Giáo dục cảm xúc xã hội SEL là gì và tại sao chúng quan trọng ?

Ngày tạo: 2024-01-12 880

Trong một xã hội ưu tiên sự thành công, nhiều ba mẹ mải miết chạy theo hào quang của “trường điểm, lớp chọn”, từ đó dần hình thành nên một thế hệ trẻ em nơi ký ức tuổi thơ chỉ dừng chân trong các lớp học, bài tập hay kiểm tra. Thế nhưng bạn có biết để con phát triển toàn diện, bên cạnh việc thông thạo các kiến thức, kỹ năng, trí thông minh về mặt cảm xúc cũng quan trọng không kém. Sức khỏe thể chất lẫn tinh thần luôn là điều kiện cần và đủ để một đứa trẻ lớn lên mạnh khoẻ, thông minh và hạnh phúc.

Hiểu được tầm quan trọng đó, nhiều trường mầm non trên thế giới và cả tại Việt Nam đã ứng dụng phương pháp giáo dục cảm xúc (SEL) với mong muốn phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ ngay từ nhỏ. Nghiên cứu cho thấy, SEL không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn làm tăng các hành vi xã hội (sự tử tế, chia sẻ, đồng cảm), cải thiện thái độ và làm giảm trầm cảm, căng thẳng.

Bài viết hôm nay sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng và ảnh hưởng của SEL lên sự phát triển của trẻ cũng như chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để bạn có thể đồng hành hỗ trợ con phát triển các kỹ năng SEL ngay tại nhà.

Giáo dục cảm xúc xã hội SEL là gì ?

SEL (social emotional learning) đề cập đến các kỹ năng cũng như khả năng một cá nhân có thể thấu hiểu và tự quản lý cảm xúc của mình, biết cách xây dựng các mối quan hệ tích cực cũng như đưa ra các quyết định có trách nhiệm. Đây được đánh giá là các kỹ năng cốt lõi giúp cải thiện kết quả học tập cũng như thành công trong tương lai của mọi đứa trẻ. 


5 năng lực học tập cảm xúc xã hội cốt lõi, bao gồm:

  • Tự thức (self-awareness).
  • Tự quản lý (self-management) 
  • Nhận thức xã hội (social awareness) 
  • Kỹ năng quan hệ (relationship skills) 
  • Ra quyết định có trách nhiệm (Responsible decision-making)

Đối với trẻ nhỏ, trường học và gia đình sẽ là môi trường lý tưởng để con xây dựng những kỹ năng cảm xúc, xã hội. Từ việc mô hình hóa cách thể hiện cảm xúc lành mạnh đến dạy kỹ năng giải quyết vấn đề và khuyến khích lòng biết ơn, có rất nhiều cơ hội để ba mẹ kết hợp SEL vào các tương tác hàng ngày cùng con.

Tầm quan trọng của phương pháp giáo dục cảm xúc xã hội SEL

Với sự phát triển của truyền thông, mạng xã hội và công nghệ, trẻ em ngày càng dễ dàng để kết nối với thế giới xung quanh. Trong một thế giới đa dạng và toàn cầu hóa, SEL không chỉ giúp trẻ vững vàng khi đối mặt với những thách thức từ xã hội mà còn nuôi dưỡng sự đồng cảm, lòng tử tế, những điều cần thiết để xây dựng nên mối quan hệ lành mạnh.


Bằng cách dạy trẻ những kỹ năng này ngay từ nhỏ, chúng ta đang chuẩn bị cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai.

  • Cải thiện thành tích học tập: trẻ được hướng dẫn kỹ năng SEL thường cho thấy sự cải thiện đáng kể trong các môn học như đọc, toán và khoa học.
  • Xây dựng hành vi tích cực: SEL giúp trẻ phát triển khả năng tự chủ, quản lý cảm xúc và đưa ra những quyết định có trách nhiệm. Đây là những kỹ năng có giá trị cả ở trong và bên ngoài trường học.
  • Nâng cao kỹ năng xã hội: dạy trẻ những kỹ năng xã hội quan trọng như giao tiếp, hợp tác và đồng cảm, giúp con xây dựng mối quan hệ tích cực với bạn bè, giáo viên và các thành viên trong gia đình.
  • Tăng khả năng phục hồi: SEL giúp trẻ phát triển khả năng phục hồi sau những thất bại và thử thách. Đây là một kỹ năng quan trọng có thể giúp trẻ định hướng những thăng trầm của cuộc sống.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần: giúp trẻ kiểm soát căng thẳng, lo lắng và các thách thức cảm xúc khác cũng như giảm nguy cơ phát triển các rối loạn sức khỏe tâm thần.
  • Chuẩn bị cho cơ hội nghề nghiệp trong tương lai: hiện nay bên cạnh việc tuyển dụng các nhân viên có chuyên môn, kỹ năng xã hội và giao tiếp được đánh giá là tiêu chí vàng của mọi doanh nghiệp.

Cách để ba mẹ áp dụng phương pháp giáo dục SEL vào cuộc sống hằng ngày của con


Ba mẹ chính là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất gieo hạt mầm cho sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của con. Để trẻ có thể phát triển đúng hướng, những bài học sau sẽ là gợi ý hiệu quả cho nhiều phụ huynh:

  • Khuyến khích sự tự nhận thức: hỏi con về cảm xúc, giúp con nhận diện, gọi tên niềm vui, nỗi buồn, đối diện với cả những cảm xúc tiêu cực như sự tức giận, ghen tị,.. để trẻ hiểu rằng mỗi cung bậc cảm xúc đều có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng.
  • Dạy kỹ năng giải quyết vấn đề: giúp con xác định vấn đề bằng cách đặt câu hỏi liên quan đến lý do, nguồn gốc vấn đề, khuyến khích con động não đưa ra giải pháp, sau đó phân tích ưu, nhược điểm của từng lựa chọn để đưa ra kết quả tối ưu nhất.
  • Thúc đẩy kết nối xã hội: khuyến khích con xây dựng mối quan hệ tích cực với bạn bè, giáo viên, ba mẹ, anh chị, hàng xóm bằng cách làm gương cho các hành vị xã hội tích cực, tôn trọng và tử tế. Đồng thời dạy con các kỹ năng lắng nghe tích cực, hợp tác và thực hành lòng biết ơn.
  • Thực hành chánh niệm: dạy con các bài học thiền định đơn giản như hít thở sâu, để giúp điều chỉnh cảm xúc và giảm căng thẳng. Ba mẹ có thể tham khảo thêm nhiều tựa sách thiền dành cho trẻ hay các video thiền thân thiện trên mạng để con tập theo.

Những sản phẩm đồ chơi giáo dục ứng dụng phương pháp SEL

Kỹ năng cảm xúc xã hội là những khái niệm khá trừu tượng để con hình dung, cũng như khó để có thể đánh giá và chấm điểm. Việc chỉ trao đổi cùng con thông qua lời nói đôi khi sẽ khiến trẻ kém hứng thú và khó tiếp thu. Khi đó các món đồ chơi giáo dục với thiết kế thông minh, dựa trên nội dung SEL sẽ là lựa chọn thú vị để giới thiệu đến trẻ các khái niệm về cảm xúc, hành vi.

Sau đây là những gợi ý đang có sẵn tại Thebookland, chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng để con học cách quản lý cảm xúc, giải tỏa căng thẳng và phát triển các kỹ năng cảm xúc xã hội:

Học cách nhận diện cảm xúc cùng Learn About Feelings Activity Set

Với hơn 10 hoạt động học tập với các thẻ tình huống, nhân vật, các khối nhựa cùng tấm áp phích cỡ lớn và sách hướng dẫn,bộ trò chơi sẽ giúp con tìm hiểu sự đồng cảm, khám phá nhận thức về bản thân qua các câu hỏi gợi mở, thực hành với các khối ký tự cho phép con kết hợp biểu cảm khuôn mặt với ngôn ngữ cơ thể,…


Điểm nổi bật của Learn About Feelings Activity Set là việc gắn trẻ vào các tình huống đa dạng để bé hiểu về các loại cảm xúc khác nhau cũng như biết cách bộc lộ và quản lý cảm xúc đúng mực, phản ứng tích cực với các tình huống gây căng thẳng.

Trải nghiệm thư giãn cùng ColorMix Sensory Tubes

ColorMix Sensory Tubes có 3 ống màu, mỗi ống mang lại trải nghiệm thư giãn, giảm căng thẳng khi trẻ lắc nó lên. Khi lắc các màu sẽ trộn lại với nhau và sau khi quan sát một thời gian, các màu lại từ từ tách ra, trở lại màu sắc ban đầu. Từ việc quan sát các ống nghiệm, trẻ sẽ được thực hành tương tác bình tĩnh, khiến chúng trở thành sự bổ sung hoàn hảo cho bất cứ không gian thiền định não.


Thực hành thiền định cùng mê cung Take-a-breath Boards

Nếu bé nhà bạn quá năng động, khó tập trung hay gặp vấn đề trong việc quản lý năng lượng và cảm xúc của bản thân ? Bộ đồ chơi thiền định Take-a-breath Boards với 6 bài tập hít thở chánh niệm chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp con tìm lại cảm giác thư giãn, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và căng thẳng. 


Trẻ sẽ dò theo các thiết kế để di ngón tay, hít vào thở ra theo chỉ dẫn của thiết kế trên bảng. Các đường đi ngón tay kết hợp với các kiểu thở khác nhau để hít vào thở ra, tạm dừng, hướng dẫn trẻ thực hiện bài tập thở từ đầu đến cuối.

Phương pháp giáo dục SEL đã và đang sẽ là kim chỉ nam trong lộ trình phát triển của mọi bạn nhỏ. Việc trang bị sớm cho mình những kiến thức về lĩnh vực này cũng như có được nhận thức đúng về tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc sẽ giúp ba mẹ hỗ trợ con tốt hơn trong việc phát triển toàn diện sau này.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

6 món đồ chơi Montessori thú vị cho trẻ mầm non

Các món đồ chơi phù hợp với Montessori được thiết kế khoa học, kích thích trẻ khám phá và học tập thông qua các giác quan. Khuyến khích tính tự lập, sáng tạo và biến việc học tập của trẻ thành một hành trình đầy hứng khởi.

5 tiêu chí của đồ chơi Montessori cho trẻ mầm non

Hiện nay, Montessori đang là phương pháp giáo dục hiện đại, cởi mở, mang tính cá nhân hóa cao được đông đảo bậc phụ huynh quan tâm và áp dụng cho con. Do đó, việc lựa chọn những công cụ học tập thích hợp với Montessori cũng được cha mẹ cân nhắc kỹ lưỡng.

5 đồ chơi phát triển vận động tinh hiệu quả cho trẻ mầm non

Rèn luyện kỹ năng vận động tinh là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Những món đồ chơi giáo dục được thiết kế đặc biệt, phù hợp với độ tuổi của trẻ, sẽ đem đến hiệu quả nâng cao kỹ năng vận động tinh tối đa. 5 món đồ chơi vận động tinh nào đang được nhiều cha mẹ yêu thích hiện nay?

Tips chọn đồ chơi cho trẻ chậm nói ba mẹ không nên bỏ qua

Việc chậm phát triển ngôn ngữ có thể đến từ nhiều lý do nhưng phần lớn nằm ở vấn đề tâm lý và chỉ là biểu hiện mang tính tạm thời. Ba mẹ nên dành thời gian đọc sách, vui chơi và trò chuyện với bé. Các món đồ chơi giàu tính tương tác, khuyến khích con chủ động, sẽ là “cạ cứng” lý tưởng để thúc đẩy khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của con.