Giáo dục trí tuệ cảm xúc sớm cho con với Learn About Feelings Activity Set

Ngày tạo: 2024-09-13 238

"Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về bệnh trầm cảm tại khu vực Đông Nam Á, chỉ riêng Việt Nam có tới gần 800.000 người chết vì tự tử hàng năm. Trong đó, nhóm tuổi gây tử vong hàng đầu là nằm trong khoảng 15 - 29 tuổi." 

"Mới đây nhất là nam sinh có tên L.N.N.M (SN 2006) học chuyên tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Theo những dòng chữ cuối cùng nam sinh để lại, cậu đã chịu nhiều áp lực từ việc học tập cũng như không nhận được sự động viên, cảm thông đúng mực từ phía bố mẹ. Nhiều hôm cậu đã phải học tới tận 3 -4 giờ sáng." - Theo Báo Tiền Phong

Chúng ta đều biết rằng, trí thông minh cảm xúc (EQ) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là trong thời đại ngày có càng nhiều trẻ em bị rối loạn cảm xúc, người trẻ tuổi gặp các vấn đề về tinh thần ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của họ. Khi một người có mức độ EQ thấp, họ có thể gặp phải nhiều khó khăn trong giao tiếp, xây dựng tình bạn, giữ gìn hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, công việc,... Cha mẹ quan tâm và cho phép trẻ học về các kỹ năng cảm xúc sớm sẽ giúp trẻ phát triển trí thông minh EQ sớm và thuận lợi hơn trong hành trình trưởng thành.

Qua các bài báo đáng buồn trên, cha mẹ không nên chờ tới khi con gặp vấn đề hoặc bệnh tâm thần mới bắt đầu quan tâm. Hãy dạy trẻ kỹ năng về cảm xúc để trẻ có đời sống tinh thần khỏe mạnh. Cùng Thebookland tìm hiểu về tầm quan trọng của việc học về cảm xúc và bộ đồ chơi Learn About Feelings Activity Set đối với trẻ nhỏ.

Vì sao trẻ em cần học về cảm xúc?

Việc trẻ em học cách nhận biết và quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi hiểu rõ cảm xúc của bản thân và người khác, trẻ dễ dàng hòa nhập với cộng đồng, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và bền vững. 

  • Giúp trẻ hiểu rõ tâm lý bản thân: Khi biết được cảm xúc của mình, trẻ sẽ hiểu rõ bản thân hơn, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn.
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Trẻ sẽ biết cách diễn đạt cảm xúc của mình một cách rõ ràng và lắng nghe người khác một cách tích cực. Trẻ biết cách chia sẻ niềm vui với bạn bè, an ủi bạn khi buồn, từ đó tạo ra những tình bạn đẹp.
  • Nâng cao sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống: Quản lý cảm xúc tốt giúp trẻ giảm thiểu các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm, giúp trẻ luôn cảm thấy vui vẻ và lạc quan. Đồng thời, trẻ cảm thấy cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa hơn khi biết cách kiểm soát cảm xúc của mình. 
  • Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Trẻ học cách đối mặt với cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh, từ đó rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. 
  • Cải thiện khả năng học tập: Trẻ có cảm xúc ổn định sẽ tập trung tốt hơn vào việc học, giảm thiểu căng thẳng và tăng cường khả năng ghi nhớ.
  • Đặt nền tảng cho hành trình tương lai: Trẻ em được trang bị kỹ năng quản lý cảm xúc tốt sẽ tự tin hơn trong cuộc sống, dễ dàng thích nghi với những thay đổi và đạt được thành công trong công việc.

Làm thế nào để giúp trẻ học cách quản lý cảm xúc?

Theo Báo Tuổi Trẻ, "Khoảng 78% người thân sử dụng hình phạt, thậm chí bạo lực, khiến trẻ có dấu hiệu rối loạn cảm xúc diễn tiến thành rối loạn hành vi ngày càng nặng. Các hình phạt bao gồm: cắt giảm tiền quà bánh, phạt quỳ gối, úp mặt vào tường, viết cam kết, la mắng, bêu riếu hoặc kể chuyện của trẻ cho người khác, bỏ mặc trẻ...

Khảo sát này cũng ghi nhận tuổi của người thân càng cao, sự gần gũi với trẻ càng thấp. Trẻ cảm thấy cô lập, thu mình, không muốn chơi với bạn. Khi ở nhà, trẻ ăn uống một mình, không tiếp xúc trò chuyện hay hoạt động cùng gia đình.

Bác sĩ Liễu khuyến nghị gia đình cần quan tâm đến trẻ vị thành niên để sớm phát hiện và can thiệp kịp thời khi các em có biểu hiện rối loạn cảm xúc, hành vi. Cha mẹ và gia đình cần điều chỉnh hành vi ứng xử của mình và kiên trì trong giai đoạn can thiệp cho trẻ." 

Có thể thấy, cách giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển tâm lý, tính cách của trẻ. Cha mẹ nên tham khảo các cách sau đây để giáo dục cảm xúc cho con một cách khoa học và tích cực:

  • Cha mẹ làm gương cho con: Cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Hãy thể hiện cách quản lý cảm xúc của mình một cách tích cực để trẻ học hỏi.
  • Tạo không gian an toàn cho trẻ bộc lộ cảm xúc thật: Tạo ra một môi trường ấm áp, tin cậy để trẻ có thể chia sẻ cảm xúc của mình mà không sợ bị phán xét vô cùng quan trọng để trẻ yên tâm học hỏi mà không tạo ra các dồn nén tâm lý tiêu cực cho sự phát triển của trẻ.
  • Dạy trẻ cách nhận biết và đặt tên cho cảm xúc: Giúp trẻ nhận biết và đặt tên cho các cảm xúc khác nhau như vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, … để trẻ định nghĩa và biết cách ứng xử thích hợp với các cảm xúc đó.
  • Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc của mình: Cha mẹ không nên kìm nén cảm xúc của trẻ, hãy khuyến khích trẻ thể hiện các cảm xúc tích cực và tiêu cực của mình một cách phù hợp. 
  • Dạy trẻ các kỹ năng thư giãn cơ bản: Giúp trẻ học cách thư giãn qua các hoạt động như tập yoga, thiền, nghe nhạc… để trẻ bình tĩnh và điều hòa lại tâm trạng.
  • Đọc sách và kể chuyện cùng với trẻ: Chọn những cuốn sách và câu chuyện có nội dung về cảm xúc để giúp trẻ hiểu rõ hơn về thế giới cảm xúc.
  • Chơi các trò chơi giáo dục - giải trí: Chơi các trò chơi là một trong những hoạt động hiệu quả giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhận biết và quản lý cảm xúc một cách khoa học và độc lập hơn. Cha mẹ có thể tự tham khảo các trò chơi giáo dục trí thông minh cảm xúc hoặc sử dụng các món đồ chơi giáo dục tiêu chuẩn cho trẻ.

Ví dụ: 

Khi trẻ cảm thấy tức giận, thay vì la mắng, cha mẹ có thể hỏi trẻ: "Con đang cảm thấy rất tức giận phải không? Điều gì đã khiến con cảm thấy như vậy?". Sau đó, cùng trẻ tìm cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực như đi dạo, chơi thể thao hoặc vẽ tranh.

Khi con vô tình làm rơi vỡ các đồ vật trong nhà, cha mẹ không la mắng con lớn tiếng. Thay vào đó, cha mẹ khẳng định không có vấn đề gì, trấn an con, ôm con, hỏi thăm về tình trạng của con, dặn con không cần cảm thấy sợ hãi vì mắc lỗi lầm, mà chỉ cần xin lỗi và cùng cha mẹ phụ giúp việc dọn dẹp. Sau đó, trẻ sẽ học được cách tha chứ khi nhận được lời xin lỗi, giúp đỡ người khác để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống.

Khi con bạn cảm thấy buồn bã và thất vọng vì không được điểm cao, hãy chia sẻ với con rằng cha mẹ cũng từng cảm thấy như vậy khi còn nhỏ. Khẳng định với con rằng, cha mẹ không đánh giá sự thông minh của con chỉ qua điểm số, con còn rất nhiều ưu điểm đặc biệt khác, cha mẹ vẫn luôn yêu thương con dù con có thất bại ở vài môn học hoặc về vấn đề khác. Nếu đây là môn học con yêu thích và nỗ lực học tập, giải thích cho con sự thất bại này giúp con rút được các bài học kinh nghiệm, con hoàn toàn có thể cố gắng vào các lần tiếp theo. Cha mẹ luôn ủng hộ con.

Xem thêm các bài báo: 

Trẻ học cảm xúc qua Learn About Feelings Activity Set

Learn About Feelings Activity Set là một trong những sản phẩm học về cảm xúc dành cho trẻ mầm non và tiểu học. Đồ chơi này đem đến các hoạt động thú vị và hữu ích giúp bé khám phá cảm xúc và thực hành các kỹ năng xã hội - tình cảm. 

Sản phẩm gồm 2 hình khối nhựa, 4 hình khối nhân vật bằng nhựa, 12 thẻ nhân vật, 18 thẻ tình huống và 1 tấm áp phích. Để chơi, đầu tiên bé cần lật 1 thẻ nhân vật. Tiếp theo, bé hãy tìm hình ảnh nhân vật trên 4 khối nhân vật cho khớp với hình ảnh trên thẻ. Hình ảnh này sẽ khớp với sự thể hiện trên gương mặt và cử chỉ thuộc mỗi loại cảm xúc khác nhau. Cuối cùng, hướng dẫn trẻ liên hệ, kể một câu chuyện tưởng tượng/ tình huống thực tế hay đặt một câu về loại cảm xúc này. 

Bằng món đồ chơi Learn About Feelings Activity này, trẻ sẽ được học đầy đủ các kỹ năng của trí thông minh cảm xúc. Những kiến thức được xem là vô cùng đơn giản, dễ dàng nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần, đời sống cá nhân và cả con đường sự nghiệp của trẻ trong tương lai. Đồng thời giúp phát triển kỹ năng lắng nghe và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ. 

Cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng sáng tạo bộ đồ chơi này  cùng với các món đồ sẵn có khác để hướng dẫn cho con thêm nhiều cách học kỹ năng cảm xúc khác. Chẳng hạn như:

Nhận biết và đặt tên cho cảm xúc

  • Thẻ hình: Trẻ em sẽ được xem các hình ảnh biểu lộ các cảm xúc khác nhau và học cách đặt tên cho chúng.
  • Gương mặt cảm xúc trên xúc xắc: Trẻ sẽ sử dụng các khuôn mặt biểu cảm để mô phỏng các cảm xúc khác nhau.

Liên kết cảm xúc với các tình huống

  • Thẻ tình huống: Trẻ sẽ được xem các tình huống khác nhau trong cuộc sống và chọn ra cảm xúc phù hợp.
  • Kể chuyện: Trẻ sẽ được nghe kể những câu chuyện ngắn về các nhân vật đang trải qua những cảm xúc khác nhau.

Biểu đạt cảm xúc

  • Bằng lời nói: Cha mẹ khuyến khích trẻ nói các câu đơn giản để bộc lộ xảm xúc của mình. Chẳng hạn như: Con đang buồn, con cảm thấy tức giận, con rất vui, con đang lo lắng,...
  • Bằng hành động: Cha mẹ hướng dẫn trẻ các hành động thể hiện cảm xúc tương ứng với cảm xúc mà con đang có hoặc muốn thay đổi, kiềm chế,... Ví dụ: Khi con vui, dạy con vỗ tay khen ngợi, nhảy lên vui vẻ, ôm người nhà, nắm tay bạn bè,... Khi con tức giận, dạy con hít thở, đọc lên cảm xúc của mình, hỏi cha mẹ con nên làm gì?...
  • Bằng hoạt động giải trí: Vẽ tranh, viết ra suy nghĩ, chơi các trò chơi thể chất,...

Quản lý cảm xúc

  • Hít thở sâu: Cha mẹ hướng dẫn các bài tập thở sâu để giúp thư giãn và giảm căng thẳng.
  • Tưởng tượng: Bên cạnh việc hít thở sâu, cha mẹ hướng dẫn con tưởng tượng để giúp chuyển đổi cảm xúc tiêu cực thành tích cực.
  • Giải quyết vấn đề: Sau khi đã ổn định lại cảm xúc, hãy đưa ra các tình huống giả định theo sách hoặc đã trải qua để khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến, cách giải quyết tích cực.

Xem đồ chơi giáo dục cảm xúc: Learn About Feelings Activity Set chính hãng Hand2mind

Xem thêm:

Có thể thấy rằng, giáo dục trí thông minh cảm xúc đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Việc dạy trẻ nhận biết và quản lý cảm xúc là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn của cả gia đình và nhà trường. Mong rằng những thông tin mà Thebookland chia sẻ giúp Quý phụ huynh thuận lợi trong quá trình giáo dục con cái. Mời quý vị tham khảo đồ dùng học tập cho các con tại chuyên mục đồ chơi giáo dục của Thebookland!

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Giáo dục trí tuệ cảm xúc sớm cho con với Learn About Feelings Activity Set

Trí thông minh cảm xúc (EQ) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Bộ Learn About Feelings Activity Set vừa là đồ chơi giải trí lành mạnh, vừa là một công cụ giáo dục kỹ năng cảm xúc hiệu quả dành cho trẻ nhỏ.

7 đồ chơi khoa học - công nghệ bán chạy cho trẻ từ 6-12 tuổi

Đồ chơi khoa học - công nghệ là công cụ tuyệt vời tạo điều kiện cho trẻ tự do tìm hiểu về thế giới, khám phá những hiện tượng mới mẻ. Các hoạt động và vấn đề mà trò chơi đặt ra khuyến khích trẻ sáng tạo và tưởng tượng ra những thế giới mới, những câu chuyện thú vị.

Năm học mới, trẻ mầm non nên chơi gì?

Giai đoạn mẫu giáo hay còn gọi là Pre-school (chuẩn bị tới trường) là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất và trí tuệ của các bé. Khám phá 3 bộ đồ chơi giáo dục pre-shcool cao cấp thích hợp để khởi động năm học mới.

7 đồ chơi thông minh phát huy trí sáng tạo cho trẻ 7 - 9 tuổi

Con bạn mong muốn tự tay xây dựng một cây cầu kiên cố, chế tạo một chiếc robot thông minh hay khám phá những bí ẩn của vũ trụ ngay tại nhà? Cho trẻ đặt điện thoại xuống và hóa thân thành các nhân vật để biến điều đó thành hiện thực với thế giới đồ chơi giáo dục thông minh đầy kỳ diệu dành cho trẻ em.