Cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em bị bắt nạt trên mạng

Ngày tạo: 2024-04-06 581

Theo báo cáo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Đáng lo ngại, 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu.

Thực trạng bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng

Theo Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, trẻ em trên thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng đã được tiếp cận với Internet từ rất sớm, Internet thực tế đã tồn tại song song cùng với sự hình thành của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Tại Việt Nam có đến 96,9% trẻ có sử dụng mạng Internet cho nhiều mục đích khác nhau như học hành, giải trí, tìm kiếm thông tin và chơi game. Cứ 3 trẻ em thì có 2 trẻ có thể kết nối trực tuyến, trẻ có thể tiếp cận Internet qua các thiết bị như điện thoại, máy tính của cá nhân, của người thân, ở trường và ngoài quán Internet. 

Trẻ tiếp cận Internet từ rất nhiều cách khác nhau như: tiếp cận từ điện thoại di động của cá nhân (57,8%), máy tính ở nhà (45,9%), điện thoại di động của người thân (45,3%), ngoài quán Internet (13,5%). Riêng nhóm học sinh trong nhà trường có một số trẻ trả lời được tiếp cận Internet qua máy tính ở trường học (23,6%).

Theo từ Báo Thanh Niên, cùng với những lợi ích mà internet mang lại, trẻ em sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Xâm hại trẻ em qua môi trường mạng nguy hiểm không kém gì đời thực, bởi những nội dung, hình ảnh, clip được phát tán khắp nơi, có thể hiện hữu bất cứ lúc nào, gây tổn thương dai dẳng cho trẻ em.

Tuy nhiên, trên mạng, trẻ em có thể bị dân cư mạng chế giễu, cợt nhả, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý, thậm chí công kích, đe dọa, làm mất mặt… "Trẻ em có thể là nạn nhân, người đón nhận, người tham gia hoặc người khởi xướng các hành vi trực tuyến này", ông Anh nói.

Nhấn mạnh những lợi ích to lớn của công nghệ thông tin, thế giới số, bà Lesley Miller cũng bày tỏ lo ngại nguy cơ xâm hại, lạm dụng trẻ em vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp trên thế giới số.

Bảo vệ trẻ em bằng "vắc xin số"

Chia sẻ về những giải pháp nhằm bảo vệ, giải quyết các rủi ro mà trẻ em có thể gặp phải và thúc đẩy cơ hội phát triển lành mạnh cho trẻ em trong thế giới số, ông Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh cách tiếp cận đa bên.

Theo đó, để bảo vệ trẻ em một cách hiệu quả, Chính phủ, các chuyên gia làm việc với trẻ em, cha mẹ và bản thân trẻ em, cơ quan truyền thông… cần phải tham gia hành động.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng. UNICEF và Liên minh Viễn thông quốc tế ITU đã xây dựng hướng dẫn bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng dành cho doanh nghiệp. Trong đó, đề ra các giải pháp mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để bảo vệ và tôn trọng trẻ em, cũng như để các em sử dụng internet lành mạnh, sáng tạo.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), cho rằng nếu không sử dụng internet đúng cách và an toàn, nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng nguy hiểm không kém đời thực.

Theo ông Đặng Hoa Nam, hệ thống pháp luật, chính sách để tăng cường tính phòng ngừa, tính bảo vệ trẻ em và đấu tranh, xử lý có hiệu quả với các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cần thiết tiếp tục rà soát, bổ sung thông qua các quy trình bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, gắn kết với các quy trình phòng, chống xâm hại trẻ em.

"Chúng tôi hoan nghênh những sáng kiến phần mềm để chặn, lọc, gỡ bỏ, giám sát trẻ em sử dụng internet trong gia đình, trường học. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích "vắc xin số" phải được tạo từ các giải pháp về mặt kỹ thuật cũng như các kiến thức, kỹ năng đồng hành cùng trẻ của cha mẹ, giáo viên; kỹ năng tôn trọng quyền riêng tư của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ. Như vậy "vắc xin số" mới được trẻ tiếp nhận bền vững", ông Nam nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các chuyên gia đề xuất cần thống nhất các thuật ngữ về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng để thuận tiện cho việc thu thập, cập nhật và cung cấp thông tin, số liệu cho cơ quan quản lý; trên cơ sở đó rà soát, cập nhật, bổ sung khung pháp luật bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cũng như xử lý các hành vi phạm tội mới.

Bên cạnh đó, cần giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng bảo vệ trẻ em cho cha mẹ và chính trẻ em tự nhận thức, phòng tránh nguy cơ bị bóc lột, xâm hại trên môi trường mạng.

Năm 2022, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 419 cuộc gọi về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và 18 lượt thông báo về các kênh, video clip có nội dung độc hại đối với trẻ em. Riêng 5 tháng đầu năm nay, tổng đài tiếp nhận 128 cuộc gọi về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và 3 lượt thông báo về các kênh, video clip có nội dung độc hại đối với trẻ em. Trong số 128 cuộc gọi, có 124 cuộc gọi tư vấn và 4 ca kết nối, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng.

Phụ huynh nên làm gì để bảo vệ trẻ khỏi mối nguy đến từ Internet?

Làm cha mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất là trang bị cho con nhận thức và kỹ năng sử dụng internet an toàn. Phụ huynh cần làm gì để giúp con phòng tránh, ứng xử thông minh trên môi trường mạng?

Để bảo vệ trẻ em khỏi những nguy hiểm của mạng xã hội, cha mẹ cần:

  • Dạy trẻ nhận thức đúng đắn về Internet: Định nghĩa về mạng xã hội, diễn đàn, website giải trí,... Cùng các lợi ích và mối nguy hại,...
  • Dạy trẻ kỹ năng sử dụng Internet an toàn: các tình huống nguy hại thường gặp và cách phòng tránh, xử lý phù hợp. Đối với trẻ tiểu học, cấp hai, cha mẹ nên đặt ra các quy tắc khi sử dụng Internet cho trẻ.
  • Thảo luận và giới hạn các kênh, dạng website mà trẻ có thể truy cập trên Internet.​

  • Đặt ra giới hạn thời gian sử dụng mỗi ngày, mỗi tuần.
  • Làm gương cho trẻ, cùng trẻ xem tin tức liên quan tới thực trạng bắt nạt, các vấn đề tiềm ẩn nguy hại cho trẻ trên Internet. Đặt câu hỏi, thảo luận và cho trẻ rút ra bài học. 
  • Tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt hàng ngày lành mạnh.
  • Thay vì để trẻ tập trung vào các thiết bị điện tử, cha mẹ nên cho con tiếp xúc nhiều hơn với sách thiếu nhi, đồ chơi giáo dục hấp dẫn, giúp trẻ có nhiều sở thích lành mạnh hơn.

Ngoài ra, tham gia các hoạt động cộng đồng, vui chơi ngoài trời. Các hoạt động xã hội ngoài trời thú vị cùng gia đình sẽ giúp trẻ tạo ra năng lượng tích cực, sự tự tin, khả năng phán đoán và quyết định độc lập tốt. Giảm tình trạng trẻ phụ thuộc và dành quá nhiều thời gian cho Internet. 


Xem thêm tin tức liên quan:

Thực trạng bắt nạt, lừa đảo trẻ em trên môi trường mạng diễn biến ngày càng phức tạp và gia tăng. Do đó, các bậc phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn tới quá trình sử dụng Internet của con em và trang bị cho các con những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Mong rằng những thông tin Thebookland chia sẻ giúp ích được cho Quý phụ huynh trong quá trình giáo dục con thuận lợi hơn. Xem thêm những bài viết hay khác tại chuyên mục Blog của chúng tôi nhé!

Nguồn nội dung: Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ,...

Tin tức liên quan

Xem tất cả

9 vấn đề lớn mà giáo dục trẻ em đang phải đối mặt 2024

Theo tờ Concern, sau đây là 9 vấn đề hàng đầu mà giáo dục phải đối mặt vào năm 2024. Nhận thức được những gì đang diễn ra trong thế giới giáo dục là sẽ giúp cha mẹ nắm bắt được tình hình giáo dục trẻ em hiện nay, từ đó đưa ra những phương pháp và giải pháp giáo dục hiệu quả hơn cho con từ sớm.

Các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới (P2)

"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới." — Nelson Mandela. các phương pháp giảng dạy tiên tiến vòng quanh thế giới này sẽ giúp phụ huynh lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp cho con.

9 điều con rất muốn thổ lộ với cha mẹ

Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi rằng, bản thân đã thật sự lắng nghe con, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu mà bản thân muốn con phải làm được? Có thể con bạn muốn bày tỏ với bạn 9 điều này đấy!

7 cách giúp con tự giác sử dụng Internet an toàn và lành mạnh

Internet là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho trẻ em và cả người lớn học tập, giải trí và kết nối với cộng đồng. Tuy nhiên, Internet cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho trẻ em nếu không sử dụng một cách an toàn. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ dàng bị nhiều kẻ lừa đảo, bắt nạt trên mạng nhắm đến.