#3 Cách làm quả địa cầu bằng giấy cho trẻ DIY đơn giản nhất

Ngày tạo: 2022-09-14 22964

Hiện nay, nhiều nhà trường có các tiết thực hành làm quả địa cầu bằng giấy và các vật liệu dễ tìm. Ngoài để làm phong phú các tiết học thủ công, khi tự tay cách làm quả địa cầu bằng giấy, trẻ có được nhiều kỹ năng và cảm xúc vô cùng hữu ích cho sự phát triển trí tuệ và nhận thức trong tương lai.

Quả địa cầu là gì?

Quả địa cầu là một mô hình thu nhỏ của Trái đất với tỉ lệ tương đối chính xác. Mô hình này có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau và phổ biến nhất là từ nhựa dẻo. Nhờ mô hình này mà con người có thể quan sát địa danh và xác định vị trí địa lý của chúng trên bản đồ.

Mô hình quả địa cầu 3D thường được dùng với nhiều mục đích khác nhau trong nghiên cứu, học tập, trang trí nội thất, làm bóng đèn ngủ cho bé,... 

Lợi ích khi cho trẻ tự làm quả địa cầu bằng giấy là gì?

  • Giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động tinh.
  • Phát triển tư duy trừu tượng, khả năng phân tích và tưởng tượng không gian.
  • Nhận biết các Châu lục, địa danh nổi tiếng,... dễ hơn và ghi nhớ lâu hơn.
  • Khám phá toàn bộ thế giới thu nhỏ trên quả địa cầu.
  • Cảm xúc tự hào và tự tin sau khi tự tay tạo ra sản phẩm của riêng mình.

Người xưa làm quả địa cầu như thế nào?

Theo phương pháp truyền thống, người ta sản xuất quả địa cầu bằng cách dán các tấm giấy đã đượ in bản đồ thế giới lên trên một khối cầu, các quả cầu này thường làm từ gỗ. Các phụ kiện như trục và đế của quả địa cầu theo đó cũng được làm bằng gỗ hoặc kim loại. 

Hiện nay, khi nhựa bắt đầu được sử dụng thay thế thì các quả địa cầu bằng nhựa nhiệt dẻo cũng ngày càng phổ biến hơn. Đối với loại mô hình địa cầu bằng nhựa, người ta in bản đồ thể hiện các bán cầu của Trái Đất vào các đĩa nhựa phẳng. Sau đó, chúng được ép khuôn đĩa thành ½ hình cầu, cuối cùng là ghép hai bán cầu lại với nhau tạo thành một quả cầu hoàn chỉnh.

Xem thêm: 

Quả cầu thiên thể và địa cầu khác gì nhau?

Top 3 sản phẩm mô hình địa cầu cho trẻ bản tiếng Anh quốc tế cập nhật mới nhất

#1 Làm quả địa cầu DIY với giấy in sẵn trẻ nào cũng làm được

Có thể nói rằng đây là cách làm siêu dễ dành cho tất cả mọi người khi muốn nhanh chóng có được các mô hình quả địa cầu mà không muốn dành nhiều thời gian thực hiện. Ở cách này, có 2 loại giấy in hình quả địa cầu khác nhau, bạn có thể tùy thích lựa chọn một kiểu để tiến hành theo sở thích nhé. 

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 2 tờ giấy bìa cứng màu đen - size A4.
  • 1 tờ đã được in hình bản đồ địa cầu. ( như hình vẽ)
  • Kéo cắt giấy, hồ nước dán giấy, keo 502,

​Bước 1: Tiến hành cắt bản đồ địa cầu thế giới giấy in theo hình sẵn

In hình bản đồ quả địa cầu theo mẫu đã chọn, ở đây chúng ta đã chọn hình khối lục giác.

Dùng kéo cắt bản đồ ra, loại bỏ các phần giấy không cần thiết để ghép thành 1 khối cầu hình tròn hoàn chỉnh. Khi dán các phần giấy trắng lại với nhau để tạo hình tròn cho bản đồ cần sự tỉ mỉ nên chúng ta lưu ý cẩn thẩn. 

Bước 2: Làm trục, khung đỡ cho quả địa cầu. 

Sau khi dễ dàng tạo hình xong cho quả địa cầu, chúng ta dùng 1 tấm giấy bìa đen để làm trục.

Cắt theo chiều ngang tờ giấy A4 thành 1 tấm hình chữ nhật có kich thước khoảng 29.5x3cm. Lấy tấm giấy này cuốn xung quanh một thanh tăm tre dài nhỏ để đảm bảo trụ cứng cáp. Dán các mép lại bằng keo dán giấy hoặc 502 rồi chờ cho khô.

Sau đó bạn cuốn tờ giấy này lại thành hình trụ nhỏ sao cho nó có thể luồn vào trái địa cầu. Đảm bảo trái địa cầu có thể xoay xunh quanh trụ này.

Tiếp theo, chúng ta cắt tiếp một mảnh giấy size 29.5x5cm để làm khung cho quả địa cầu 3D. Gấp giấy thành hình dẹt có chiều rộng khoảng 1.5cm, cố định bằng hồ dán giấy hoặc 502 và chờ cho khô.

Bước 3: Làm chân và đế cho mô hình cầu

Chúng ta làm chân trụ trái địa cầu với hai phụ kiện là đế và cột trụ. Với đế này, cắt ra 3 tấm giấy hình tròn bằng nhau, có đường kính nhỏ hơn đường kính quả địa cầu mô hình đã làm, sau đó dán 3 tấm này lên nhau để tạo độ cứng tốt nhất. Ở bước này bạn cũng có thể làm cho chân trụ dày thêm bằng nhiều tấm hình tròn nữa nhé.

Cuối cùng, chúng ta cắt một tấm giấy bìa đen ngắn khoảng 4cm, rồi cuộn tròn lại đến độ lớn mà bạn cảm thấy nó chắc chắn để giữ quả địa cầu trên đế thì dừng lại. Thường nó sẽ có bán kính là 1cm. Cố định nó vào khung và đế để tạo thành mô hình địa cầu thế giới 3D hoàn chỉnh.

Bạn đã thành công tạo ra một mô hình quả địa cầu trái đất 3D mini DIY tự quay được rồi đấy! Sản phẩm này có thể dùng để bàn học rất đẹp hoặc tặng cho bố mẹ trang trí trong tủ kính phòng khách nhà mình nhé. 

Xem toàn bộ video hướng dẫn tự làm quả địa cầu 3D bằng giấy in sẵn đơn giản

#2 Làm quả địa cầu bằng giấy DIY với bóng và giấy lụa

Đối với cách làm này, trẻ sẽ dễ dàng tạo ra những trái địa cầu xinh xắn chỉ với giấy lụa, một quả bóng xốp và một chút keo. Tùy theo điều kiện và sự tiện lợi mà các nguyên liệu có thể được điều chỉnh. Từ đó, các trẻ có thể dựa theo để tự làm các hành tinh khác tạo ra một hệ mặt trời của riêng mình, sau đó dùng trang trí trần nhà siêu dễ thương.

Chuẩn bị dụng cụ cần thiết:

  • Một quả bóng tròn (có thể dùng bóng nhựa hoặc bóng thổi loại dày)
  • Giấy lụa màu xanh dương và xanh lá cây loại mỏng (có thể dùng giấy gián thủ công thay thế)
  • Kéo cắt giấy
  • Keo nước/ hồ dán giấy
  • Một đoạn dây nhôm khoảng 1-1,5m.
  • Chén đựng hồ dán giấy
  • Sợi dây coton nhỏ ( hoặc giây len,...các loại) dùng treo quả cầu.
  • Một miếng xốp để miết giấy vào cầu.

Bước 1: Làm hình cầu chắc chắn

Bước này dành cho những trường hợp làm quả địa cầu bằng bóng thổi hơi (hay gọi là bóng bay), những bạn nhỏ đã có quả bóng nhựa tròn thì chuyển sang bước thứ 2. Ở bước này, chúng ta dùng dụng cụ bơm hơi bóng cầm tay để thổi phồng trái bóng lên một độ lớn vừa đủ, kích thước này phụ thuộc vào loại bóng. Nếu bạn thích làm trái địa cầu lớn, bạn nên mua bóng lớn và nếu bạn thích các trái địa cầu nhỏ nhắn thì chọn những quả bóng dễ hơn. 

Lưu ý, nên chọn các loại bóng thổi dày để tránh vị vỡ lúc thực hiện nhé.

Bước 2: Tạo ra đại dương và lục địa trên quả địa cầu bằng giấy lụa.

Chúng ta tiến hành cắt mảnh giấy lụa màu xanh lam thành các hình chữ nhật nhỏ, kích thước khoảng 2.5x5cm. Tiếp theo, chúng ta cắt các tấm giấy lụa màu xanh lá cây thành các hình thù trừu tượng để tượng trưng cho các lục địa, trường hợp này không cần giống chính xác lục địa. Hoặc bạn có thể cắt ra các hình dạng chính xác của các Châu lục để vừa trang trí vừa làm bản đồ tham khảo.

Bước 3: Dán đại dương và Lục địa lên quả cầu bằng hồ nước dán giấy

Đây là bước quan trọng cần được thực hiện tỉ mỉ, nhưng bạn yên tâm rằng phương pháp này rất đơn giản mà ai bất kỳ bạn nhỏ nào cũng thành công. Chúng ta bôi keo một lớp thật mỏng lên quả bóng của bạn. Lưu ý chỉ bôi từng ít, bôi đến đâu thì chúng ta dán giấy lụa xanh dương đến đó, dùng tấm xốp miết các tấm lụa đều tay.

Bạn dán các mảnh xanh dương dần dần bao phủ hết bề mặt của quả bóng để tạo thành quả địa cầu. Các tấm giấy xanh dương có thể dán đè lên nhau, đảm bảo rằng bề mặt đại dương đẹp và trơn tru. Sau đó đặt trái bóng yên một chỗ chờ đến khi hồ khô hẳn. 

Chúng ta tiếp tục dán các mảnh Châu lục bằng giấy màu xanh lá cây đã cắt sẵn lên quả địa cầu. Trường hợp bạn tạo hình trừu tượng, bạn có thể dán vị trí Châu lục theo ý thích sao cho đẹp mắt. Còn trường hợp bạn dán Châu lục có hình dạng chính xác thì tham khảo bản đồ địa cầu thế giới rồi dán vị trí các mảnh giấy sao cho giống nhất. Sau khi hoàn thành thì tiếp tục chờ cho quả cầu khô hẳn.

Bước 4: Treo quả địa cầu lên trần nhà

Sau khi các nghệ sĩ nhỏ đã hoàn thành một mô hình quả địa cầu dễ thương DIY, chúng ta quan sát kết quả và trang trí vào “lãnh thổ riêng” của mình. Treo trong túp lều nhỏ, cạnh giường, bàn học hoặc trên trần nhà,... 

Đối với các trái địa cầu Trái đất làm từ bóng bay, chúng ta dễ dàng treo lên trần nhà bằng cách cột sợ dây nhỏ vào nút thắt của bóng bay. Sau đó nhờ bố mẹ cố định lên trần nhà tại vị trí yêu thích nhé. 

Đối với các trái địa cầu được làm từ bóng nhựa, chúng ta nhờ bố mẹ dùng đoạn dây nhôm tạo thành trục và đế cho trái cầu để bàn cố định. 

Chúc mừng chúng ta đã tự tay hoàn thành quả địa cầu bằng giấy ngộ nghĩnh đầu tiên rồi đấy! Cùng thường thức tác phẩm của mình và sáng tạo những hành tinh khác để sưu tầm hệ mặt trời treo trang trí trần nhà đặc biệt nhất nhé!

#3 Làm quả địa cầu DIY Origami Nhật Bản bằng giấy 

Cách này dành cho những bạn nhỏ khéo léo và yêu thích gấp hình thủ công. Quả cầu Origami này chỉ sử dụng khoảng 1400 mảnh giấy, và có thể quay được trên trục của nó. Trẻ nhỏ tuổi từ 5-9 tuổi thì cần sự giúp đỡ của bố mẹ, Khi trẻ tự làm thì thích hợp cho trẻ từ 10 tuổi trở lên. Chắc chắn đây sẽ là trò chơi trí tuệ, khéo léo và tính kiên nhẫn cố gắng cho trẻ, bên cạnh đó, rất thích hợp để làm chung với nhóm bạn hay gia đình trong các giờ giải trí. Giúp các bé tăng tình cảm và tính hợp tác. 

Trước khi chúng ta bắt đầu, lưu ý là bạn đã xem qua tất cả các hình ảnh trong hướng dẫn này để biết thêm chi tiết. Điều này quan trọng đối với thủ công lắp ráp là sự chính xác, do đó bạn nên làm theo các hình ảnh một cách chính xác. Chắc chắc sản phẩm địa cầu mà bạn làm ra sẽ khiến bạn tự hào và vui vẻ đấy!

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết:

Nguyên liệu để làm các mỗi lục địa là giấy, chúng ta mua giấy màu thủ công loại không quá dày, tầm 100gsm là thích hợp. Mỗi Châu lục sẽ dùng một màu khác nhau. Giấy có kích thước mỗi tờ là 21.5cm x 28cm, trường hợp mua tờ lớn thì cắt ra kích thích như thế này để thực hiện. Bạn có thể sử dụng màu theo hướng dẫn này hoặc màu khác theo ý thích, chỉ cần đúng số lượng của nó.

  • Màu vàng (Bắc Mỹ): 2 tờ
  • Tím (Nam Mỹ): 2 tờ
  • Cam (Châu Phi): 2 tờ
  • Xanh (Châu Âu): 1 tờ
  • Màu hồng (Châu Á): 4 tờ
  • Đỏ (Úc): 1 tờ
  • Trắng (Nam Cực): 3 tờ
  • Blue (Đại dương): 28 tờ
  • Đen (Đế): 6 tờ
  • 1 bút chì hoặc que tính cho trục
  • Các vật liệu tùy chọn khác bao gồm:
  • Súng bắn keo loại mini để gắn đế và khung cho quả địa cầu. 
  • Bản đồ đánh dấu các mảnh ghép
  • Kéo cắt giấy
  • Bút chì
  • Một bộ phim hoạt hình hay hài hước dài tập để xem trong lúc gấp các mảnh ghép. 

Bước 1: Cắt giấy thành những tấm nhỏ

Chia mỗi tờ giấy có cạnh 28cm thành 8 ô có chiều rộng là 3,5cm, chia cạnh 21,5cm thành 4 ô, mỗi ô rộng 5cm, Tiếp theo, cắt theo các đường đã kẻ trên tấm giấy, bạn sẽ tạo ra 32 miếng mỗi tờ. Chúng ta  lặp lại bước này cho tất cả các tờ giấy của bạn. Sau khi cắt xong, chúng ta đếm lại số lượng các tấm giấy để kiểm tra chúng đã đủ số lượng chưa. Số lượng cần có của các mảnh ghép như sau:

  • 45 Màu vàng
  • 40 màu tím
  • 55 Cam
  • 15 màu xanh lá cây
  • 100 màu hồng
  • 20 màu đỏ
  • 90 trắng
  • 880 Xanh lam
  • 170 Đen



Bước 2: Lập kế hoạch ra bản đồ thế giới

Ở bước này, bạn cần in bản đồ trái đất theo hình ảnh của chúng tôi để thực hiện nhanh chóng nhất. Sau đó, đánh dấu lên bản đồ các phần mà bạn đã gấp xong để kiểm tra số lượng mảnh ghép chính xác nhất. Bản đồ này đã được kẻ và minh họa chi tiết theo inch nên bạn cũng có thể tự tạo ra tấm bản đồ của mình để xếp theo. 

Đối với bản đồ này, với một hình chữ nhật tượng trưng cho 1 mảnh ghép xếp hình. Bạn sẽ biết mình thực sự cần bao nhiêu đơn vị để lắp ghép thành quả địa cầu trái đất. 

Lưu ý một chút ở đây, mẫu kế hoạch bản đồ này là một tài liệu để tham khảo, nên bạn không cần phải theo dõi nó một cách chính xác. Do đó trong quá trình lắp ráp, bạn có thể điều chính mọi thứ cảm thấy phù hợp và giống với mẫu của bạn.

Bước 3: Tiến hành xếp các mảnh giấy thành miếng ghép có thể xếp chồng lên nhau

Chúng ta có thể bật phim hoạt hình lên vừa xem vừa gấp các mảnh giấy ở bước này. Bởi vì bước này cần rất nhiều thời gian, nếu bạn không đủ thời gian, bạn có thể chia nhỏ ra để thực hiện trong nhiều ngày. Bước này lặp đi lặp lại nhiều nhất, nhưng hãy kiên trì thực hiện nhé. 



Sau khi xếp xong số lượng tổng 1415 miếng xếp hình địa cầu, chúng ta kiểm tra lại một lần về cách gấp đã đúng chưa, hoặc có miếng nào bị lỗi không để sửa chữa lại. Ngoài ra, hãy nhớ rằng chúng ta quan trọng số lượng hơn chất lượng, chỉ cần gấp các miếng ghép gọn gàng đúng cách là đạt, không cần quá chính xác từng mm. Chúng ta nên nhanh chóng hoàn thành bước này và đảm bảo hạn chế lặp lại lỗi sai khi xếp giấy.

Bước 5: Ghép các miếng xếp hình tạo quả địa cầu bằng giấy Origami 

Ở phần lắp ráp này, chứng ta sẽ bắt đầu với đường xích đạo ghép dần về 2 cực. Đường xích đạo có chu vi bằng 47 miếng ghép, tiến hàng như sau:

  • Lấy 47 miếng ghép xếp thành hình tròn trên mặt bàn, hướng mũi tên nhọn lên trên. 
  • Cố định 47 miếng xếp hình đầu tiên này bằng keo dán để tạo độ chắc chắn nhất.
  • Tiếp theo mỗi vòng tròn xếp chồng lên xích đạo sẽ có số lượng giảm dần. Cách xếp sole nhau theo hình ảnh một miếng ghép dưới sẽ ghép với 2 miếng ghép phía trên. Cụ thể như:

Số lượng miếng ghép: 47 (Xích đạo) -> 46 -> 45 -> 43 -> 41 -> 39 -> 37 -> 36 -> 35 -> 34 -> 31 -> 29 -> 27 -> 25 -> 22 -> 20 - > 16 (Cực Bắc / Nam)





​Ngoài ra, trên quả địa cầu cần nhiều vị trí không lắp so le 2 trên - 1 dưới. Thay vào đó, bạn lắp 1 trên - 2 dưới theo hình sau, và chỉ cần đảm bảo được số lượng miếng ghép mỗi hàng như đã nêu trên. Điều này sẽ làm cho quả địa cầu rộng và chật ở một số vị trí, bạn yên tâm vì điều này là hòa toàn bình thường nhé. Cứ tiếp tục thực hiện cho đến hết một bán cầu. (Như hình sau)

Lưu ý quan trọng, chúng ta sử dụng bản đồ kế hoạch đã được đánh dấu số lượng miếng ghép bạn đã tạo trước đó để xác định vị trí của lục địa theo màu sắc. Trong quá trình này, bạn thực sự tập trung và phân tích các miếng ghép để đúng số lượng và màu sắc cho từng dòng của quả địa cầu.

Sau khi hoàn thành xong nửa bán cầu đầu tiên, chúng ta lắp ráp nửa bán cầu còn lại vào để tạo thành quả địa cầu 3D hoàn chỉnh. Số lượng từng dòng tương tự như nửa bán đầu đầu tiên nhé. 

Bước 6: Làm trục và giá đỡ

Chúng ta sẽ tiếng hàng lắp ráp giá đỡ quả địa cầu trước, lấy 8 miếng ghép giấy xếp chụp lại sao cho hướng mũi tên ra ngoài thành hình tròn như hình ảnh sau. Sau đó tiếp tục lắp ráp các vòng tiếp theo theo số lượng như sau: 8->8->12->19->17->3, tổng sử dụng 67 miếng ghép, quan sát hình để lắp đúng cách nhé. Hoàn thành đế bằng cách dùng keo dán giấy hoặc keo 502 để cố định đế này chắc chắn hơn. Lưu ý rằng, bạn có thể dùng số lượng các miếng ghép ở mỗi vòng khác nhau, hay biến tấu theo cách của mình sao cho hợp lý và chắc chắn nhất nhé. 

Đối với giá đỡ, chúng ta sử dụng các miếng ghép giấy màu đen còn lại, bắt đầu lắp 1 trên - 1 dưới theo hình minh họa. Tiếp tục lắp và đồng thời uốn cong khung đỡ thành hình cung để có thể ôm sát theo đường cong của quả địa cầu mô hình đã lắp. 

Làm trục cho mô hình quả địa cầu: 

Dùng một trang giấy báo, một tờ giấy chất liệu cứng và cuốn tròn lại để làm trục của quả địa cầu. Chúng ta dán cố định nó với bán kính nhỏ vừa nằm trong quả địa cầu trái mất vẫn xoay được xung quanh nó.

Sau đó lồng trục vào quả địa cầu giấy. Cố định trục với khung đỡ bằng bằng keo đen, loại băng keo thường dùng dán dây điện. Kiểm tra lại phần khung và trục có hoạt động như mong muốn không. 

Cuối cùng, lắp phần khung quả địa cầu lên phần đế đã lắp trước đó bằng cách dùng keo 502 hoặc bằng keo đen. Sao cho trông thẩm mỹ nhất theo ý của bạn. 

Xem video thành phẩm: Mô hình địa cầu Origami 3D đặt bàn

Cùng tung bông tràn ngập căn phòng vì bạn đã rất kiên trì và cố gắng hoàn thành mô hình quả địa cầu thế giới bằng giấy Origami Nhật Bản để bàn siêu đỉnh. Đặc biệt là nó có thể quay quanh trục của nó. Thành quả này rất thích hợp dùng làm quà tặng cho bạn bè, dùng trang trí phòng tuyệt vời mà bất kỳ phụ huynh nào cũng rất tự hào đấy.

Nên mua quả địa cầu loại nào?

Mô hình Quả địa cầu là sản phẩm vô cùng phổ biến trong học tập, nghiên cứu và trang trí nội thất. Tại Việt Nam, có rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng được thiết kế theo các phong cách cổ điển hay hiện đại. Hiện nay người dùng có xu hướng chọn mua các quả địa cầu có nguồn gốc từ Châu  Âu bởi trên bản đồ thế giới không có đường lưỡi bò - đường biểu diễn quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. 

Một số sản phẩm mô hình địa cầu thế giới Made in UK chính hãng, không đường lưỡi bò bạn có thể tham khảo như: 

Như vậy, bài viết này vừa chia sẻ về 3 cách làm quả địa cầu bằng giấy DIY siêu đơn giản mà bất kỳ các bạn nhỏ nào cũng thực hiện được. Bên cạnh đó là tư vấn một số loại mô hình địa cầu bản quốc tế Tiếng Anh nên dùng và địa chỉ tìm mua uy tín. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho Quý phụ huynh và bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0936-749-847 hoặc email: info@thebookland.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Top đồ chơi giáo dục hot nhất mùa Giáng Sinh: bé chơi là mê

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn trước hàng trăm lựa chọn ngoài kia, hãy để những gợi ý từ Joyland giúp bạn tìm thấy món quà đặc biệt nhất. Giáng Sinh này, hãy cùng Joyland hoá thân thành “ông già Noel” và gửi đến trẻ những món quà ý nghĩa và thú vị nhất.

Tại sao Kanoodle được mệnh danh là trò chơi luyện não quốc dân ?

Khám phá Kanoodle – dòng đồ chơi luyện trí não giúp trẻ phát triển tư duy logic, tăng cường sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Học mà chơi - giúp trẻ tiếp cận toán học theo cách tự nhiên và chủ động.

Với trẻ nhỏ, việc làm quen với toán học thông qua những đồ vật, hình ảnh tiếp xúc hằng ngày là một trải nghiệm thú vị và hấp dẫn. Dưới đây là một vài gợi ý để ba mẹ có thể đồng hành cùng con, biến những hoạt động hằng ngày trở thành những giờ học toán tự nhiên và đầy chủ động.

Snap-n-Learn: Lựa chọn lý tưởng để bé 2+ phát triển các kỹ năng quan trọng đầu đời

Series Snap-n-Learn luôn là lựa chọn yêu thích của mọi phụ huynh có con trong độ tuổi tập đi. Các bộ đồ chơi nổi bật với thiết kế màu sắc, giàu tính tương tác, giúp trẻ vừa chơi vừa học các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng vận động tinh, tập đếm, nhận diện màu sắc, chữ cái, hình dạng,..