt động, vừa giúp trẻ có thể tự chăm sóc bản thân tốt hơn, như: thay quần áo, mang giày, cột dây giày, kéo dây kéo, cài nút áo, dùng muỗng, cầm đũa muỗng, cắm ống hút, đánh răng, rửa mặt, chải tóc, đi vệ sinh,...

Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều hoạt động phối hợp sự khéo léo của tay - mắt ở trẻ em. Điều quan trọng đối với cha mẹ là tìm hiểu ra các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và sở thích của trẻ, từ đó lựa chọn các món đồ chơi giáo dục giúp hỗ trợ con phát triển thuận lợi nhất.

Sự phát triển vận động tinh theo lứa tuổi trẻ em

Để giúp con rèn luyện kỹ năng vận động tinh hiệu quả, cha mẹ cần tìm hiểu về một số mốc quan trọng như sau:

  • Từ 0 đến 3 tháng tuổi: Trẻ có thể đặt tay lên miệng
  • Từ 3 đến 6 tháng: Có thể nắm hai tay lại với nhau, di chuyền đồ chơi từ tay này sang tay khác.
  • Từ 6 đến 9 tháng: Trẻ có thể vỗ tay, bốc đồ ăn cho vào miệng, chụm các ngón tay vào nhau, lấy đồ chơi bằng cả hai tay nhưng còn vụng về.
  • Từ 9 đến 12 tháng: Biết cách chú ý, lấy các vật nhỏ bằng hai ngón tay cái và ngón trỏ, biết cầm đồ chơi bằng một tay, sử dụng một ngón tay trỏ để chỉ vào đồ vật.
  • Từ 1 đến 2 tuổi: Trẻ biết xếp chồng vật này lên vật kia và nhận biết màu sắc cơ bản, dùng tay viết nguệch ngoạc trên giấy, lật từng trang sách một, tự cởi quần áo, xúc đồ ăn,...
  • Từ 2 đến 3 tuổi: Biết phân loại, sắp xếp đồ vật bằng mắt và tay, có thể vặn nắm cửa, rửa tay, sử dụng muỗng đúng cách để ăn, xâu hạt to thành chuỗi, tháo nắp đồ chơi đơn giản.
  • Từ 3 đến 4 tuổi: Trẻ có thể tự cởi và cài nút quần áo, vặn và tháo đồ vật ra vào, sử dụng kéo để cắt giấy, bút để tô màu nhưng còn nguệch ngoạc, vẽ những ngôi nhà và nhân vật đơn giản,...
  • Từ 5 đến 7 tuổi: Có thể sao chép tranh, vẽ tranh, sử dụng bút giống người lớn hơn, tô màu không vượt quá đường giới hạn, lắp ghép mô hình có độ khó cao,...

Một số biểu hiện của trẻ có khó khăn vận động tinh

  • Thích các hoạt động thụ động như xem TV, điện thoại,... 
  • Không có hứng thú với các hoạt động vui chơi khéo khéo, tỉ mỉ như xếp hình, lắp ghép, tô vẽ, cầm kéo cắt,...
  • Hứng thú với các hoạt động thể chất và không thích ngồi yên
  • Thường yêu cầu người khác làm giúp trẻ khi vui chơi, làm việc.
  • Trẻ tỏ ra dễ nản khi gặp khó khăn, hay cậy nhờ cha mẹ giúp và không cố gắng và kiên trì. 

Trong những năm đầu phát triển, bố mẹ nên quan sát và đồng hành cùng con để phát hiện kịp thời những biểu hiện bất ổn. Từ đó đưa ra các phương pháp hỗ trợ và can thiệp kịp thời, hiệu quả.

Đồng thời, cha mẹ cũng nên lưu ý khi giúp con phát triển kỹ năng vận động tinh:

  • Tạo ra môi trường an toàn để trẻ thoải mái phát huy khả năng.
  • Lựa chọn những hoạt động phù hợp với độ tuổi và khả năng.
  • Lựa chọn những món đồ chơi giáo dục giúp phát triển vận động tinh thích hợp.
  • Đồng hành và khích lệ khi trẻ thực hiện tốt các bài tập, khuyến khích con tiếp tục cố gắng khi gặp thất bại.
  • Có khả năng kiên nhẫn, bao dung với sự vụng về của con và không nên thúc ép. 

Xem thêm:

Đồ chơi giáo dục phát triển kỹ năng vận động tinh theo lứa tuổi theo tiêu chuẩn Mỹ.

Bộ đồ chơi luyện vận động tinh - Super Sorting Pie

Bộ học đếm, phân loại và màu sắc - Birds In A Nest Sorting Set

Bộ trò chơi sóc chuột lén lút - The Sneaky Snacky Squirrel Game

Bộ học toán cùng trò chơi đường đua - Mini Motor Math Activity Set

Bộ đồ chơi bọt biển - Playfoam® Pals™ Monster Party (Set 6 hộp)

Chắc chắn rằng, bằng tình yêu, sự đồng hành của cha mẹ và giáo viên, các con sẽ dễ dàng phát triển kỹ năng vận động tinh. Từ đó xây dựng những nền tảng kỹ năng vững chắc cho các kỹ năng khó hơn trong tương lai. Mong rằng nội dung của bài viết này giúp ích được cho cha mẹ trong quá trình thấu hiểu và giáo dục con. 

Nội dung tổng hợp.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

9 vấn đề lớn mà giáo dục trẻ em đang phải đối mặt 2024

Theo tờ Concern, sau đây là 9 vấn đề hàng đầu mà giáo dục phải đối mặt vào năm 2024. Nhận thức được những gì đang diễn ra trong thế giới giáo dục là sẽ giúp cha mẹ nắm bắt được tình hình giáo dục trẻ em hiện nay, từ đó đưa ra những phương pháp và giải pháp giáo dục hiệu quả hơn cho con từ sớm.

Các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới (P2)

"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới." — Nelson Mandela. các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới này sẽ giúp phụ huynh lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp cho con.

9 điều con rất muốn thổ lộ với cha mẹ

Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi rằng, bản thân đã thật sự lắng nghe con, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu mà bản thân muốn con phải làm được? Có thể con bạn muốn bày tỏ với bạn 9 điều này đấy!

7 cách giúp con tự giác sử dụng Internet an toàn và lành mạnh

Internet là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho trẻ em và cả người lớn học tập, giải trí và kết nối với cộng đồng. Tuy nhiên, Internet cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho trẻ em nếu không sử dụng một cách an toàn. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ dàng bị nhiều kẻ lừa đảo, bắt nạt trên mạng nhắm đến.